Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11

Luyện Tiếng Việt:

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- Giúp HS nắm vững cấu tạo bài văn tả cảnh.

- Viết được bài văn tả cảnh trường em trong giờ ra chơi

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài văn tả cảnh

II. Hoạt động dạy và học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014 LVBD Toán: LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Củng cố lại cách cộng, trừ số thập phân. - Vận dụng để làm tính và giải toán II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Củng cố lại kiến thức đã học + Gọi HS nhắc lại quy tắc cộng trừ hai số thập phân. + Các tính chất của phép cộng số thập phân - GV nhận xét, chốt lại kiến thức HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện các bài tập - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu Bài 1: Đặt tính rồi tính. 23,134 + 87,483 ; 348,648 + 129,23 486,76 – 249,892 ; 182,24 – 98,683 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện. a. 56,73 + 62,17 + 23,27 + 13,83 b. 235,682 + 52,5 + 34,318 c. 427,14 – 121,98 – 78,02 c. 87,35 – 32,83 – 47,17 Bài 3: Cuộn dây thứ nhất dài 231,87m. Cuộn dây thứ hai dài hơn cuộn dây thứ nhất 87,3m. Cuộn dây thứ ba dài hơn tổng độ dài 2 cuộn dây trước là 54,97m. Hỏi cả ba cuộn dây dài bao nhiêu m? Bài 4: Cho các chữ số 4, 6, 8. a. Hãy viết tất cả các số thập phân có ba chữ số khác nhau mà phần thập phân của các số đó đều có 2 chữ số. b. Tính tổng các số vừa viết được HĐ3: Chấm và chữa bài - GV chấm bài 1 số em hoàn thành sớm - GV nhận xét, chốt đáp án - 3 HS nhắc lại quy tắc và các tính chất, cả lớp viết bảng con công thức của các tính chất đó - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và thực hiện: + HS trung bình yếu làm bài 1, 2 + HS khá làm bài 1, 2, 3 + HS giỏi hoàn thành tất cả các bài tập - Nối tiếp 4 HS nêu yêu cầu bài tập - HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau về cách làm và cùng hoàn thành vào vở - 4 HS làm bảng phụ và trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung Khoa học: TRE, MÂY, SONG I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song . - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy học: - Cây mây, song, tre thật .Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK. - Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre và mây, song. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của tre, mây, song. - Đưa ra cây tre, mây, song thật hoặc cây giả hoặc tranh ảnh để hỏi về từng cây. - Quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình. + Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về loài cây này. - Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là cây tre, cây mây, cây song. HĐ2: Tìm hiểu về đồ dùng làm bằng tre, mây, song - HS cùng đọc bảng thông tin trang 46 SGK, thảo luận nhóm đôi để hoàn thành vào vở bài tập - GV sử dụng các tranh minh hoạ trang 47 SGK. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm hiểu về từng hình theo yêu cầu. - Quan sát tranh minh hoạ và cho biết: + Đó là đồ dùng nào? + Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào? - 3 HS tiếp nối nhau trình bày. + Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? - GV kết luận HĐ3: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song + Tre: chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,... + Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình? - GV chốt nội dung bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép. - Tiếp nối nhau trả lời - HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK Hướng dẫn thực hành: LUYỆN VIẾT : ĐẤT CÀ MAU I. Mục tiêu: - Luyện viết đúng và đẹp chính tả, trình bày đúng đoạn 2 bài Đất Cà Mau. - Rèn cho HS ý thức cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch sẽ. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết - GV cho HS đọc đoạn 2: ”Cà Mau đất xốp ...thân cây đước”, cả lớp đọc thầm. - GV lưu ý HS viết các từ khó: phập phều, hằng hà sa số, cơn thịnh nộ, thẳng đuột - Cho HS luyện viết - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu Hoạt động 2: Chấm bài - GV cho HS đổi chéo vở cho nhau để cùng soát lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét những lỗi HS thường gặp để các em biết và sửa. - Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những HS viết tiến bộ. - Dặn dò những HS còn sai nhiều lỗi chính tả về nhà viết lại bài - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - HS theo dõi - HS viết - 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở soát lỗi cho nhau. HĐGDNGLL: TƯƠNG TÁC HỘI TRƯỜNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Bài học giúp em biết cách hồi đáp với hội trường hiệu quả khi thuyết trình II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Đặt và trả lời câu hỏi HĐ1. Xử lí tình huống - GV nêu tình huống: Trong giờ Tiếng Việt, cô giáo kiểm tra bài cũ, Tuấn là người được cô gọi đầu tiên. Yêu cầu của cô giáo là: Tuần cần đặt ba câu hỏi bất kì với các bạn trong lớp về một số bài học cũ. Tuấn băn khoăn không biết phải làm sao. Em hãy giúp Tuấn. - GV nhận xét HĐ2. Hướng dẫn thực hành Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: - GV đưa ra đối tượng để hỏi và vấn đề cần hỏi - GV chốt đáp án - Rút ra bài học HĐ3. Thảo luận - GV nhận xét HĐ4. Hướng dẫn làm bài tập - GV nhận xét, ghi điểm - GV rút bài học 2. Tương tác với cá nhân HĐ1. Tìm hiểu tác dụng của việc gọi tên người nghe thuyết trình + Khi được người thuyết trình gọi tên, em cảm thấy như thế nào? + Khi thuyết trình, việc gọi tên người nghe trong lúc hỏi hay trả lời câu hỏi sẽ thể hiện điều gì? HĐ2. Xử lí tình huống - GV rút ra bài học HĐ3. Cách hồi đáp - GV nêu câu hỏi thảo luận + Khi hồi đáp, em có thể nói những từ thông dụng nào? + Những từ ngữ em dùng trong hồi đáp có tác dụng gì? + Theo em, đâu là cử chỉ biểu hiện một người đang lắng nghe người khác nói? + Em hãy nhắc lại các từ quan trong trong các câu nói 3. Luyện tập - GV hướng dẫn HS tự luyện tập - 2 HS nối tiếp nêu tình huống - Làm việc nhóm đôi, cùng giúp Tuấn đặt ba câu hỏi - Lần lượt các nhóm đặt câu hỏi trước lớp - Các nhóm khác nhận xét cách đặt câu hỏi của nhóm bạn đã đúng nội dung chưa, đã rõ ràng, dễ hiểu chưa - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và nêu các câu hỏi em muốn hỏi về chủ đề Gia đình của em. - HS nêu tác dụng của việc đặt câu hỏi trước khi bắt đầu bài thuyết trình. - HS thảo luận nhóm 4 để cùng nhau đặt câu hỏi theo từng nội dung GV đưa ra - Các nhóm hỏi đáp trước lớp, nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn - Nối tiếp 3 HS nêu bài học - Thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi + Trả lời câu hỏi trong thuyết trình có tác dụng gì? + Câu trả lời của em cần đảm bảo yếu tố gì? - Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nối tiếp 4 HS nêu 4 bài tập trong VBT - Hỏi đáp theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi - Lần lượt các nhóm hỏi đáp với nhau, cả lớp nhận xét - 1 HS nhắc lại bài học - HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung - 2 HS nêu tình huống - Thảo luận nhóm 4 để trả lời ba câu hỏi sau tình huống đó - Các nhóm trình bày ý kiến của mình - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả - HS nhắc lại yêu cầu thảo luận - HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận và trình bày các câu hỏi - Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho nhau - Em chuẩn bị một bài thuyết trình và thể hiện trước gia đình em - Nêu chủ đề của bài thuyết trình, những người lắng nghe em thuyết trình, nhận xét của họ về bài thuyết trình của em. Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững cấu tạo bài văn tả cảnh. - Viết được bài văn tả cảnh trường em trong giờ ra chơi II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài văn tả cảnh II. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học Đề bài: Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - Yêu cầu trọng tâm đề là gì? + Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh? - Dàn bài: a) Mở bài b) Thân bài: - Sân trường có rộng không? Được bao bọc bởi những dãy nhà hay nằm về phía nào? - Cây cối giữa sân trường ra sao? Có nhiều cây không? đó là những loại cây gì? Cây đã cao lớn tỏa bóng mát hay cây còn nhỏ? Sân tráng xi măng hay lát gạch? - Giờ ra chơi thường là mấy giờ? Lúc đó ánh nắng, mây gió thế nào? - Các hoạt động diễn ra trong giờ ra chơi là những hạt động nào? Diễn ra thế nào? Có những âm thanh gì?.... c) Kết bài - Cảm nghĩ của em khi được ngắm cảnh sân trường trong giờ ra chơi như thế nào? HĐ3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét dặn dò - HS đọc lại đề bài. - HS trả lời - HS dựa vào câu hỏi gợi ý để lập dàn ý chi tiết cho bài văn - HS làm vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. - Một số HS đọc dàn ý. Lớp nhận xét. - Đính bảng phụ ghi dàn ý của một HS lên bảng để cả lớp cùng chữa bài - HS dựa vào dàn ý viết đoạn văn - HS đọc đoạn văn - Lớp nhận xét, bổ sung Kĩ thuật: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. Mục tiêu: - Biết được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bát đĩa, đũa. - Nồi, soong, bếp dầu hoặc bếp ga du lịch... III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Nêu các cách luộc rau? - Theo em muốn luộc rau đạt yêu cầu,cần chú ý nhất khâu nào? 2. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn cách thực hiện rửa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - GV nhận xét, bổ sung HĐ2: Hướng dẫn thực hành - Chia lớp thành 6 nhóm + Khi rửa các dụng cụ đó, chúng ta nên rửa như thế nào? - GV đánh giá kết quả học tập 3. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét ý thức học tập của HS và nhắc HS thực hành rữa dụng cụ nấu ăn và ăn uống giúp gia đình. - 2 HS trả lời, lớp nhận xét - HS nêu tên các dụng cụ cần thiết để nấu ăn và ăn uống. - Các nhóm thực hành rửa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống và trình bày - Các nhóm nhận xét Hướng dẫn thực hành: LỊCH SỬ: ÔN BÀI TUẦN 8, 9, 10 I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các kiến thức về bài Xô viết Nghệ - Tĩnh, Cách mạng mùa thu, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. - HS nắm được ý nghĩa của các sự kiện đó. - Giáo dục tinh thần yêu nước. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Hệ thống các kiến thức đã học HĐ2: Hướng dẫn thực hành - GV chia lớp thành nhóm 4, thảo luận các câu hỏi sau: + Ngày 12/9 là ngày kỉ niệm gì? + Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? + Hằng năm chúng ta thường tổ chức lễ kỉ niệm cách mạng tháng Tám vào thời gian nào? + Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập - HS nêu tên các bài Lịch sử tuần 8, 9, 10 - Nêu các nội dung cần ghi nhớ của ba bài học đó - HS thảo luận theo nhóm 4, ghi vào bảng phụ nội dung tìm hiểu và trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chốt đáp án HĐGDNGLL: GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22-12 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22-12 - Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam II. Quy mô tổ chức: - Tổ chức trong lớp III. Tài liêu phương tiện: - Tranh ảnh IV. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuẩn bị Trước 1, 2 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được : + Chủ đề của cuộc giao lưu - Thành lập đội thi, ban giám khảo - Lựa chọn người dẫn chương trình - Trang trí sân khấu *Bước 3: Tổ chức thi - Ổn định tổ chức - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Thông qua nội dung chương trình, các phần thi - Giới thiệu chủ đề, ý nghĩa của buổi giao lưu. - Tiến hành giao lưu giữa các đội *Bước 4: Công bố kết quả và trao giải - Ban giám khảo hội ý, đánh giá, nhận xét cuộc thi, công bố điểm và trao giải thưởng. - HS sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ - Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3 lựa chọn - Các nhóm dành quyền trả lời bằng cách thổi còi - Đan xen vào các phần thi là các tiết mục văn nghệ của các tổ Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014 Đạo đức: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Giúp HS thực hành đúng các hành vi đạo đức thông qua những bài đã học. - Rèn kĩ năng thực hiện các hành vi thông qua việc đóng vai, xử lí tình huống, trò chơi... - Biết phân biệt hành vi đúng, sai, biết phê phán hay không đồng tình với những hành vi sai, trái. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi HS nhắc lại các bài đạo đức đã học. - Ghi bảng các bài đó. 2. Hướng dẫn ôn tập - GV nêu câu hỏi: + Trong thời gian qua, em đã làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? + Em đã làm được những việc gì để thể hiện là người có trách nhiệm? + Em đã khắc phục những khó khăn trong học tập như thế nào? + Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn phát huy truyền thống của dòng họ mình. + Em đã đối xử với bạn bè như thế nào trong thời gian qua? - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét và tuyên dương 1 số em thực hành tốt. - HS nêu tên các bài đạo đức đã học - HS nối tiếp đọc các câu hỏi mà giáo viên đưa ra - HS suy nghĩ, thảo luận cùng bạn và trả lời - Cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn có những việc làm tốt. - HS thi kể các câu chuyện về gương người tốt việc tốt trong lớp, trường cho cả lớp nghe. - HS bình chọn người kể hay Địa lí: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển về phân bố lâm nghiệp và ngành thuỷ sản ở nước ta. - Sử dụng sơ đồ bản số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản - HS khá, giỏi: Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và các biện pháp bảo vệ rừng. * Quan tâm đến giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng: + Kể một số loại cây trồng ở nước ta? + Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung HĐ1: Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp - GV nêu câu hỏi: Theo em, ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? - HS trao đổi theo nhóm đôi, kể cho nhau nghe, sau đó nối tiếp các HS kể các hoạt động đã tìm được - GV nêu kết luận - Cho 2 HS nhắc lại - HS hoàn thành bài tập 1 vào VBT * GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS. - HS đọc bảng số liệu và nêu. + Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào? + Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004. + Nêu diện tích rừng của từng năm đó? - Năm 1980: 10,6 triệu ha. - Năm 1995: 9,3 triệu ha. - Năm 2005: 12,2 triệu ha. * Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? - HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành 4 câu hỏi - Các nhóm hỏi đáp nhau trước lớp và trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung * Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? * Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào? * Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng? - GV hệ thống lại kiến thức HĐ 2: Tìm hiểu về ngành thủy sản - GV nêu câu hỏi: + Biểu đồ biểu diễn điều gì? - HS trả lời + Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm. + Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì? + Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm. + Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị nào? + Trục dọc của biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, theo đơn vị là nghìn tấn. + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được. + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. - GV chia thành các nhóm nhỏ. - GV nhận xét, chốt đáp án 3. Củng cố, dặn dò: * Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng và các loài thủy sản - Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập sau đó trình bày Hướng dẫn thực hành: THỰC HÀNH BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. Mục tiêu: - Luyện tập cho HS cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ; thu dọn bữa ăn sau khi ăn - Rèn luyện HS cách làm việc nhóm II. Đồ dùng dạy học - Đồ thực hành : Mâm cơm, bát đĩa, tô, đũa, thìa, tranh ảnh các món ăn III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt đáp án, nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn thực hành - GV hướng dẫn các em thực hành: - GV theo dõi 3. Nhận xét, đánh giá - GV nêu tiêu chí đánh giá 4. Liên hệ - GV giáo dục HS về nhà biết giúp đỡ bố mẹ bày dọn trước và sau bữa ăn - HS lần lượt : + Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn + Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS làm việc nhóm 6, các nhóm cùng nhau thực hành bày dọn một bữa ăn - Lần lượt các nhóm thuyết trình về bữa ăn vừa trình bày - Các nhóm dựa vào tiêu chí đánh giá để cùng nhận xét, đánh giá nhóm bạn. Sau đó bình chọn nhóm tốt nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan