Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 17 (buổi chiều)

 I. MỤC TIÊU

 - HS biết được lợi ích của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung, có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, trường.

 - HS biết hợp tác, đoàn kết với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, mọi người trong công việc chung.

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 17 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Ngày soạn: 22/12/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2017 Khoa học Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - HS biết được các đặc diểm về giới tính, một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học về chủ đề “Con người và sức khỏe”, HS có kĩ năng nhận biết giới tính, sự vật. - HS biết tự học, hợp tác, chia sẻ, lắng nghe, tích cực, chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (4’) - Gọi HS kể tên 1 số loại tơ sợi, nêu đặc điểm chính của các loại tơ sợi. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động Hoạt động 1 (10’) Con đường lây truyền một số bệnh. - GV nêu yêu cầu HS làm việc, ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV và HS chữa bài. - Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào? - Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào? - Bệnh viêm não, viêm gan A lây truyền qua con đường nào? Một số cách phòng bệnh - GV cho quan sát tranh SGK và trả lời - Gọi HS trình bày và đánh giá. + Hình minh hoạ chỉ dẫn điều gì? + Làm như vậy có tác dụng gì vì sao? Hoạt động 2 (10’) - GV tổ chức hoạt động nhóm mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 4 loại vật liệu. + Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất, công dụng của tre; sắt, các hợp kim của sắt; thuỷ tinh; đá vôi. + Nhóm 2: Làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng, các hợp kim của đồng; tơ sợi; mây song. + Nhóm 3: Làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm; gạch, ngói; xi măng. - Cho nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm việc theo yêu cầu mục thực hành trang 69 SGK, và nhiệm vụ GV giao. Hoạt động 3: (9’) Trò chơi “Đoán chữ” - GV chia nhóm, hướng dẫn luật chơi: Quản trò đọc câu thứ nhất, HS có thể đọc ngay đáp án hoặc nói tên một chữ cái trong đáp án như hình thức chơi của chiếc nón kì diệu. - Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc. - Cử một bạn quản trò. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Yêu cầu nêu hai nội dung vừa ôn. - Nhắc các em ôn tập chuẩn bị kiểm tra. - HS nêu - HS nhận xét, bổ sung - Làm theo nhóm và ghi kết quả vào phiếu. - HS trình bày, nhận xét. - Lây truyền qua động vật trung gian là muỗi vằn. Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành. - Lây truyền qua động vật trung gian là muỗi A- nô- phen. - Ăn uống, muỗi đốt.... - HS quan sát rồi trả lời + Hình 1: Nên mắc màn khi đi ngủ vì ngủ màn tránh muỗi đốt. Để tránh bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não. + Hình 2: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện Để tránh bệnh viêm gan A + Hình 3: Uống nước đã đun sôi và sau khi để nguội. Để tránh bệnh viêm gan A - HS hoạt động nhóm nêu tính chất, công dụng của 4 loại vật liệu. + Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất, công dụng của tre; sắt, các hợp kim của sắt; thuỷ tinh; đá vôi. + Nhóm 2: Làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng, các hợp kim của đồng; tơ sợi; mây song. + Nhóm 3: Làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm; gạch, ngói; xi măng. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm việc theo yêu cầu mục thực hành trang 69 SGK, và nhiệm vụ GV giao. - HS tham gia trò chơi. Đáp án: Câu 1: Sự thụ tinh. Câu 2: Bào thai (hoặc thai nhi) Câu 3: Dậy thì. Câu 4: Vị thành niên. Câu 5: Trưởng thành. Câu 6: Già. Câu 7: Sốt rét. Câu 8: Sốt xuất huyết. Câu 9: Viêm não. Câu 10: Viêm gan A. - HS nêu. - HS nghe. Lịch sử Tiết 17: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( 1945- 1954 ) I. MỤC TIÊU - HS biết những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954, Lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian gian với các bài đã học, phát triển kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu. - HS biết tự học, ham học hỏi, tìm hiểu, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3') - Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt ? - Nêu ý nghĩa của chiến thăng ĐBP ? - HS trả lời. GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới a) GV giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động Họat động 1. (làm việc theo nhóm) (10’) - GV chia lớp làm 3 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm , yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK , từ câu 1 đến câu 3. - GV nhận xét chốt ý đúng. Hoạt động 2. (làm việc cá nhân) (9’) - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi cuối các bài đã học. Hoạt động 3. ( Làm việc cả lớp) (9’) - GV tổ chức cho HS trò chơi " Tìm địa chỉ đỏ". GV dùng bảng phụ đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện , nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. 3. Củng cố, dặn dò (2') - GV tổng kết nội dung bài . - Nhận xét tiết học. - HS trả lời. - HS khác bổ sung. - HS hoạt động nhóm, thảo luận các câu hỏi sau đó trả lời. - HS trả lời các câu hỏi. - HS khác chia sẻ, bổ sung. + HS nắm luật chơi và tham gia trò chơi. - HS lắng nghe, thực hiện. Đạo đức Tiết 17: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS biết được lợi ích của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung, có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, trường. - HS biết hợp tác, đoàn kết với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, mọi người trong công việc chung. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (2’) - GV gọi nêu lại ghi nhớ của bài trước? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động Hoạt động 1. (10’) - GV nêu yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận câu hỏi được nêu ở dưới tranh bài tập 3 SGK. - GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm thảo luận các tình huống của bài tập. - GV nêu câu hỏi: Em xử lí tình huống trong tranh thế nào? - Cho HS trình bày theo nhóm lần lượt. - GV kết luận: + Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng. + Việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng. Hoạt động 2. (10’) Làm bài tập 4, SGK. - Cho HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác. - Cho HS thảo luận nhóm 2. - Cho HS trình bày ý kiến. - Gọi nhận xét chia sẻ bổ sung ý kiến. - GV kết luận: Các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau, bàn bạc, hỗ trợ, phối hợp trong công việc chung - GV giáo dục kĩ năng sống hợp tác trong lớp. Hoạt động 3. (9’) - Cho HS tự làm bài tập 5. - GV lần lượt nêu từng ý kiến, nhận xét kết luận. - Cho liên hệ: Em và các bạn trong lớp đã làm những việc gì có sự hợp tác chưa? Kể một vài việc cụ thể. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi nêu nội dung phần ghi nhớ của bài. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn học bài, xem bài mới. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh. - HS thảo luận nhóm 4 các tình huống của bài tập. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS lắng nghe và nắm yêu cầu. - Thảo luận nhóm đôi., sau đó phát biểu: + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. - Nhận xét, chia sẻ, bổ sung. - HS tự làm bài tập 5 sau đó trao đổi với bạn bên cạnh. - Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc. - HS liên hệ. - HS nêu. - HS lắng nghe. - Thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 23/12/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 Địa lí Tiết 17: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở các mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng; nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. - HS biết tự học, chăm chỉ, tự giác; yêu thiên nhiên, ham tìm hiểu, khám phá. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Ôn tập HĐ1. Ôn tập kiến thức địa lí (18’) - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi cuối các bài học trong SGK. - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý đúng. HĐ2. Làm việc với bản đồ (12’) - Gọi HS nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I. - HS trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi cuối các bài học trong SGK. - HS trả lời trước lớp, HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS xung phong lên chỉ trên bản đồ. - HS khác nhận xét, đặt câu hỏi chia sẻ. - Lắng nghe. Kĩ thuật Tiết 17: THỨC ĂN NUÔI GÀ I. MỤC TIÊU - HS nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thương dùng để nuôi gà, biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng yếu của một số thức ăn được sử dụng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương. - HS biết hợp tác, lắng nghe, chia sẻ; yêu quý vật nuôi trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Thóc, gạo - HS: Một số loại thức ăn nuôi gà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Tác dụng của thức ăn nuôi gà (10’) - H: Động vật cần gì để sống? - Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? - Kết luận. HĐ2. Các loại thức ăn nuôi gà (18’) - Gọi HS lần lượt kể tên các loại thức ăn nuôi gà. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, phân loại thức ăn nuôi gà. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS rút ra nội dung bài. - Liên hệ giáo dục. - Nhận xét tiết học. - HS nêu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - HS trả lời. - HS phát biểu. - HS khác bổ sung. - HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà. - HS lần lượt kể tên các loại thức ăn nuôi gà. - HS giới thiệu về thức ăn nuôi gà mà mình đã chuẩn bị. - HS thảo luận nhóm đôi, làm vào phiếu, một nhóm làm vào bảng phụ. - HS trình bày, HS khác chia sẻ, bổ sung. Khoa học Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Giúp HS kiểm tra lại các kiến thức đã học về chủ đề: “Con người và sức khoẻ, vật chất và năng lượng”. - Rèn cho HS cách trình bày bài kiểm tra được tốt. - Giáo dục HS ý thức thường xuyên ôn tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Đề bài. - HS: Giấy kiểm tra. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC GV chép đề lên bảng, HS tự làm bài vào giấy kiểm tra Khoanh vào trước chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất Câu 1. Bệnh nào dưới đây có thể lây qua cả đường sinh sản và đường máu? A. sốt xuất huyết B. sốt rét C. viêm não D. AIDS Câu 2. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả người ta sử dụng vật liệu nào? A. nhôm B. đồng C. thép D. gang Câu 3. Để sản xuất xi măng, tạc tượng ngời ta sử dụng vật liệu nào? A. đồng B. sắt C. đá vôi D. nhôm Câu 4. Để dệt thành vải may quần áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào? A. tơ sợi B. cao su C. chất dẻo Câu 5. Tác nhân gây ra bệnh viêm não là: mức 1 0,5đ A. Do một loại vi rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã gây ra B. Do một loại kí sinh trùng gây ra C. Do muỗi vằn hút các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người Câu 6. Em làm gì để phòng bệnh viêm gan A? A. Phải ngủ mùng cả ban ngày và vệ sinh nhà cửa, xung quanh sạch sẽ B. Ăn nhiều thịt cá và hoa quả C. Ăn chín, uống nước đun sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện Câu 7. Em phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại? Câu 8. Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người? Đáp án Câu 1. D (1đ) Câu 2. C (1đ) Câu 3.C (1đ) Câu 4. A (1đ) Câu 5. A (1đ) Câu 6. C (1đ) Câu 7. (2đ) - Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; - Không ở trong phòng kín một mình với người lạ; - Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do; - Không đi nhờ xe người lạ; - Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình; ... Câu 8. (2đ) Vì ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 17.chiều.doc
Tài liệu liên quan