Đạo đức:
CỦNG CỐ BÀI “EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM”
I. Mục tiêu:
- Có ý thức học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Yêu tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
- Rèn trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
II. Các hoạt động dạy- học:
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 28 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ ba ngày24 tháng 3 năm 2015
LVBD Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- HS củng cố về cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
- Vận dụng kiến thức đã học để làm tính và giải các bài toán liên quan đến chuyển động đều
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ chép hệ thống các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Củng cố kiến thức
- GV chốt kiến thức
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- GV nêu bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
12 ngày 8 giờ x 3 ngày 16 giờ ;
10 giờ 24 phút – 4 giờ 43 phút
13 giờ 16 phút x 6
; 12 giờ 30 phút : 5
Bài 2: Tính
2 giờ 15 phút x 3 + 30 phút
10 giờ 20 phút : 4 – 38 phút
(3 phút 25 giây + 2 phút 45 giây) x 3
7 giờ 12 phút : 3 – 1 giờ 5 phút x 2
Bài 3: Một người đi xe đạp từ 7 giờ 50 phút đến 9 giờ 8 phút được quãng đường dài 15,6km. Tính vận tốc của người đi xe đạp đó.
a,Với đơn vị đo là km/giờ.
b,Với đơn vị đo là m/ phút.
*Bài 4: Ba xe ô tô cùng khởi hành lúc 7 giờ 30 phút sáng từ tỉnh A tới tỉnh B. Xe thứ hai đi với vận tốc 45km/ giờ và đã tới B lúc 11 giờ. Xe thứ 2 đã đến B sớm hơn xe thứ nhất là nửa giờ và đến muộn hơn so với xe thứ 3 cùng nửa giờ, hỏi:
a. Xe thứ nhất và xe thứ hai đến B khi nào?
b. Tính quãng đường từ tỉnh A tới tỉnh B dài bao nhiêu km?
- GV theo dõi HS yếu
- GV nhận xét chung
- Viết nhận xét vào vở
HĐ3. Nhận xét tiết học
- 2 HS :
+ Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
+ Nêu cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian
- Cả lớp thực hiện vào bảng con một số ví dụ minh họa
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại đề bài
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi với nhau để tìm cách thực hiện các bài tập trong thời gian 5 phút.
- Cả lớp làm vào vở, 4 HS làm bảng phụ
* HS khá giỏi hoàn thành cả 4 bài tập
- Cả lớp chữa bài trên bảng phụ
Khoa học:
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. Mục tiêu:
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 114, 115 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét.
.
2. Bài mới :
HĐ1:Tìm hiểu quá trình sinh sản của côn trùng
- GV nêu câu hỏi thảo luận
+ Bướm thường đẻ trứng ở đâu?
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu?
- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng : Hình : 2a,2b,2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá râu và gây thiệt hại nhất.
HĐ2: Quan sát và thảo luận
- GV nhận xét : Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, chốt kiến thức
- HS nêu tên một số động vật đẻ trứng, một số động vật đẻ con
- HS quan sát các hình1,2,3,4,5 SGK trang 114 mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ trứng sâu nhộng và bướm
- Thảo luận nhóm 4, đại diện HS trả lời:
- Bướm thường đẻ trứng ở lá rau và các loại cây...
- H1: Trứng nở thành sâu
- H2 a,b,c : Sâu ăn lá lớn dần
- H3 : Sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng.
- H4: Bướm xoè cánh bay đi
- H : 5Bướm cải đẻ trứng ..
- Lớp nhận xét.
- Ta phải phun thuốc sâu.
-HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 và làm vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét
- HS nêu bài học trong SKG
Lịch sử :
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu :
- Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất:
+ Ngày 26-4-1975 Chiến dịch HCM bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
II. Đồ dùng dạy học :
- Ảnh SGK, tư liệu lịch sử về Hiệp định Pa-ri
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu diễn biến của chiến dịch
- GV nêu các ý để vào bài học.
- GV nêu câu hỏi thảo luận
+ Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tên tấn công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì ?
+ Thuật lại cảnh xe tăng ta tấn công vào dinh độc Lập.
+ Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
- Nhận xét và chốt ý đúng.
HĐ3: Ý nghĩa của chiến dịch
- Nêu CH cho các nhóm thảo luận:
+ Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.
+ Nêu ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh.
- GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài học.
- Giáo dục lòng yêu nước
- 2 HS đọc phần ghi nhớ bài “Sấm sét đêm giao thừa”
- HS theo dõi
- HS thảo luận nhóm 4, trao đổi để trả lời
+ Quân ta chia thành 5 cánh quân để tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập.
+ HS thuật dựa vào sgk.
+ Tổng thống chính quyền Gài Gòn Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện
- Các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhóm bạn
- HS trao đổi nhóm đôi, em hỏi bạn trả lời để tìm kết quả
+ Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn đã bị quân đội Việt Nam đánh tan rã. Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam
+ Chiến thắng đã đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, Chấm dứt 21 năm chiến tranh. Đất nước thống nhất.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
HĐGDNGLL:
THKNS : HOÀI BÃO CUỘC ĐỜI (T1)
I. Mục tiêu:
- Bài học giúp các em : Có hoài bão và luôn hành động hướng tới hoài bão của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở thực hành KNS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Vai trò của Hoài bão
a) Thế nào là hoài bão:
- Yêu cầu thảo luận: Em hiểu hoài bão là gì ?
* ĐỌC TRUYỆN: Tôi có một giấc mơ
Hoài bão là gì ? (Chọn ý trả lời đúng)
- Rút ra bài học.
b) Tầm quan trọng của hoài bão:
* ĐỌC TRUYỆN: Ngọn hải đăng
- YC thảo luận: Vì sao chúng ta cần có hoài bão ?
1.Tầm quan trọng của hoài bão là gì ? (Chọn ý trả lời đúng)
2.Em hiểu câu nói “Cách tốt nhất để kiểm soát tương lai là tạo ra nó” nghĩa là gì ?
- Rút ra bài học.
HĐ2: Cách xây dựng hoài bão
a) Xây dựng trong tâm trí:
- YC làm bài tập trong Vở thực hành, tr 84.
+ Hãy vẽ bức tranh thể hiện hoài bão của em vào khung giấy.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm HS .
- Nhận xét chung, tuyên dương.
** THỰC HÀNH:
b) Hành động quyết liệt.
* ĐỌC TRUYỆN: Chọn đường
- YC làm bài tập trong Vở thực hành
1. Em điền từ còn thiếu vào chỗ trống..........
2. Chọn từ thích hợp để hoàn thành câu sau...........
3. Sau khi xác định được hoài bão, em cần hành động ntn để thực hiện hoài bão ?
HĐ3: Luyện tập
- GV hướng dẫn các em về nhà luyện tập
- Lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét và chốt ý kiến thích hợp nhất.
- 1 HS đọc to trước lớp
- HS làm bài tập trong Vở thực hành, tr 82.
- HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to trước lớp
- HS lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét và chốt ý kiến thích hợp nhất.
- HS làm bài tập trong Vở thực hành, tr 83.
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- HS vẽ tranh
- HS nêu; thuyết trình về ý tưởng của mình trong tranh.
- Ghi hoài bão của mình vào tờ giấy, đứng thẳng dậy và đưa tờ giấy ra trước mặt bằng hai tay. Giữ nguyên tư thế đó trong 15 phút.
- 1 HS đọc to trước lớp
- HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét-bổ sung.
- HS làm theo hướng dẫn:
1.Em lập kế hoạch để đạt được hoài bão của mình (trong 1, 3, 5, 10, 20 năm em sẽ đạt được những kết quả gì ? Bao nhiêu năm nữa em đạt được hoài bão của mình ?)
2.Em chia sẻ với bạn bè và người thân để cùng nhắc nhở và khích lệ nhau.
Em viết ra công việc em làm trong ngày trên con đường thực hiện hoài bão của mình.......
Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2015
Đạo đức:
CỦNG CỐ BÀI “EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM”
I. Mục tiêu:
- Có ý thức học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Yêu tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
- Rèn trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:
HĐ1: Biểu diễn văn nghệ.
- GV nhận xét, tuyên dương
HĐ2: Nhận xét hành vi
- GV nêu yêu cầu thảo luận: Hãy ghi dấu + trước những hành vi đúng, việc làm đúng, dấu – trước những hành vi sai:
Bình nài ép khách du lịch nước ngoài mua bưu ảnh,sử dụng dịch vụ của mình.
Hoàng ngăn chặn một số người đang đào xới tại đài tưởng niệm của xã. Công và Tiến đùa nghịch khi đang hát Quốc ca chào cờ.
Nhân ngày 22-12, lớp 5B thăm viếng các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
HĐ3: Giới thiệu về đất nước chúng tôi.
- GV khen ngợi
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Vì sao mỗi người dân Việt Nam cần yêu Tổ quốc mình?
+ Chúng ta cần thể hiện lòng yêu Tổ quốc như thế nào?
- HS nêu tên các bài hát bài thơ nói về tình yêu quê hương đất nước.
- Các nhóm HS biểu diễn trước lớp
những bài hát,bài thơ về Tổ quốc VN.
- HS bình chọn về bài thơ,bài hát mà các em yêu thích.
- Từng cặp HS thảo luận để làm bài
- Các nhóm phát biểu ý kiến, giải thích lí do vì sao đúng, vì sao sai
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Mỗi nhóm tìm hiểu về một nội dung: danh lam thắng cảnh, truyền thống dân tộc, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử...
- Mỗi đại diện trong tổ là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn trong lớp nội dung nhóm mình đã chuẩn bị.
- Các khách du lịch có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm.
- Bình chọn hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất,khách du lịch đặt câu hỏi hay nhất.
Địa lí:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững vị trí địa lí, đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi và châu Mĩ
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ, bản đồ
- Phiếu học tập nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí
- GV đính bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng.
- GV chốt kiến thức
HĐ2: Hiểu về đặc điểm tự nhiên
- GV nêu yêu cầu thảo luận
+ Nêu đặc điểm của địa hình châu Phi và châu Mĩ?
+ Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô và nóng nhất thế giới?
+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tên các hoang mạc, đồng bằng lớn của hai châu lục?
HĐ3. Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
- GV nêu luật chơi: Có 5 ô chữ hàng ngang, mỗi ô chữ tương ứng với một câu hỏi. HS được quyền lựa chọn câu hỏi bất kì và trả lời. Trả lời đúng sẽ được nhận phần thưởng. Trả lời sai dành quyền trả lời cho bạn khác
Câu 1: Châu Phi giáp với biển nào?
Câu 2: Xa-ha-ra là nhiệt đới lớn nhất thế giới
Câu 3: Đồng bằng nào ở châu Mĩ là đồng bằng lớn nhất thế giới
Câu 4: Châu Phi có nóng và khô bậc nhất thế giới
Câu 5: Dải đất hẹp nối Bắc Mĩ và Nam Mĩ là vùng nào?
Ô chữ hàng dọc: Có 5 chữ cái “Hoa Kì”
- GV tổng kết trò chơi
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS lên chỉ vị trí châu Phi, châu Mĩ trên bản đồ
- Nêu tên các châu lục và các đại dương tiếp giáp với từng châu lục đó.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS hoạt động theo nhóm 4 thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập các câu hỏi của GV
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ hoang mạc Xa-ha-ra, đồng bằng A-ma-zôn.
- HS thực hiện trò chơi
- Địa Trung Hải
- Hoang mạc
- A-ma-dôn
- Khí hậu
- Trung Mĩ
Hướng dẫn thực hành:
KHOA HỌC : ÔN BÀI TUẦN 26, 27
I. Mục tiêu:
- HS biết được các bộ phận của hoa trên hoa thật hoặc hình vẽ.
- Biết được quá trình sinh sản của thực vật có hoa
- HS lập được bảng thống kê các loại cây có thể mọc lên từ hạt và từ một số bộ phận của cây mẹ
II. Đồ dùng dạy học:
- Hoa, tranh ảnh
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:Củng cố các kiến thức đã học
- GV nhận xét, chốt kiến thức
HĐ2: Hướng dẫn thực hành
- GV treo hình vẽ các bộ phận của hoa
- GV nhận xét, kết luận
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê
- GV bổ sung, tổng kết
HĐ3: Tổng kết tiết học
- Hướng dẫn HS về nhà quan sát các loài hoa để phân biệt nhị hoa, nhụy hoa
+ HS nêu nội dung các bài trong tuần 26, 27, 28
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ các bộ phận:
+ Nhị hoa: bao phấn, chỉ nhị
+ Nhụy hoa: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy, noãn
- HS làm việc nhóm 6, làm việc vào bảng nhóm
- HS lập bảng thống kê các loài cây mọc lên từ hạt, các loài cây mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2015
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN KỂ CHUYỆN TUẦN 25, 26, 27
I. Mục tiêu:
- HS kể lại đầy đủ nội dung và nắm vững ý nghĩa câu chuyện “Vì muôn dân”
- HS liên hệ thực tế, kể lại được câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về truyền thống tôn sư trọng đạo
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép các yêu cầu
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện
- GV nêu yêu cầu :
+ Em hãy kể và nêu ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân
+ Em hãy kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia kể về một việc làm thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo
- GV gợi ý trình tự kể chuyện
HĐ2. Thực hành kể chuyện
- Bình chọn, tuyên dương HS kể tốt và khen thưởng
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- GV giáo dục HS luôn biết ơn những thầy cô giáo và thực hiện được những việc làm để thể hiện lòng biết ơn đó
- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại các yêu cầu
- HS nêu tên một số câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi truyền thốn tôn sư trọng đạo của nhân dân
- Tổ 1: HS kể chuyện theo nhóm đôi, và cùng trao đổi ý nghĩa của câu chuyện “Vì muôn dân”
Tổ 2, 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia kể về một việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo
- Lần lượt từng HS thi kể chuyện cho cả lớp cùng nghe và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể
- Cả lớp theo dõi, nhận xét cách kể chuyện, lời kể, nội dung, và ý nghĩa
Kĩ thuật:
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu
- HS khéo tay lắp được máy bay chắc chắn
* Quan tâm giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Chuẩn bị:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, bổ sung
2. Thực hành lắp máy bay trực thăng.
a/Chọn chi tiết.
- GV kiểm tra H chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
-Yêu cầu H phải q/s kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- G nhắc H cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo các chú ý mà G h/d ở tiết 1.
+ Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh ; mặt phải , mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- GV cần theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
3. Nhận xét, dặn dò:
* Với máy bay trực thăng, có thể lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm nguồn năng lượng xăng, dầu?
- GV nhận xét tiết học
- 1HS nêu các chi tiết cần để lắp máy bay trực thăng
- 1 HS nêu các bước lắp máy bay trực thăng
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp
- HS đọc ghi nhớ trước khi thực hành để nắm rõ quy trình lắp máy bay trực thăng
- H thực hành lắp máy bay trực thăng.
c/ Lắp ráp máy bay trực thăng (H1-Sgk)
- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong sgk.
- Chú ý bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí .
- Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
Hướng dẫn thực hành:
LUYỆN VIẾT: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đoạn cuối của bài “Phong cảnh đền Hùng”
- Giáo dục HS tính thẩm mĩ, cẩn thận khi viết.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn luyện viết
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- Nhắc nhở HS một số từ khó, từ viết hoa
- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cầm bút
- GV đọc từng cụm từ với tốc độ vừa phải cho HS viết
- GV theo dõi HS yếu để cùng nhắc nhở các em
- GV ghi nhận xét chữa bài và nhận xét
HĐ2. Củng cố dặn dò:
- Tuyên dương HS viết đẹp, viết tiến bộ.
- 1 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ
- 3 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ đầu, cả lớp cùng đọc thầm
- Cả lớp viết từ khó vào giấy nháp.
- Một số HS đọc từ khó.
- HS viết bài
- 1 HS đọc lại bài, HS đổi chéo vở và soát lỗi cho nhau
HĐGDNGLL:
NGÀY HỘI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ
I. Mục tiêu:
- HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người, về các nền văn hóa khác.
- HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc khác.
- Tôn trọng và học hỏi tinh hoa văn hóa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh chụp về trang phục truyền thống của một số dân tộc .
- Tự tìm hiểu về văn hóa các dân tộc trên thế giới.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS về nội dung, hình thức tổ chức cuộc thi để học sinh chuẩn bị trước đó 1, 2 tuần
2. Thực hiện cuộc thi
- GV tuyên bố lí do, giới thiệu Ban giám khảo
Phần 1 : Biểu diễn thời trang các dân tộc
- Ban giám khảo chấm các phần trình diễn của các đội dựa vào tiêu chí đã cho sẵn
Phần 2 : Biểu diễn văn nghệ
Phần 3 : Tham quan
4. Tổng kết
- Nhận xét giờ học.
- Phát thưởng
- HS chuẩn bị trước
+ Tư liệu
+ Tiết mục dự thi
- Người dẫn chương trình công bố thể lệ cuộc thi và tiêu chí chấm thi
- Các người mẫu lần lượt trình diễn các bộ trang phục truyền thống của Việt Nam và một số dân tộc khác trên thế giới cùng với lời giới thiệu của MC
- Bình chọn những người mẫu và nhà thiết kế
- Các đội có thể biểu diễn các bài hát, điệu múa đặc sắc của các dân tộc và các bài thơ, bài hát, điệu múa thể hiện lòng yêu hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và các dân tộc khác
- Sau phần biểu diễn văn nghệ, HS sẽ tản di tự do thăm các “ngôi nhà”. Chủ nhà sẽ cử người đón khách, chào khách bằng ngôn ngữ của dân tộc mình lựa chọn, giới thiệu về đất nước, con người, nền văn hóa của “dân tộc mình”, mời khách ăn các món ăn truyền thống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều m.doc