I. MỤC TIÊU
- HS biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi; nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận; giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến; đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
- HS có kĩ năng tìm hiểu tư liệu lịch sử.
- HS biết hợp tác, tự tin khi trình bày trước đông người; yêu lịch sử Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 16 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 15/12/2017
Ngày dạy: Thứ hai nagỳ 18 tháng 12 năm 2017
Khoa học
Tiết 31: CHẤT DẺO
I. MỤC TIÊU
- HS kể tên được một số đồ dùng làm bằng chất dẻo, nhận biết một số tính chất của chất dẻo, nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- HS biết tự học, mạnh dạn, tự tin khi phát biểu ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một vài đồ dùng bằng nhựa: lược, cốc, áo mưa, chai
- HS: Một số đồ dùng bằng nhựa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS nêu cách chế tạo ra cao su tự nhiên; cao su nhân tạo? Kể tên 1 số đồ dùng được làm từ cao su? Nêu tính chất của cao su ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (2’)
- Gọi một vài HS nối tiếp nhau kể tên 1 số đồ dùng làm bằng nhựa trong gia đình.
- GV nhận xét, Giới thiệu, ghi bài
b) Các hoạt động
HĐ 1.Quan sát. Làm việc nhóm 4 (6’)
- GV nêu yêu cầu : các nhóm, quan sát hình 1; 2; 3; 4(SGK) kể tên và nêu đồ dùng ở từng hình.
- GV nhận xét - kết luận.
HĐ2. Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế. Làm việc nhóm đôi (10’)
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- GV nhận xét - kết luận.
HĐ3. Trò chơi: " Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo " (6’)
- Cho HS chơi theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều đồ dùng đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò (5’)
- Gọi HS nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Gọi HS nhắc lại các tính chất của chất dẻo.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng
- Lớp nghe, nhận xét
HS nối tiếp nhau kể
- Các nhóm quan sát, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày (Chỉ vào từng hình SGK nói về màu sắc ; độ cứng)
- HS nhận xét.
- Đọc thông tin SGK- 65 trả lời câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- HS thi kể theo nhóm 6 dưới hình thức tiếp sức.
- HS nêu cách bảo quản.
HS khác chia sẻ, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
Lịch sử
Tiết 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. MỤC TIÊU
- HS biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi; nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận; giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến; đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
- HS có kĩ năng tìm hiểu tư liệu lịch sử.
- HS biết hợp tác, tự tin khi trình bày trước đông người; yêu lịch sử Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới 1950, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.
- Nhận xét
2. Dạy bài mới (27’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới (15’). Làm việc nhóm 4.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi SGK.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
HĐ2. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua (10’). Làm việc nhóm đôi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà xem trước bài sau.
- 2 HS trình bày.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS làm việc nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.
Đạo đức
Tiết 16: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi, biết được ý nghĩa của việc hợp tác ; có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- HS biết hợp tác, giải quyết vấn đề, có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong công việc chung ; đoàn kết với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Ảnh một số hoạt động có sự hợp tác của mọi người
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1.Tìm hiểu tranh tình huống. Làm việc nhóm đôi (10’)
- GV nêu y/c các nhóm quan sát và thảo luận câu hỏi được nêu ở dưới tranh SGK.
- Cho HS trình bày theo nhóm. (lần lượt).
HĐ2. Làm BT1, SGK. Làm việc nhóm đôi (10’)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Nhận xét, kết luận.
HĐ3. Bày tỏ thái độ (BT2-SGK). Làm việc nhóm 4 (10’)
- GV gọi các nhóm lần lượt nêu từng ý kiến.
- Cho HS tự liên hệ.
3. Củng cố, dặn dò(2’)
- GV cho nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn HS về thực hành việc hợp tác với mọi người xung quanh ở nhà, ở trường.
- Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
- HS quan sát thảo luận theo nhóm bàn.
- HS các nhóm trình bày ý kiến. nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi, xác định các việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS làm việc nhóm 4
- Các nhóm gắn kết quả trình bày, nhận xét, bổ sung các ý kiến khác.
- HS nhắc lại.
Ngày soạn: 17/12/2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017
Địa lí
Tiết 16: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản, xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta; HS có kĩ năng làm việc với bản đồ.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ,t ự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS lên bảng kể tên một số địa điểm du lich ở nước ta
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ 1. Các dân tộc và sự phân bố (9’)
- H : +Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Họ sống chủ yếu ở đâu ?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
- Nhận xét, chốt lại.
HĐ 2. Các hoạt động kinh tế, các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại(20’)
- Cho HS làm việc nhóm đôi,k ể tên các ngành kinh tế của nước ta, trình bày một số đặc điểm chính của từng ngành.
- Nhận xét, kết luận.
- Gọi HS kể tên các sân bay quốc tế, cảng biển lớn, trung tâm thương mại lớn của nước ta.
- Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS hệ thống lại nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn tập học kì 1.
- HS lên bảng trả lời.
- HS trả lời các câu hỏi, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm đôi, kể tên các ngành kinh tế của nước ta, trình bày một số đặc điểm chính của từng ngành.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS kể tên.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
Kĩ thuật
Tiết 16: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
- HS kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, có kĩ năng diễn đạt, trình bày, quan sát.
- HS biết hợp tác, mạnh dạn phát biểu; yêu quý vật nuôi, có ý thức chăm sóc gà nuôi ở gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
- Gọi HS nêu một số sản phẩm của nuôi gà, lợi ích của việc nuôi gà.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta (12’)
- Gọi HS kể tên những giống gà mà mình biết.
- GV bổ sung, chia và ghi các giống gà theo 3 nhóm: gà nội, gà nhập nội, gà lai.
- GV kết luận.
HĐ2. Đặc điểm của một số giống gà (14’)
- Cho HS quan sát ảnh kết hợp SGK, thảo luận về đặc điểm của một số giống gà và ghi vào phiếu.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS rút ra nội dung chính của bài.
3. Củng cố, dặn dò (5’)
- Gọi HS nêu lại một số giống gà được nuôi ở nước ta.
- Cho HS liên hệ việc nuôi gà ở gia đình.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lần lượt kể tên.
- Theo dõi
- HS quan sát, thảo luận nhóm 4 và ghi vào phiếu: tên giống gà, đặc điểm, ưu, nhược điểm.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra nội dung chính của bài.
- 2 HS nêu.
- HS liên hệ.
Khoa học
Tiết 32: TƠ SỢI
I. MỤC TIÊU
- HS kể tên một số loại tơ sợi, nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ tơ sợi, HS có kĩ năng diễn đạt.
- HS biết tự học, ham học hỏi, tìm hiểu, có ý thứ giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phiếu học tập.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi HS trả lời: Nguyên liệu để làm ra chất dẻo, nêu tính chất, công dụng của chất dẻo.
- GV nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Quan sát và thảo luận. Làm việc nhóm đôi (10’)
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét - bổ sung- kết hợp hỏi thêm.
HĐ2. Thực hành. Làm việc nhóm 4 (10’)
- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3. Làm việc với SGK . Làm việc cá nhân (8’)
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 67-SGK hoàn thành bảng - SGK.
- Gọi HS chữa bài tập.
- Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS đọc mục thông tin ( SGK )
- Liên hệ giáo dục HS: Giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ....
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng trả lời
- Thảo luận nhóm đôi
- HS quan sát hình SGK trang 66- thảo luận câu hỏi ( SGK – 66)
- HS trình bày - HS nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- HS thực hành theo nhóm 4( theo mục chỉ dẫn thực hành trang 67- SGK ).Thư ký ghi lại kết quả quan sát.
- Đại diện các nhóm trình bày -nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- HS đọc thông tin trang 67-SGK hoàn thành bảng - SGK.
- HS trình bày - HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 16.chiều.doc