Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 14 (buổi chiều)

I. MỤC TIÊU

- HS biết và nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta, chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ: đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A.

- HS biết tự học, chăm chỉ học bài, có ý thức chấp hành luật GT khi đi đường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - GV: Atlat địa lí Việt Nam, bảng phụ

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 14 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Ngày soạn: 01/12/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 04 tháng 12 năm 2017 Khoa học Tiết 27: GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI I. MỤC TIÊU - HS kể tên được một số đồ gốm. Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng, phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ, làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch ngói. - HS biết tự học, hợp tác, yêu lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: lọ hoa - HS: 1 số viên ngói III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra ( 3’) Yêu cầu HS: + Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng. + Nêu lợi ích của đá vôi. - Nhận xét 2. Bài mới a) Giới thiệu, ghi bài b) Các hoạt động HĐ1.Thảo luận (15') GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận. + Kể tên được một số đồ gốm. + Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ + Tất cả các loại gốm đều được làm bằng gì? + So sánh sự khác nhau giữa gạch ngói và sành, sứ? HĐ2. Quan sát (15') - GV chia lớp thành nhóm - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển, thư ký ghi lại kết quả. - Tiếp theo các nhóm thảo luận câu hỏi: Để lợp mái nhà ở hình 5 ;6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4? - GV chữa bài - Kết luận HĐ3. Thực hành. - GV hướng dẫn HS thực hành (SGV- 107) - GV nêu câu hỏi: + Điều gì sẽ xảy ra với viên gạch hoặc viên ngói vào nước + Nêu tính chất của gạch ngói GV lưu ý: Khi vận chuyển gạch ngói 3. Củng cố, dặn dò ( 2’ ) - Gọi HS nêu tác dụng của ngói. - Nhận xét tiết học. - 2HS trả lời - HS quan sát vật mẫu đã chuẩn bị thảo luận theo nhóm 4; trình bày theo sáng kiến của nhóm mình. - Các nhóm treo sản phẩm và cử người thuyết trình. - Cả lớp thảo luận, trả lời câu hỏi. + Đất sét - Gạch ngói, nồi đất... làm bằng đất sét đem nung nhiệt độ cao không tráng men. - Sành, sứ là đồ gốm được tráng men. - HS thảo luận nhóm 4 quan sát trang 56- 57 SGK, hoàn thành vào bảng sau. Hình Công dụng - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét - bổ sung. - Các nhóm thực hành nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày giải thích hiện tượng. - Sẽ bị vỡ. - Cứng, giòn - HS nêu. Lịch sử Tiết 14: THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP" I. MỤC TIÊU - HS trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ, nêu được ý nghĩa chiến dịch: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến - HS biết lắng nghe, tự học, có tinh thần yêu nước, yêu hòa bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ hành chính VN, lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3') - H: Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào? Toàn dân đã hưởng ứng ra sao? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (2’) b) Các hoạt động HĐ1. Âm mưu của địch, chủ trương của ta (10’) - Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận: + Sau khi đánh chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp có âm mưu gì? + Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của dân Pháp? + Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì? - Kết luận HĐ2. Diễn biến chiến dịch (10’) - Tổ chức HS hoạt động nhóm 4 - Gợi ý, HD các nhóm - Gọi HS trình bày và chỉ trên lược đồ. -Nhận xét, biểu dương HĐ3. Ý nghĩa của chiến thắng (7’) - Gọi HS nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947? - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Tại sao nói: Việt Bắc thu đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”? - Nhận xét tiết học. - HS trả lời - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi + Mở rộng cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ địa Việt Bắc + Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực ta. + Họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc - Mỗi HS vừa chỉ lược đồ vừa kể lại một số sự kiện chính về chiến dịch, nhóm nghe và góp ý cho bạn - HS xung phong lên bảng chỉ trên lược đồ và trình bày. - HS nhận xét,bình chọn bạn hay nhất - HS phát biểu: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta -1-2 HS nêu - HS lắng nghe, thực hiện. Đạo đức Tiết 14: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - HS hiểu vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - HS tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu, ảnh một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu - HS: Thẻ màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2’) 2. Dạy bài mới Các hoạt động HĐ1. Tìm hiểu thông tin (10’) - Cho HS đọc thông tin SGK - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 - Kể công việc của người phụ nữ thường làm trong gia đình ? - Kể công việc của người phụ nữ thường làm ngoài xã hội? - Có sự phân biệt đối xử giữa trẻ em gái và trai ở Việt Nam không? Cho ví dụ. - Em hãy kể một số người phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước đảm việc nhà trong thời chiến và thời bình mà em biết? - Vì sao phải tôn trọng phụ nữ ? - Gọi HS đọc ghi nhớ. HĐ2. Thực hành, luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc bài tập - Gọi HS trình bày ý kiến. - GV kết luận. Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV nêu từng ý kiến. - Gọi HS giải thích. - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Thế nào là tôn trọng phụ nữ? - Dặn CB: Giới thiệu một phụ nữ mà em kính trọng; sưu tầm bài thơ, bài hát, ... ca ngợi phụ nữ. - Nhận xét tiết học. - 3 HS nối tiếp đọc các thông tin trong SGK - Các nhóm quan sát, giới thiệu nội dung bức ảnh. HS trả lời: - Nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con, - Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, công nhânvà có người còn giữ cương vị lãnh đạo cao - Trả lời theo hiểu biết - Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, - HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung. - Hai HS đọc - HS đọc nội dung bài tập - HS trình bày - Một em nêu yêu cầu bài tập. - HS bày tỏ thái độ bằng thẻ màu. - Một số em giải thích, lớp bổ sung. - 1-2 HS nêu - Lắng nghe. Ngày soạn: 03/12/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2017 Địa lí Tiết 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI I. MỤC TIÊU - HS biết và nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta, chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ: đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A. - HS biết tự học, chăm chỉ học bài, có ý thức chấp hành luật GT khi đi đường. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Atlat địa lí Việt Nam, bảng phụ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Nêu tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp nước ta? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Tình hình vận chuyển và các loại hình GTVT (13’) - Kể một số loại hình GTVT ở nước ta mà em biết? - Treo bảng phụ vẽ biểu đồ khối lượng hàng hóa phân theo loại hình vận tải năm 2003 - Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hóa - Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? - Kết luận HĐ 2. Phân bố một số loại hình GT nước ta (15’) - Treo lược đồ GTVT - Tổ chức HS hoạt động nhóm 4 - GV nhận xét, bổ sung - Nêu một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta? - Tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo hướng Bắc- Nam - Kết luận 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Em biết gì về đường Hồ Chí Minh? - Dặn chuẩn bị bài:Thương mại và du lịch - Nhận xét tiết học. - HS nêu - HS kể + Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. - Đọc tên biểu đồ và phân tích tác dụng của biểu đồ. - HS trình bày theo biểu đồ. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ... - Quan sát, nêu tên và tác dụng của lược đồ - HS thảo luận nhóm 4 - Trình bày kết hợp chỉ lược đồ - Tỏa khắp nước, tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc- Nam - Do hình dáng đất nước theo hướng Bắc- Nam. - Đây là con đường đã đi vào lịch sử chống Mĩ của dân tộc ta. Hiện nay, đường HCM đã được xây dựng và góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng núi phía tây . Kĩ thuật Tiết 14: CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (Tiết 3) I. MỤC TIÊU - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm được một số sản phẩm yêu thích. - HS khéo léo, tỉ mỉ khi làm sản phẩm, biết tự giải quyết vấn đề, tự phục vụ, biết giúp đỡ gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Một số sản phẩm cắt, khâu, thêu - HS: Dụng cụ cắt, khâu, thêu, vải, chỉ, giấy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Các hoạt động HĐ1. HS thực hành làm sản phẩm tự chọn (23’) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu của HS. - Chia nhóm thực hành - Đến các nhóm quan sát, hướng dẫn thêm. HĐ2. Đánh giá kết quả thực hành (9’) - Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo sản phẩm theo gợi ý SGK. - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Liên hệ giáo dục. - Nhận xét tiết học. - Để đồ dùng, vật liệu lên bàn. - Thực hành làm sản phẩm. - Đánh giá chéo sản phẩm của nhau. - Báo cáo kết quả. Khoa học Tiết 28: XI MĂNG I. MỤC TIÊU - HS nhận biết được một số tính chất chủa xi măng, nêu được một số cách bảo quản xi măng, có kĩ năng quan sát, thực hành. - HS biết tự học, hợp tác, tự giác học bài, tự tin khi phát biểu ý kiến, yêu khoa học, ham tìm hiểu, khám phá. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Xi măng - HS : Xi măng, xô, nước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - H: + Những đồ vật nào được gọi là đồ gốm? + Nêu tính chất của gạch, ngói. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Một số nhà máy xi măng ở nước ta (10’) - Cho HS trao đổi theo cặp: + Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì? + Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. HĐ2. Vật liệu dùng để sản xuất ra xi măng, tính chất, công dụng của xi măng (18’) - Cho HS đọc thông tin và thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét - H: Xi măng được làm từ những vật liệu nào? - Cho HS thực hành trộn xi măng với nước. - Gọi HS nêu cách bảo quản, cất giữ xi măng. - GV nhận xét, chốt lại. - Cho HS nêu công dụng của xi măng. - Bổ sung 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS tóm tắt nội dung kiến thức của bài. - Nhận xét tiết học. - Một số HS trả lời - HS trao đổi theo cặp sau đó phát biểu trước lớp. - HS khác bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi trang 59 SGK - Một số HS trình bày trước lớp. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS trả lời. - HS làm thực hành, trộn một ít xi măng với nước. - Để một lúc sau đó rút ra nhận xét về tính chất của xi măng. - HS phát biểu. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - Một số HS nêu - 2 HS tóm tắt nội dung, kiến thức của bài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 14.chiều.doc