Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6

HĐGDNG:

THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

I. Mục tiêu:

- HS hiểu: Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

- HS có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của truờng, địa phuơng và cả nuớc

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014 Luyện Toán: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu: - HS nắm vững bảng đơn vị đo khối lượng; nắm được mối quan hệ của hai đơn vị đo liền kề - Vận dụng các kiến thức đã học vào làm tính và giải toán II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép hệ thống bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức 2. Luyện tập - GV đính bảng phụ chép nội dung bài tập Bài 1: Điền số hoặc phân số thích hợp vào chỗ trống 23 yến = . kg ; 1kg 230g = .g 300 tạ = .kg ; 5kg 15kg = .g 120kg = ..yến ; 1230kg = kg g 3200kg = tạ ; 4050g = kg g 45000kg = tấn; 6009 kg = tấn kg Bài 2: Điền dấu >; <; = 3kg 20g . 3200g ;1020 kg 1 tấn 2kg 17kg 25g 17kg ; tấn 200 kg Bài 3: Cửa hàng trong ba ngày bán được 3 tấn xi măng. Ngày đầu bán được 900 kg. Ngày thứ hai bán gấp đôi ngày đầu. hỏi cả ba ngày bán được bao nhiêu tạ xi măng Bài 4: Cửa hàng có một số gạo. Buổi sáng bán được số gạo và 150 kg gạo, buổi chiều bán được số gạo còn lại và 200 kg gạo thì vừa hết số gạo. Hỏi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu tạ gạo 3. Củng cố, dặn dò - Chấm bài, tuyên dương HS tiến bộ - 2 HS nối tiếp nhau nhắc lại + Bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé + Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Nối tiếp 4 HS đọc 4 bài tập - HS làm việc nhóm đôi, thảo luận để tìm cách thực hiện các bài tập. Sau đó cả lớp làm bài vào vở, 4 HS làm bảng phụ 4 bài và trình bày - Cả lớp hoàn thành 3 bài tập, HS giỏi hoàn thành cả 4 bài tập - Cả lớp nhận xét, bổ sung Bài 1, 2, 3: HS hoàn thành Bài 4: Gợi ý: Phân số chỉ 200 kg gạo bằng: 1 - = ( số gạo bán buổi chiều) Số kg gạo bán buổi chiều là: 200 x 5 : 4 = 250 (kg) Phân số chỉ 250 + 150 kg gạo bằng: 1 - = ( tổng số gạo) Số gạo cửa hàng đó đã bán là: 400 : 2x 3 = 600 (kg) = (6 tạ) Khoa học: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét. - Nêu được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng bệnh sốt rét. - Biết được những việc nên làm để phòng bệnh sốt rét. * Quan tâm đến giáo dục KNS và GD BVMT II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh họa trang 26, 27 trong SGK III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét - GV nhận xét và nêu kết luận. * HĐ2: Thảo luận cách phòng bệnh sốt rét. - GV nhận xét, chốt ý. * HĐ3: Trò chơi “Tuyên truyền phòng bệnh sốt rét” - GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi thử. - GV nhận xét, tìm đội thắng cuộc. - GV kết luận. 3. Củng cố dặn dò: - Dặn về nhà thực hành các việc làm phòng chống bệnh sốt rét. - 3 HS trả lời câu hỏi: + Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì? + Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta cần phải làm gì? - HS thảo luận theo nhóm đôi. + Nêu những dấu hiệu của bệnh sốt rét? + Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? + Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào? + Bệnh sốt rết nguy hểm như thế nào? - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét - HS quan sát hình vẽ trong SGK thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Mọi người trong hình đang làm gì? + Chúng ta cần là gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh? - HS quan sát muỗi A-nô-phen và trả lời câu hỏi: + Nêu những dặc điểm của muỗi A-nô-phen? + Muỗi A-nô-phen sống ở đâu? + Vì sao ta phải diệt muỗi? + Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với bệnh sốt rét? - HS tiến hành trò chơi. + Nêu ý nghĩa của việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét. - 1 HS đọc mục bạn cần biết Hướng dẫn thực hành: LUYỆN VIẾT: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. Mục tiêu: - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, đúng chính tả, trình bày đúng bài viết “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” - Luyện viết chữ đẹp cho các HS - GD tính thẩm mĩ cho các em II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn luyện viết - GV đọc với tốc độ vừa phải từng câu cho HS viết - GV nhắc HS tư thế ngồi viết - Theo dõi, uốn nắn HS yếu 2. Chấm bài và nhận xét - GV chấm nhanh các bài viết của HS - Nhận xét những lỗi HS mắc phải nhiều - Tuyên dương HS viết đẹp, HS viết tiến bộ - 2 HS đọc bài - HS tìm từ khó để luyện viết: Ph răng Đơ-bô-en; Phan Lăng - 1 HS trung bình đọc các từ khó. Nêu các từ viết hoa - 1HS nêu cách trình bày bài. - HS nghe viết vào vở - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi HĐGDNGLL: THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG: PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (TIẾT 2) Đã soạn ở tuần 5 Thứ tư ngày15 tháng 10 năm 2014 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - HS kể cho nhau nghe các câu chuyện về anh hùng, danh nhân của nước ta; các câu chuyện về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. - HS nêu được ý nghĩa của các câu chuyện vừa kể. II. Đồ dùng dạy học - Các câu chuyện III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hướng dẫn kể chuyện - GV ghi đề bài lên bảng: + Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về anh hùng, danh nhân của nước ta + Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh - GV theo dõi HS kể chuyện, hướng dẫn các em kể chuyện tự nhiên. - Nêu các yêu cầu để đánh giá câu chuyện - Nhận xét, ghi điểm cho các nhóm 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - HS nối tiếp đọc lại yêu cầu của bài - Nối tiếp HS nêu tên các câu chuyện theo yêu cầu của đề bài. - HS kể chuyện theo nhóm 4 trong thời gian 10 phút, trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện - Các nhóm thi kể trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể theo các gợi ý: Nội dung, lời kể, ý nghĩa câu chuyện Kĩ thuật: CHUẨN BỊ NẤU ĂN I. Mục tiêu: - Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện 1 số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được 1 số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở nhà. * Quan tâm đến GD KNS; GD BVMT và SDNL tiết kiệm, hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Tranh 1 số loại thực phẩm thông thường : rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,... - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. - Dao thái, dao gọt. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Dạy – học bài mới. HĐ1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. - GV yêu cầu - Các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi là thực phẩm. Trước khi nấu cần chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, ... *HĐ2 : Tìm hiểu cách thực hiện 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn. HĐ3 : Đánh giá kết quả học tập * Giáo viên GD BVMT và SDNL tiết kiệm trong khi nấu ăn 3. Củng cố, dặn dò. - GV tổng kết tiết học - Kể tên một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình em. - Nêu những vịêc em và gia đình đã làm để giữ vệ sinh ăn uống. - Đọc nộ dung SGK nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. - HS làm việc nhóm đôi, đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1(SGK) nêu cách chọn thực phẩm. + Đọc nội dung mục 2 (SGK) nêu những công việc thường làm trước khi nấu 1 món ăn nào đó. - HS nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm - HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi + Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? + Khi giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì, và làm như thế nào ? Hướng dẫn thực hành: THỰC HÀNH XEM BẢN ĐỒ I. Mục tiêu: - HS nắm vững cách tìm các yếu tố địa lí đã cho trên bản đồ II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Hệ thống, củng cố các kiến thức đã học về bản đồ HĐ 2: Hướng dẫn thực hành - GV treo lần lượt từng bản đồ đã chuẩn bị lên bảng - GV hỏi: Nước ta nằm ở khu vực nào của châu Á? - GV nhận xét HĐ 3: Tổng kết tiết học - HS chỉ các phương hướng trên bản đồ - HS nêu cách sử dụng bản đồ - HS lần lượt lên chỉ: + Vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ + Chỉ vị trí các thành phố lớn của Việt Nam. + Chỉ vị trí, tỉnh em đang ở. + Chỉ vị trí các dãy núi chính, các con sông chính của nước ta trên bản đồ. - Cả lớp nhận xét, bổ sung HĐGDNG: THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO I. Mục tiêu: - HS hiểu: Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn - HS có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của truờng, địa phuơng và cả nuớc III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuẩn bị - Trước một vài tuần, GV phổ biến ý nghĩa của hoạt động nhân đạo và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này Bước 2: Lễ quyên góp, ủng hộ - GVCN cảm ơn tấm lòng hảo tâm của tất cả HS trong lớp và thông báo những món quà này sẽ được thống kê chung mang tên lớp để trao trong lễ quyên góp của toàn trường Bước 3: Tổng kết, đánh giá - Tổng kết tiết học, khen ngợi sự thành công của buổi lễ - HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân (sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện.. ) - Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống kê số lượng các món quà quyên góp - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Chọn người dẫn chương trình - Kê bàn tiếp nhận quà tặng - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu Ban tổ chức tiếp nhận các món quà quyên góp (GVCN, lớp truởng) - Văn nghệ chào mừng - Người dẫn chương trình mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao quà ủng hộ cho ban tổ chức. - Đại diện HS lên phát biểu cảm tưởng. - HS giới thiệu về một số hoạt động nhân đạo của trường, địa phương - Tuyên bố kết thúc buổi lễ Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014 Đạo đức: CÓ CHÍ THÌ NÊN (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành gười có ích cho xã hội. - HSKG: xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó. *Quan tâm đến giáo dục KNS II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị các tình huống III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ + Vượt khó trong học tập và cuộc sống sẽ giúp ta điều gì? + Thế nào là vượt khó trong học tập? + Em đã vượt khó trong học tập như thế nào? 2. Bài mới: HĐ1: Làm việc cả lớp + Hỏi: Thế nào là vượt khó trong học tập? Vượt khó trong cuộc sống và học tập giúp ta điều gì? - GV chốt ý HĐ2: Làm việc theo nhóm - GV góp ý bổ sung thêm. * HĐ3: Xử lí tình huống - GV nêu các tình huống cho mỗi HS tự xử lí - Các tình huống như sau: + Mẹ em bị ốm em bỏ học ở nhà chăm mẹ. + Trời rét, buồn ngủ nhưng em vẫn cố gắng làm cho xong bài tập rồi mới đi ngủ. + Cô giáo cho em bài tập toán về nhà nhưng khó quá em chờ chị về làm hộ. + Trời mưa to và rét nhưng em vẫn cố gắng đến trường. + Đi học về, mẹ cho em sang nhà bạn chơi. Em liền đi ngay cho dù bài tập về nhà của em rất nhiều. + Hoàn cảnh gia đình nhà bạn Lan rất khó khăn, em và các bạn trong tổ đã lên kế hoạch giúp bạn. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết bài - GV nhận xét giờ học. - Lần lượt các HS trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét, bổ sung - HS kể một số gương vượt khó trong học tập và cuộc sống xung quanh hoặc HS biết qua báo chí hoặc đài truyền hình. - HS trả lời - HS hoạt động theo nhóm - HS mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình - Cả nhóm thảo luận, liệt kê những việc có thể giúp được bạn (trong nhóm) có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần. - HS lên báo cáo kết quả trước lớp. - HS làm việc nhóm 6, xử lí tình huống trong nhóm - Các nhóm cùng thi xử lí tình huống, nhóm nào có cách giải thích thuyết phục nhất sẽ dành phần thắng Địa lí: ĐẤT VÀ RỪNG I. Mục tiêu: - HS chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người. * Quan tâm đến GDBVMT; SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy và học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, lược đồ phân bố rừng Việt Nam. - Các hình minh họa trong SGK. - Vở bài tập của HS - HS sưu tầm thông tin về thực trạng rừng ở Việt Nam. - Thông tin, tranh ảnh về ảnh hưởng của việc khai thác đất và rừng đối với môi trường III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2 : Tìm hiểu về đất ở nước ta . - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. * Theo em chúng ta phải làm gì để chống xói mòn đất? HĐ3: Tìm hiểu về rừng ở nước ta - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. HĐ4: Tìm hiểu vai trò của rừng. - GV kết luận 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 3 HS trả lời câu hỏi + Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? + Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người? - HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi: + Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính của nước ta trên bản đồ. + Nêu đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa. - Các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - HS tự trả lời - HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm 4: + Chỉ vùng phân bố của rừng ngập mặn và rừng rậm nhiệt đới ở nước ta trên lược đồ. + Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - Các nhóm trình bày kết quả. - HS thảo luận theo nhóm 4, nội dung các câu hỏi sau: + Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất con người? * Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí? * Em biết gì về thực trạng rừng Việt Nam hiện nay? * Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân phải làm gì? * Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Hướng dẫn thực hành: ĐỊA LÍ: ÔN BÀI TUẦN 3, 4 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, ôn tập nội dung kiến thức sau: - Đặc điểm của khí hậu nước ta; sự khác nhau giữa khí hậu của miền Nam và miền Bắc. - Ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân - Nắm được tên các con sông lớn của nước ta; đặc điểm và vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất - HS biết làm những việc góp phần bảo vệ môi trường sống II. Đồ dùng dạy học - Lọ hoa để chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Củng cố kiến thức 2. Hướng dẫn thực hành - GV chuẩn bị 1 lọ hoa, trên đó có các bông hoa đã ghi sẵn các câu hỏi: Câu 1: Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước là: - Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa - Nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa - Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. - Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống Khí hậu nước ta nói chung là , trừ những vùng núi cao thường quanh năm. Khí hậu nước ta có sự giữa miền Bắc và miền Nam, ranh giới giữa hai miền là dãy . Câu 3: Nêu đặc điểm khí hậu của miền Bắc và miền Nam Câu 4: Ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta là gì? Câu 5: Nêu tên các con sông ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Câu 6: Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta. Câu 7: Nêu vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất? 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - 1 HS nhắc lại các bài đã học trong tuần 3, 4 - Một số HS nhắc lại nội dung chính trong các bài đã học. - Lần lượt từng HS lên hái hoa và trả lời các câu hỏi trong bông hoa đó. - Bạn nào trả lời đúng thì được nhận quà và được quyền mời bạn khác lên hái hoa. Bạn nào trả lời sai thì các bạn khác dưới lớp dành quyền trả lời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan