Đạo đức:
TÌNH BẠN
I. Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
* Quan tâm đến giáo dục KNS
II. Đồ dùng dạy học:
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2014
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Củng cố để HS biết viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Nêu yêu cầu tiết học:
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
71m 3cm = ....m
24dm 8 cm = ...dm
45m 37cm = ... m 7m 5mm = ... m
432cm = ...m 806cm = ...m
24dm = ...m 75cm = ...dm
Bài 2: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
1kg 725g = .kg
3kg 4g = ..kg
12kg 5g = ..kg
789g = ..kg
64 g = .kg
Bài 3: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
a.21,43 kg = ....kg ...g
8,2tấn = ...tấn ..tạ
b.7,62kg =...g
39,5 tạ =... kg
Bài 4 : Một vườn cây hình chữ nhật có chiều rộng là 0,2 km, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Hỏi chu vi khu vườn là bao nhiêu mét ? bao nhiêu ki lô mét
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài
- GV thu vở chấm.
- Nhận xét, chốt đáp án
- Gọi 1 vài HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
- HS thực hiện các bài tập vào vở, mỗi bài 1 HS làm vào bảng phụ theo từng nhóm HS:
+ Nhóm HS yếu làm bài 1, 2
+ Nhóm HS trung bình làm bài 1, 2, 3
+ Nhóm HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập
- Nối tiếp 4 HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 1, 2: HS thảo luận nhóm đôi, cùng nhau làm bài tập. Sau đó nối tiếp các nhóm hỏi đáp trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 3, 4: HS làm bài theo khả năng, hoàn thành các bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ
- Cả lớp chữa bài, đối chiếu kết quả của mình
Khoa học:
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu:
- Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. Nhận biết được nguy cơ bản thân có thể bị xâm hại
- Biết cách phòng tránh và.ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hạị .
*Quan tâm đến GDKNS:
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: 1 số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại .
* Nêu 1 số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại?
- GV giảng thêm
+ Làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
* HĐ3: Thi trả lời nhanh các câu hỏi theo tổ hoặc nhóm .
+ N1: Phải làm gì khi người lạ tặng qùa mình?
+ N2: Phải làm gì khi người lạ muốn vào nhà?
+ N3: Phải làm gì khi có người trêu nghẹo hoặc có hành động gây rối, khó chịu đối với bản thân?
- GV kết luận
* HĐ4: Vẽ bàn tay tin cậy
- GV giáo dục HS biết tìm đến những người tin cậy để chia sẻ những khó khăn gặp phải
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Em sẽ đối xử như thế nào với một người bạn bị nhiễm HIV.
- Hoạt động nhóm đôi. Quan sát hình 1, 2, 3/38 SGK và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét
- HS nêu các cách để phòng tránh bị xâm hại
- Cả lớp bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4. Sau đó đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy A4.
- Một số Hs dán lên bảng
- HS đọc lại mục bạn cần biết
Hướng dẫn thực hành:
ĐỊA LÍ: ÔN BÀI TUẦN 7, 8
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững
+ Đặc điểm của vùng biển nước ta và vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất.
+ Đặc điểm của các loại đất phe-ra-lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vai trò của đất và rừng đối với đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Củng kiến thức bài
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
+ Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta
+ Đặc điểm của các loại đất phe-ra-lít và đất phù sa?
+ Biển, đất và rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- GV nhận xét chung
Hoạt động 3: Liên hệ
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống
- Gọi một số HS lên chỉ trên bản đồ vùng biển của nước ta và sự phân bố các loại đất.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi, sau đó lần lượt các nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
- Em hãy kể tên một số bãi biển đẹp ở nước ta mà em biết
- Em phải làm gì để bảo vệ môi trường rừng và biển
HĐGDNGLL:
THKNS: THUYẾT TRÌNH ĐỒNG ĐỘI (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Bài học giúp em kết hợp với các thành viên trong đội để cùng chuẩn bị bài thuyết trình và thuyết trình đội một cách hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Lựa chọn chủ đề, thông điệp, nội dung trình bày
- GV nêu yêu cầu thào luận
+ Để lựa chọn được chủ đề và thông điệp phù hợp, em và các bạn trong đội cần dựa trên những tiêu chí gi?
+ Để tìm được nội dung phù hợp cho chủ đề đã chọn, em có thể dùng các cách nào?
HĐ2. Phân công, tập luyện thuyết trình
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm phân công một cách hợp lí
HĐ3. Trình bày bài thuyết trình
- GV nhận xét, ghi điểm
HĐ4. Luyện tập
- GV củng cố bài
- HS thảo luận nhóm 6, hỏi đáp với nhau để cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS rút ra bài học
- 2 HS nối tiếp nhau nhắc lại bài học trong VBT
- Các nhóm cùng lựa chọn chủ đề và thông điệp để thuyết trình
- HS làm việc theo nhóm đã phân công ở hoạt động trên. Các nhóm cùng phân chia nội dung cho từng thành viên theo những nội dung của chủ đề thuyết trình đã thống nhất ở trên.
- Các nhóm lựa chọn thuyết trình viên cho nhóm mình, lần lượt lên thực hiện bài thuyết trình cho cả lớp cùng nghe
- Sau mỗi bài thuyết trình, GV cùng cả lớp cho nhận xét những ưu điểm, nhược điểm của bài thuyết trình
- HS rút ra bài học
- Nối tiếp HS nhắc lại bài học
- Em cùng bố mẹ tạo thành một đội và hướng dẫn bố mẹ từng bước để xây dựng, tập luyện, thực hiện bài thuyết trình theo đội.
- Nêu lên thông điệp của bài thuyết trình mà cả nhà lựa chon
Thứ năm ngày 06 tháng 11 năm 2014
Đạo đức:
TÌNH BẠN
I. Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
* Quan tâm đến giáo dục KNS
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong sgk.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Thảo luận
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
- Gv nhận xét, kết luận
HĐ3: Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
* Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
- GV nhận xét, kết luận
* HĐ4: Hướng dẫn làm Bài tập 2
- Gv nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Một số HS trả lời
+ Em đã làm được những việc làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 1, 2 HS đọc truyện, cả lớp quan sát tranh minh họa ở SGK và theo dõi bạn đọc truyện.
- HS lên đóng vai theo nội dung truyện
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời theo ý của cá nhân
- ... Thương yêu, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ nhau ...
- HS thảo luận nhóm 2, trao đổi với bạn về một số tình huống và giải thích tại sao.
- Một số nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
- Hs nhắc lại bài học
Địa lí:
CÁC DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Mục tiêu:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư
* Quan tâm giáo dục BVMT
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh về 1 số dân tộc, làng bản về đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam.
- Lược đồ mật độ dân số của Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét chung, ghi điểm
- 2 HS nêu :
+ Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân, đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á?
+ Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng gì đến đời sống của nhân dân ?
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học, ghi đầu bài
- Lắng nghe
HĐ2: Tìm hiểu về các dân tộc (Làm việc cá nhân)
- Cho hs đọc thầm SGK, quan sát tranh ảnh.
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi :
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+ Dân tộc nào có dân số đông nhất? Chủ yếu sống ở đâu ?
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
* HĐ3: Tìm hiểu về mật độ dân số
- Mật độ dân số là gì ?
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- Quan sát bảng số liệu và nhận xét:
- Quan sát và nhận xét.
- Mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới và 1 số nước ở Châu á.
- Nước ta là một nước có mật độ dân số cao nhất và cao hơn nhiều so với Lào và Campuchia và mật độ trung bình của thế giới.
+ Mật độ dân số cao tác động gì đến môi trường?
- Gây ô nhiễm môi trường
* HĐ4: Tìm hiểu sự phân bố dân cư (Hoạt động cá nhân)
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát lược đồ và đọc thầm SGK để trả lời các câu hỏi
+ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào ?
+ Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
+ Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn ?
* Sự phân bố dân cư không đồng đều có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- Các nhóm hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- 1 HS nêu lại nội dung chính của bài học
Hướng dẫn thực hành:
KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ
I. Mục tiêu:
- HS kể được những câu chuyện về những tấm gương vượt khó của bạn bè, người thân hoặc những người xung quanh.
- Từ những tấm gương đó, các em rút ra được bài học cho bản thân mình để vận dụng vào cuộc sống và học tập
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Củng cố kiến thức
- GV chốt đáp án, nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn thực hành
- GV hướng dẫn các em thực hành: Hãy kể những mẩu chuyện em biết về những tấm gương vượt qua khó khăn của bạn bè, người thân hoặc những người em biết
- GV theo dõi
3. Nhận xét, đánh giá
- GV nêu tiêu chí đánh giá
+ Nội dung câu chuyện đúng với yêu cầu.
+ Người kể chuyện tự tin, rõ ràng
+ Câu chuyện thu hút người nghe
+ Bài học rút ra
4. Liên hệ
- GV giáo dục HS
- Một số HS trình bày một số câu ca dao, tục ngữ để nói lên sự kiên trì, không sợ khó khăn.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm 4, mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện tốt nhất trong 4 câu chuyện của 4 HS để cùng nhau kể lại rõ ràng, rành mạch. Sau mỗi câu chuyện, đại diện các nhóm rút ra bài học cho bản thân.
- Lần lượt các nhóm kể trước lớp những câu chuyện của mình và nêu bài học từ câu chuyện đó.
- Các nhóm dựa vào tiêu chí đánh giá để cùng nhận xét, đánh giá nhóm bạn. Sau đó bình chọn nhóm tốt nhất.
- Mỗi HS tự trình bày về những việc mình đã làm để vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều.doc