Hướng dẫn thực hành:
THỰC HÀNH LẮP XE BEN
I. Mục tiêu :
- HS nắm vững cách các bước để lắp xe ben
- HS thực hành lắp được xe ben đúng, đủ chi tiết, chắc chắn, xe di chuyển được dễ dàng
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng lắp ghép kĩ thuật
II. Hoạt động dạy học:
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ ba ngày10 tháng 3 năm 2015
LVBD Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS vận dụng các kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian để làm các bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ chép hệ thống các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức
- GV chốt kiến thức
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- GV nêu bài tập
Bài 1 : Tính :
a. (3 giờ 15 phút + 2 giờ 25 phút) x 4
b. (9 giờ - 4 giờ 20 phút) : 4
c. 2 giờ 12 phút x 3 + 4 giờ 42 phút x 4
d. 2 giờ 35 phút : 7 + 3 giờ 24 phút : 6
Bài 2 : Một người thợ làm 3 sản phẩm hết 10 giờ 15 phút. Hỏi người đó làm xong 5 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian (biết rằng thời gian làm mỗi sản phẩm là như nhau)
Bài 3 : Một người thợ làm việc từ lúc 7 giờ đến 11 giờ 30 phút và làm được 3 sản phẩm. Hỏi người đó làm 5 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian ?
HĐ3. Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại 4 phép tính về số đo thời gian
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp :
2,5 giờ = .... giờ .... phút
3 năm 4 tháng = ..... tháng
phút = .... giây
- 3 HS nối tiếp nêu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại bài
- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 5 phút để cùng trao đổi tìm cách làm các bài toán, sau đó cá nhân làm vào vở, 3 HS làm bảng phụ
- Cả lớp cùng lần lượt chữa bài trên bảng phụ
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn tập
Khoa học:
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thông tin và hình trang 106,107 SGK
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ công trùng và nhờ gió .
- Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Tìm hiểu về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả .
- GV theo dõi nhận xét
- GV kết luận
HĐ3. Trò chơi “Ghép chữ vào hình”
- GV hướng dẫn HS chơi .
- GV kết luận, nhận xét, khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng
HĐ4.Tìm hiểu về hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió .
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió ?
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng ?
- GV kết luận
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tìm hiểu và quan sát các loài hoa thụ phận nhờ côn trùng
2 HS trả lời câu hỏi :
+ Cơ quan sinh sản của loài thực vật là gì?
+ Cơ quan sinh dục đực, cái gọi là gì ?
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS làm việc theo cặp . HS đọc thông tin trang 106 SGK và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS chơi theo hướng dẫn của GV
- HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm .
- Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình .
- Các nhóm thảo luận 4 và trả lời .
+ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng : phượng, bưởi, chanh ; hoa thụ phấn nhờ gió : các loại cây cỏ, lúa, ngô
+ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng : thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mặt ngọt hấp dẫn côn trùng ;hoa thụ phấn nhờ gió : không có màu sắc đẹp, cánh hoa , đài hoa thường nhỏ hoặc không có .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật , chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác góp ý bổ sung
Lịch sử :
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. Mục tiêu :
- HS biết cuối nắm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
II. Đồ dùng dạy học :
- Ảnh SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 bắn phá Hà Nội
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức
® GV nhận xét, chốt:
HĐ2: Tìm hiểu diễn biến Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
+ Tổ 1: Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân HN bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
+ Tổ 2: Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ ?
+ Tổ 3: Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26 -12 -1972 trên bầu trời HN ?
+ Cả lớp: Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ ?
GV nhận xét
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân MB là chiến thắng “ ĐBP trên không” ?
+ Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
® GV nhận xét, chốt ý.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài học.
1 HS kể lại cuộc tấn công toà sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam?
1 HS nêu ý nghĩa lịch sử
- Cả lớp đọc SGK, làm việc nhóm bốn, thảo luận các nội dung:
+ Tìm hiểu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
+ HS nêu những điều em biết về máy bay B52
+ Âm mưu của Mĩ dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Thảo luận nhóm đôi, cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS đọc SGK + thảo luận theo nhóm đôi.
1 vài nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐGDNGLL:
THKNS : KĨ NĂNG PHÂN CÔNG
I. Mục tiêu:
- Bài học giúp em biết cách phân công và hợp tác với các thành viên trong đội của mình
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở thực hành KNS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phân công theo công việc
a. Phân loại công việc
- GV nêu tình huống
- GV chốt bài học
b. Kĩ năng giao việc
- GV nêu câu hỏi
1. Để những công việc hoàn thành tốt nhất, em muốn giao cho bạn nào trong lớp thực hiện?
2. Vì sao em muốn giao các việc kể trên cho các bạn đó
2. Phân công theo năng lực
- Để học tập tốt các môn học sau em cần có năng lực gì?
- Để đạt điểm cao trong các môn học, em cần có thái độ như thế nào
- GV rút bài học
4. Luyện tập
- Lần lượt HS nêu cách giải quyết tình huống
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập vào vở bài tập
- Đại diện các nhóm trình bày
- Rút bài học
- HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi
- HS trình bày và nhận xét
- HS rút ra bài học
- HS theo dõi và nối tiếp nhau trả lời
+ Môn Toán, Tiếng Việt
+ Môn Đạo Đức
+ Môn TNXH
+ Môn Mĩ Thuật
+ Môn Thể Dục
+ Nhiệt tình + Sáng tạo
+ Vui vẻ + Đam mê
+ Hứng thú
- Em cùng những người thân trong gia đình làm một sản phẩm, số lượng người tham gia tối thiểu là 4 người
Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2015
Đạo đức:
EM YÊU HÒA BÌNH (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình mang lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, quý trọng và củng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
*Quan tâm GDKNS
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
*HĐ1: Xem các tranh, ảnh, bài báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
Giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình và nêu câu hỏi:
? Em thấy những gì trong tranh ảnh đó?
® Kết luận:
+ Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát , thương đau, chết chóc , đói nghèo, lạc hậu... Vì vậy chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
*HĐ2: Bày tỏ thái độ
GV lần lượt đọc từng ý kiến ở bài tập 1
GV yêu cầu HS giải thích lí do
Kết luận:
+ Các ý kiến: a – d là đúng
+ Các ý kiến: b – c là sai
*HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 3, 4
- GV cho HS đọc đề bài
- HS tự làm vào vở
- G V nhận xét và kết luận:SGV
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát và nhận ra hậu quả của chiến tranh
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình
- Lớp nhận xét góp ý bổ sung.
- Lắng nghe khắc sâu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ màu
- HS giải thích lí do
HS đọc đề và làm bài
HS làm việc cá nhân.
Trao đổi trong nhóm nhỏ.
Trình bày trước lớp
HS khác nhận xét bổ sung
- Nhắc lại nội dung bài học
Địa lí:
TÌM HIỂU VỀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- HS biết được về vị trí, đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- GV treo bản đồ
- GV đưa lọ hoa có treo các bông hoa ghi các câu hỏi, hướng dẫn HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- Câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu thủ đô của Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc?
Câu 2: Nêu đặc điểm dân số Trung Quốc?
Câu 3: Nêu các sản phẩm của nước Cam- pu-chia?
Câu 4: Ở Trung Quốc có một địa danh nổi tiếng với chiều dài hàng km?
Câu 5: Nêu những hàng hóa của Trung Quốc mà em biết?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
2 HS nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của châu Phi
- HS lên bảng chỉ vị trí của Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc
- HS chơi trò chơi: Trên lọ hoa có 5 bông hoa với các màu sắc khác nhau, lần lượt từng HS lên hái hoa, đọc câu hỏi sau đó trình bày cho cả lớp cùng nghe.
- Cả lớp nghe, nhận xét câu trả lời của bạn, nếu bạn trả lời đúng sẽ được nhận quà và được quyền chỉ định bạn khác lên chơi. Thực hiện lần lượt cho đến khi hái hết hoa
Hướng dẫn thực hành:
THỰC HÀNH LẮP XE BEN
I. Mục tiêu :
- HS nắm vững cách các bước để lắp xe ben
- HS thực hành lắp được xe ben đúng, đủ chi tiết, chắc chắn, xe di chuyển được dễ dàng
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng lắp ghép kĩ thuật
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức
HĐ2. Hướng dẫn thực hành
- GV phát bộ đồ dung cho các nhóm
- GV theo dõi HS làm việc
- GV nêu tiêu chí đánh giá
HĐ4: Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét, khen ngợi HS thực hành
- HS nhắc lại các chi tiết cần để lắp xe ben
- 1 vài HS nhắc lại các bước lắp xe ben
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau lắp ghép hoàn thành chiếc xe ben trong thời gian 15 phút
- Các nhóm hoàn thành trưng bày sản phẩm trên bàn GV
- GV cùng cả lớp nhận xét sản phẩm
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm nhanh, đúng
Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2015
Luyện Tiếng Việt:
LTVC: LUYỆN TẬP VỀ CÁC CÁCH LIÊN KẾT CÂU
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững các cách liên kết câu đã học.
- Xác định được từng cách liên kết câu trong bài tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- GV kết luận
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- GV đính bảng phụ chép nội dung bài tập
Bài 1: Trong các câu sau đây, câu in đậm liên kết với câu trước đó bằng cách nào
a. “Nghe tin công chúa lấy Thạch Sanh, hoàng tử các nước trước đó cầu hôn công chúa không được bèn kéo quân đến đánh. Thạch Sanh mang cây đàn thần vua Thủy Tề ban tặng ra gảy”
b. “Chiều hôm ấy, Chim Ưng bay về tổ trên núi cao. Còn Hòn Đá thì nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt”.
c. Chị cho tôi cỗ bài tam cúc còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu đi một vài cây
Bài 2: Thêm các từ vào chỗ trống sao cho phù hợp. Các từ đó có tác dụng gì?
- Bà giỏi cả Hán văn lẫn Quốc âm, am hiểu kinh sử cổ kim. ...., bà được hai chúa Trịnh rất trọng vọng
- Mẹ mua cho em một chiếc cặp từ năm lớp 4. Tuy đã gần hai năm nhưng .... vẫn còn mới.
Bài 3: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả đặc điểm của cái bàn học, trong đó có sử dụng các cách liên kết câu đã học.
- GV chấm bài, nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS tiến bộ.
- 3 HS nêu lại các cách liên kết câu trong bài:
+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng từ ngữ nối
- 1 HS nêu các từ ngữ nối được sử dụng để liên kết câu
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đề bài
- HS trao đổi với nhau trong thời gian 4 phút để cùng tìm hiểu đề bài sau đó tự làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt từng HS nêu kết quả từng bài, lớp nhận xét, bổ sung
- 3 HS đọc đoạn văn vừa viết và cho biết các cách liên kết câu đã sử dụng.
Kĩ thuật:
LẮP XE BEN (TIẾT 3)
I I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được .
- Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu . Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
* Quan tâm giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Chuẩn bị:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: Thực hành
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu tiêu chí để đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
3. Nhận xét, dặn dò:
* Liên hệ việc sử dụng các loại xe, GV hỏi: Khi sử dụng xe cần làm gì để tiết kiệm xăng, dầu?
- GV nhận xét tiết học
- HS nêu các bước lắp xe ben.
- HS chọn đúng các chi tiết theo bảng SGK
- Xếp các chi tiết đã chọn vào hộp theo từng loại
- HS lắp ráp xe ben theo các bước như hình 1/SGK
- Sau khi lắp ráp xong, kiểm tra sự chuyển động cuả xe
- HS trưng bày sản phẩm vừa lắp xong
- Cả lớp tham quan và cùng nhận xét sản phẩm của bạn
- HS tháo rời các chi tiết và cất vào hộp
Hướng dẫn thực hành
LUYỆN VIẾT: CỬA SÔNG
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đẹp 4 khổ thơ đầu của bài thơ “Cửa sông”
- Giáo dục HS tính thẩm mĩ, cẩn thận khi viết.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- Nhắc nhở HS một số từ khó: then khóa, mênh mông, cần mẫn, bãi bồi, hành trình, búng càng, lưỡi sóng
+ Đoạn viết có mấy khổ thơ. Kết thúc mỗi khổ thơ ta phải làm gì?
- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cầm bút
- GV theo dõi HS yếu để cùng nhắc nhở các em
- GV chấm chữa bài và nhận xét
HĐ2. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương HS viết đẹp, viết tiến bộ.
- 1 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ
- 3 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ đầu, cả lớp cùng đọc thầm
- Cả lớp viết từ khó vào giấy nháp.
- Một số HS đọc từ khó.
- Có 4 khổ thơ, kết thúc mỗi khổ thơ chấm câu và cách một hàng.
- Cả lớp nhớ viết 4 khổ thơ vào vở trong thời gian 15 phút
- 1 HS đọc lại bài, HS đổi chéo vở và soát lỗi cho nhau
HĐGDNGLL:
HỘI TRẠI 26 - 3
I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Có ý thức phấn đấu vươn lên Đoàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tài liệu lịch sử ngày 26/3, câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khám phá
- GV giới thiệu
2. Kết nối
- Nhận xét, tuyên dương HS
- Cung cấp cho HS về lịch sử ngày Thành lập Đoàn 26/3
3. Thực hành
- Hỏi:
+ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến ngày 25/3/1931 đã quyết định chọn thời gian nào làm ngày kỉ niệm thành lập Đoàn hằng năm? (26/3)
+ Từ khi thành lập, Đoàn đã nhiều lần đổi tên. Đoàn chính thức mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào thời gian nào? (12/1976)
+ Người Đoàn viên đầu tiên là ai? (Lý Tự Trọng)
+ Hãy kể cho các bạn nghe câu chuyện về anh Lý Tự Trọng?
+ Hiện nay, ở trường em, ai là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh? (cô Lê Thúy Thu)
+ Ở xã em, ai là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh? (cô Ngọc Giàu)
+ Hãy hát bài hát nói về Đoàn? (Hướng lên Đoàn viên, Thanh niên làm theo lời Bác)
- NX, tuyên dương HS trả lời đúng
4. Vận dụng
- Nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu trở thành Đoàn viên
- Trả lời câu hỏi
+ Tài liệu lịch sử ngày 26/3, câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm đôi để cùng nêu ra những hiểu biết của mình về ngày thành lập Đoàn 26/3
- Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến của mình
- Chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- HS lần lượt lên lựa chọn câu hỏi trong các bông hoa đã chuẩn bị. Sau đó đọc câu hỏi và trả lời. Trả lời đúng được nhận quà, trả lời sai các bạn dưới lớp dành quyền trả lời. Thực hiện lần lượt cho đến khi hết câu hỏi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều m.doc