Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10

Địa lí:

CÁC DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ

I. Mục tiêu:

 - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:

 + Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.

 + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.

 + Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn

 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư

 * Quan tâm giáo dục BVMT

II. Đồ dùng dạy học:

 - Sưu tầm tranh ảnh về 1 số dân tộc, làng bản về đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam.

 - Lược đồ mật độ dân số của Việt Nam.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2014 LVBD Toán: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về các dạng toán đã học: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ, hiệu và tỉ. Giải toán theo cách rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ cho HS làm bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu tiết học: HS TB, yếu: Làm BT1, 2 HS khá làm bài tập 1, 2, 3. HS giỏi hoàn thành tất cả các bài tập Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: a. Tổng của hai số là 100, tỉ số của hai số là 3/7. Tìm hai số đó b. Hiệu hai số là 55. Tỉ số của hai số là 4/9. Tìm hai số đó Bài 2: 100 cái bánh dẻo chia đều vào 25 hộp bánh. Hỏi 6 hộp bánh dẻo như thế thì có bao nhiêu cái bánh dẻo? Bài 3: Biết rằng 15 công nhân sửa xong một đoạn đường phải hết 6 ngày. Hỏi muốn sửa xong đoạn đường đó trong 3 ngày cần bổ sung thêm bao nhiêu công nhân? Bài 4: Một ô tô trung bình mỗi phút đi được 900 m. Hỏi: a. Mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? b. Ô tô đi 22 km 500m hết bao nhiêu phút. Bài 5: Một bao gạo cân nặng 50 kg; mỗi bao ngô cân nặng 40 kg. Một ô tô chở 20 bao gạo và 25 bao ngô. Hỏi xe đó chở được bao nhiêu tấn gạo và ngô? Hoạt động 3: Chấm, chữa bài - GV cho HS trình bày các bài làm của mình - GV nhận xét, chốt kết quả - Chấm bài và nhận xét những lỗi HS còn mắc nhiều Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn lại các dạng toán đã học và thực hiện lại các bài tập làm chưa đúng - HS tự đọc bài tập, thực hiện các bài tập vào vở. Bài 1:a. Số thứ nhất là: 100 : 10 x 3= 30 Số thứ hai là: 100 – 30 = 70 Đáp số: 30 và 70 b. Số thứ nhất là: 55 : 5 x 4 = 44 Số thứ hai là: 44 + 55 = 99 Đáp số: 44 và 99 Bài 2: 6 hộp bánh dẻo như thế có số cái bánh dẻo là: 100 : 25 x 6 = 24 (cái) Đáp số: 24 cái bánh Bài 3: Muốn sửa xong đoạn đường đó trong 3 ngày cần bổ sung số công nhân: 15 x (6:3) = 30 (công nhân) Đáp số: 30 công nhân Bài 4: a. Mỗi giờ ô tô đi được số km là: 900 x 60 = 54000 (m) = 54 (km) b. Đổi 22km 500m = 22500 m Ô tô đi 22km 500m hết số phút là: 22500 : 900 = 25 (phút) Bài 5: Xe đó chở được số tấn gạo và ngô là: (50 x 20) + (40 x 25) = 2000 (kg) = 2 (tấn) - HS trình bày bài tập - Cả lớp nhận xét, bổ sung Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS. II. Đồ dùng dạy học: - Sơ đồ ở SGK/ 42, 43. - Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: ® Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên chốt. Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ. - Tổ chức hướng dẫn: Hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng bệnh viêm gan ở trang 38 SGK. Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó. - GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ. ® Giáo viên chốt, chọn sơ đồ hay nhất. 3. Tổng kết - dặn dò: - Nhận xét tiết học Chuẩn bị: “Ôn tập: Con người và sức khỏe tiết 2. - Em đã thực hiện những việc làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông. GV yêu cầu quan HS làm việc cá nhân theo yêu cầu bài tập 1 tr 3 SGK. - Vẽ lại sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì, nêu đặc điểm giai đoạn đó. Cá nhân trình bày với các bạn trong nhóm sơ đồ của mình, nêu đặc điểm giai đoạn đó. Mỗi nhóm cử một bạn đem sơ đồ dán lên bảng và trình bày trước lớp. Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. (Viết hoặc vẽ dưới dạng sơ đồ). Các nhóm treo sản phẩm của mình. Các nhóm khác nhận xét góp ý và có thể nếu ý tưởng mới. Hướng dẫn thực hành: KHOA HỌC: ÔN BÀI TUẦN 7, 8, 9 I. Mục tiêu: - HS có kĩ năng phòng tránh các bệnh viêm não, viêm gan A, phòng tránh HIV/AIDS và biết cách cư xử phù hợp với những người bị nhiễm HIV. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Củng cố các kiến thức đã học - GV nêu câu hỏi: + Em đã thực hiện được những cách nào để phòng tránh bệnh viêm gan A? + Trình bày một số cách phòng tránh HIV/AIDS? + Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại? Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần làm gì? + Em nên cư xử như thế nào khi gặp người nhiễm HIV? HĐ2: Đóng vai - GV nêu 3 tình huống cho HS tổ chức đóng vai và xử lí TH1: Thường ngày, bố mẹ đi đón em, nhưng hôm nay chờ mãi mà vẫn không thấy bố mẹ tới. Bỗng nhiên có 1 người thanh niên lạ mặt đến và nói là bố em bận và nhờ chú đến chở e về nhà. Em sẽ làm gì lúc đó? TH2: Hùng đi chơi với một nhóm bạn. Sau đó nhóm bạn rủ Hùng thử dùng ma túy với những lời rủ rê ngon ngọt. Nếu là Hùng em sẽ làm như thế nào? - GV nhận xét, giáo dục. HĐ3: Tổng kết - Nhắc nhở HS về nhà thực hiện các biện pháp để phòng tránh các trường hợp nêu trên. - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS làm việc nhóm 4, tổ chức phân vai và đóng vai. + Tổ 1, 2 đóng vai TH1 + Tổ 3 đóng vai TH2 - Các nhóm theo dõi, nhận xét cách đóng vai và xử lí tình huống của nhóm bạn HĐGDNGLL: THKNS: THUYẾT TRÌNH ĐỒNG ĐỘI (TIẾT 2) Đã soạn ở tuần 9 Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2014 Đạo đức: TÌNH BẠN (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Biết được ý nghĩa của tình bạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. * Quan tâm đến giáo dục KNS. II. Chuẩn bị: - Hình minh họa (sách giáo khoa) - Vở bài tập đạo đức II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Hãy nêu các biểu hiện của tình bạn đẹp - Đối với bạn bè chúng ta cần đối xử như thế nào? - Nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. - GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài. HĐ2: Đóng vai (Bài tập 1SGK) - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập . - Cho cả lớp thảo luận : + Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không ? + Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? - GV kết luận HĐ3 : Tự liên hệ . - GV yêu cầu HS tự liên hệ . - GV khen ngợi, tuyên dương. HĐ4 : HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn - GV giới thiệu thêm cho HS một số câu truyện, bài thơ, bài hát về chủ đề trên . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau - 2 HS trả lời câu hỏi. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai . - Tổ chức phân vai và đóng vai - Một số nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm. Cách ứng xử nào là phù hợp hoặc chưa phù hợp ? Vì sao ? - Cho HS làm việc cá nhân, tự liên hệ với tình bạn của bản thân trong cuộc sống hàng ngày - Một số HS trình bày trước lớp . - HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của mình - Lớp bình chọn người thể hiện tốt nhất. Địa lí: CÁC DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. Mục tiêu: - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam: + Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất. + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. + Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư * Quan tâm giáo dục BVMT II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh về 1 số dân tộc, làng bản về đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam. - Lược đồ mật độ dân số của Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét chung, ghi điểm - 2 HS nêu : + Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân, đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á? + Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng gì đến đời sống của nhân dân ? 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học, ghi đầu bài - Lắng nghe HĐ2: Tìm hiểu về các dân tộc (Làm việc cá nhân) - Cho hs đọc thầm SGK, quan sát tranh ảnh. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi : + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? + Dân tộc nào có dân số đông nhất? Chủ yếu sống ở đâu ? - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét * HĐ3: Tìm hiểu về mật độ dân số - Mật độ dân số là gì ? - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi - Quan sát bảng số liệu và nhận xét: - Quan sát và nhận xét. - Mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới và 1 số nước ở Châu á. - Nước ta là một nước có mật độ dân số cao nhất và cao hơn nhiều so với Lào và Campuchia và mật độ trung bình của thế giới. + Mật độ dân số cao tác động gì đến môi trường? - Gây ô nhiễm môi trường * HĐ4: Tìm hiểu sự phân bố dân cư (Hoạt động cá nhân) - HS thảo luận nhóm 4, quan sát lược đồ và đọc thầm SGK để trả lời các câu hỏi + Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào ? + Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế. + Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn ? * Sự phân bố dân cư không đồng đều có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? - Các nhóm hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - 1 HS nêu lại nội dung chính của bài học Hướng dẫn thực hành: KỂ CHUYỆN VỀ TÌNH BẠN I. Mục tiêu: - HS kể được những câu chuyện về những tình cảm bạn bè trong sáng, biết giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. - Giáo dục HS biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè xung quanh III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt đáp án, nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn thực hành - GV hướng dẫn các em thực hành: Hãy kể những mẩu chuyện em biết về những tình bạn đẹp mà em đã được nghe, được đọc hay được chứng kiến trong cuộc sống. - GV theo dõi 3. Nhận xét, đánh giá - GV nêu tiêu chí đánh giá + Nội dung câu chuyện đúng với yêu cầu. + Người kể chuyện tự tin, rõ ràng + Câu chuyện thu hút người nghe + Bài học rút ra 4. Liên hệ - GV giáo dục HS *GV lưu ý HS giúp đỡ bạn bè những việc tốt, không được ùa theo bạn để làm việc xấu - Một số HS trình bày một số câu ca dao, tục ngữ để nói lên tình cảm bạn bè đáng quý: Sống trong bể ngọc kim cương Không bằng sống giữa tình thương bạn bè Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS làm việc nhóm 4, mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện tốt nhất trong 4 câu chuyện của 4 HS để cùng nhau kể lại rõ ràng, rành mạch. Sau mỗi câu chuyện, đại diện các nhóm rút ra bài học cho bản thân. - Lần lượt các nhóm kể trước lớp những câu chuyện của mình và nêu bài học từ câu chuyện đó. - Các nhóm dựa vào tiêu chí đánh giá để cùng nhận xét, đánh giá nhóm bạn. Sau đó bình chọn nhóm tốt nhất. - Mỗi HS tự trình bày về những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn bè. Nêu cảm nghĩ của em khi đã giúp đỡ được bạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc