Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 2 (buổi chiều)

I. MỤC TIÊU

- HS đính được ít nhất một khuy 2 lỗ . Khuy đính tương đối chắc chắn.Với HS khéo tay : đính được ít nhất 2 khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy đính chắc chắn.

-HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, biết tự phục vụ.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Mẫu đính khuy hai lỗ; một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ ; 2- 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn.

 - HS : Một mảnh vải có kích thước 20cmx30cm, chỉ khâu, kim, khuy hai lỗ.

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 2 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn: 08/09/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017 Khoa học NAM HAY NỮ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - HS nhận ra sự cần thiết cần phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ, tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ, biết phân tích, đối chiếu, trình bày suy nghĩ, tự nhận thức và xác định giá trị bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu ghi bài tập trang 8, bảng phụ kẻ 3 cột. - HS: SKG, bút chì. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức (2’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Dựa vào đâu để phân biệt bé trai hay bé gái ? + Nêu điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. - Nhận xét. 3. Bài mới - Giới thiệu bài. Hoạt động 1. Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu tham khảo trang 8 SGK, thảo luận và ghi vào bảng nhóm theo mẫu sau: Nam Cả nam và nữ Nữ - Yêu cầu các nhóm trình bày, giải thích cách sắp xếp và trả lời chất vấn của các nhóm khác. - Nhận xét, tuyên dương nhóm ghi đúng, trình bày tốt, trả lời hay. Hoạt động 2. Thảo luận: Một số quan niệm về nam và nữ - Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích lí do: a. Công việc nội trợ là của phụ nữ. b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. c. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 2) Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác như thế nào ? Như vậy có hợp lí không ? 3) Liên hệ lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không, như vậy có hợp lí không ? 4) Tại sao không nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ ? - Yêu cầu trình bày trước lớp. + Nhận xét, kết luận: Quan hệ xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình và lớp học của mình. 4. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết". - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? Cả lớp hát một bài - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhận xét bạn. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày, giải thích và trả lời chất vấn. - Nhận xét, bình chọn. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận. - Tiếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, góp ý. - Tiếp nối nhau đọc. - Học sinh lắng nghe. Lịch sử Tiết 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU - HS nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh. Rèn kĩ năng tìm hiểu bài, kĩ năng diễn đạt. - HS tự hào về truyền thống lịch sử, kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Chân dung Nguyễn Trường Tộ. Phiếu học tập. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ? - Nhận xét 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài (3’) - Nêu bối cảnh nước ta nửa sau thế kỉ XIX (phần chữ nhỏ đầu trong SGK). b) Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm (17’) - Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu và yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. Trả lời các câu hỏi sau: + Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì ? + Những đề nghị đó có được thực hiện không ? Vì sao ? + Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ. - Nhận xét và chốt ý: Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi của các nước trên thế giới, không tin đó là sự thật nên không nghe theo. c) Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (12’) - Yêu cầu suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Vì sao Nguyễn Trường Tộ lại được người sau kính trọng ? - Nhận xét, kết luận: Trước họa xâm lăng, bên cạnh những người yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp còn có những người đề nghị canh tân đất nước với mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS xem lại bài đã học và đọc ghi nhớ, chuẩn bị bài Cuộc phản công ở kinh thành Huế. - 2 HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét bạn. - HS lắng nghe. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành phiếu học tập dựa vào SGK và cử đại diện nhóm trình bày: - Đại diện các mhóm lần lượt trình bày. - Suy nghĩ, lần lượt phát biểu ý kiến. - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và thực hiện. Kĩ thuật ĐÍNH KHUY HAI LỖ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU  - HS đính được ít nhất một khuy 2 lỗ . Khuy đính tương đối chắc chắn.Với HS khéo tay : đính được ít nhất 2 khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy đính chắc chắn. -HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, biết tự phục vụ. II. CHUẨN BỊ  - GV : Mẫu đính khuy hai lỗ; một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ ; 2- 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn. - HS : Một mảnh vải có kích thước 20cmx30cm, chỉ khâu, kim, khuy hai lỗ. III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2’) - Yêu cầu nêu các bước đính khuy hai lỗ. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới - Giới thiệu: Đính khuy hai lỗ (tiết 2). - Ghi bảng tên bài. Hoạt động 1. Thực hành (22’) - Kiểm tra vật liệu và dụng cụ của HS. - Yêu cầu đính một khuy hai lỗ theo vạch dấu trong vải ở tiết trước, riêng HS khéo tay thì đính hai khuy hai lỗ. - Quan sát, theo dõi, uốn nắn. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm (8’) - Treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá. - Trưng bày 4 sản phẩm theo hai yêu cầu, lớp nhận xét. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Nắm vững cách đính khuy hai lỗ, các em sẽ vận dụng đính khuy cho áo quần của mình khi bị sút. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS có sản phẩm chưa đạt hoàn thành ở nhà. - Chuẩn bị bài Thêu dấu nhân. - HS được chỉ định thực hiện. - Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ. - Thực hiện theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau đọc. - Quan sát và nhận xét. - Tiếp nối nhau nhắc lại. Ngày soạn: 08/09/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017 Địa lí ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU - HS nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của VN : than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, khí tự nhiên, HS chỉ được các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ) : dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn ; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung, chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ) : than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam, - HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, tự tin khi trình bày ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, que chỉ. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2’) - Nêu câu hỏi và gọi học sinh trả lời. Nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu bài Địa hình và khoáng sản - Ghi tên bài lên bảng. Hoạt động 1. Địa hình (14’) Hoạt động cá nhân. -Yêu cầu đọc mục 1 và quan sát hình 1 sgk. -Yêu cầu trả lời câu hỏi sgk. -Nhận xét. -Yêu cầu hs lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta - Nhận xét. - Kết luận:Trên phần đất liền của nước ta, ¾ diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, ¼ diện tích là đồng bằng.phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngoài bù đắp. Hoạt động 2.Khoáng sản (15’) Làm việc nhóm. -Dựa vào hình 2 sgk và hiểu biết của em:Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? -Hoàn thành bảng sau: Tên kh. sản. Kí hiệu. Nơi phân bố chính. Công dụng. Than A-pa-tít Sắt Bô-xít Dầu mỏ - Nhận xét bổ sung. - Kết luận:Nước ta có nhiều loại khoáng sản như : Than,dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, đồng, thiếc, a-pa- tí, bô-xít. Than, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước. 3. Củng cố, dặn dò (3’). - Gọi học sinh nêu lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài mới. - Học sinh trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Đọc mục 1 và quan sát hình 1 sgk. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét bổ sung. - Chỉ bản đồ. -Thảo thuận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét bổ sung. HS chỉ trên bản đồ khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc-đông nam, cánh cung. - HS nêu lại nội dung bài. Thể dục Tiết 3: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU - Củng cố, nâng cao kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ : Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, động tác quay phải, quay trái, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. - Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu HS chơi đúng luật, trật tự , nhanh nhẹn và tham gia chơi tích cực. - Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: Còi, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức lên lớp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Xoay các khớp (2x8n) - Chạy trên địa hình tự nhiên 1 vòng. 2. Phần cơ bản a) Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. - Lần 1 GV điều khiển sau đó chia 3 tổ tập luyện. - Tổ trưởng điều khiển tổ tập luyện kĩ thuật. - GV tập hợp lớp và cho từng tổ lên trình diễn. - GV nhận xét. b) Chơi trò chơi “Bỏ khăn” - GV nêu tên trò chơi - Tập hợp lớp theo đội hình chơi. - GV giải thích cách chơi. - Cho HS chơi thử trước khi chơi chính thức. - Cho HS chơi trò chơi ai thua bị phạt nhảy lò cò 2 vòng quanh đội hình chơi. 3. Phần kết thúc - HS cúi người thả lỏng 5 - 10 lần. - GV hệ thống bài. - Nhận xét tiết học. - Xuống lớp. 6 - 7 p 18 - 22 p 12 - 13 p 6 - 7 p Đội hình nhận lớp €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ € Đội hình tập luyện € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € Đội hình tập luyện Tổ 1 €€€€€€€ Tổ 2 €€€€€€€ Tổ 3 €€€€€€€ Đội hình trò chơi Đội hình kết thúc €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ € Ngày soạn: 10/09/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa làm đúng các bài thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. HS biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho. - HS có ý thức chăm học và tự giác học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: Vở nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) + Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa - Nhận xét, củng cố về từ đồng nghĩa. 2. Dạy bài mới Hướng dẫn làm bài tập (30’) Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS trả lời. - GV nhận xét chung Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bảng phụ. - GV nhận xét chung. Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm vở. - GV nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Củng cố lại khái niệm từ đồng nghĩa (hoàn toàn - không hoàn toàn). - Dặn HS xem trước bài mở rộng vốn từ “ Nhân dân”. - 3 HS trả lời. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Trả lời cá nhân - HS nhận xét. (mẹ, má, u, bầm, bu, mạ) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bảng phụ. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, chốt lại kết quả đúng. + Bao la, mênh mông. bát ngát... + Lung linh, long lanh... + Vắng vẻ, quạnh hiu... - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm vở. - HS trình bày - HS khác nhận xét, chia sẻ. - 2 HS nhắc lại. Giáo dục ngoài giờ lên lớp THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HOẠT ĐỘNG 2 XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM I. MỤC TIÊU - HS biết đóng góp xây dựng sổ truyền thống của lớp, biết sắp xếp, trang trí sổ truyền thống. - HS tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp, đoàn kết, yêu thương bạn bè. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG - Tổ chức theo quy mô theo lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Một cuốn sổ bìa cứng. - Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp cá nhân. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG a) Bước 1 : Chuẩn bị - GV phổ biến mục đích làm sổ truyền thống của lớp và cùng học sinh trao đổi về nội dung hình thức trình bày sổ. - Mỗi HS chuẩn bị một tấm ảnh cá nhân và viết một vài dòng giới thiệu bản thân . - Các tổ chuẩn bị : bức ảnh chung của tổ; một vài nét giới thiệu về tổ mình. - Cả lớp: Bức ảnh chung cả lớp. Thành lập ban biên tập giới thiệu thành tích của các cá nhân của lớp. b) Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp. - Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp. - Sắp xếp thông tin theo từng loại. - Trình bày, trang trí sổ truyền thống. - Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp. - Giới thiệu về từng cá nhân học sinh. - Những suy nghĩ của cá nhân về mái trường về lớp học, về thầy cô trước khi ra trường. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Ngày soạn: 10/09/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017 Khoa học Tiết 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU - HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ, biết quan sát, nhận xét, rút ra kết luận. - HS ham học hỏi, tìm hiểu, biết đặt câu hỏi thắc mắc khi không hiểu bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, hình minh họa. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Giữa bạn nữ và bạn nam có gì khác nhau và giống nhau về mặt sinh học và xã hội ? + Làm thế nào để góp phần thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ ? - Nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động 1. Giảng giải (10’) - Nêu câu hỏi, yêu cầu HS chọn phiếu có mẫu tự đúng trước câu hỏi thích hợp để giơ lên: 1) Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người: a- Cơ quan tiêu hóa. b- Cơ quan hô hấp. c- Cơ quan tuần hoàn. d- Cơ quan sinh dục. 2) Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? a- Tạo ra trứng. b- Tạo ra tinh trùng. 3) Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? a- Tạo ra trứng. b- Tạo ra tinh trùng. + Giải nghĩa các từ: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai và giảng: . Cơ thể người được hình thành từ tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là sự thụ tinh. . Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. . Hợp tử phát triển thành phôi, rồi thành bào thai. Sau khoảng chín tháng nằm trong bụng mẹ, em bé được sinh ra. Hoạt động 2. Tìm hiểu sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi (18’) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. + Quan sát hình 1a, b, c và tham khảo trang 10 SGK; tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào ? + Quan sát hình trang 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK; tìm xem hình nào là thai nhi khoảng 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết". - Nhắc nhở: Kiến thức bài học sẽ giúp các em có cái nhìn khoa học về sự hình thành của cơ thể người. Từ đó, các em có thể tuyên truyền một cách đúng đắn những hiểu biết của mình cho những người chung quanh cùng hiểu. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe ? - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ, chọn phiếu giơ lên. - Nhận xét, chia sẻ. - Chú ý, lắng nghe. - Quan sát hình, tham khảo SGK và thực hiện theo nhóm đôi. - Tiếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, góp ý. - Tiếp nối nhau đọc. Tự chọn ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. MỤC TIÊU - HS biết cách giải các bài toán có lời văn thuộc các dạng đã học, biết trình bày bài giải toán có lời văn, viết đúng câu trả lời, phép tính, tính toán chính xác. - HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, biết tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu - HS: Nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức (4’) 2. Ôn tập (28’) Giới thiệu bài Luyện tập Bài 1. Hai kho chứa 1350 tấn thóc. Tìm số thóc của mỗi kho, biết rằng số thó của kho thứ nhất bằng số thóc của kho thứ hai. - Gọi HS nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bài 2. Mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 3 năm nữa tuổi mẹ sẽ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. Một công ti chuyển máy bơm bằng ô tô. Lần đầu có 3 ô tô, mỗi ô tô chở được 16 máy. Lần sau có 5 ô tô, mỗi ô tô chở được 24 máy. Hỏi trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu máy bơm? GV nhận xét, chữa bài. Bài 4. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 530m, chiều rộng kém chiều dài 47m. Tính diện tích của thửa ruộng. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Gọi HS hệ thống lại nội dung bài, nêu các dạng toán đã được ôn tập. - Nhận xét tiết học, dặn HS tiếp tục ôn tập. Cả lớp hát một bài - HS đọc đầu bài, phân tích bài toán. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. Nhận xét, chữa bài. - 3 HS nhắc lại. - HS đọc đầu bài, phân tích bài toán, nêu dạng toán. Thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - Hs làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - HS đọc đầu bài, phân tích bài toán. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. Nhận xét, chữa bài. - HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài. - HS làm bài ra nháp, 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chia sẻ. Sửa bài, nếu sai. - HS hệ thống nội dung bài, nêu các dạng toán đã được ôn tập. Tự chọn THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT I. MỤC TIÊU - HS nắm được độ cao các các con chữ, viết đúng độ cao, sạch, tương đối đều nét. - HS biết tự học, tự giải quyết vấn đề, chăm chỉ, tự giác viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu, bảng con. - HS: Bảng con, phấn, vở Thực hành luyệ viết lớp 5 tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định tổ chức (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS 2. Thực hành luyện viết (28’) - GV gọi HS nêu độ cao của các con chữ. Nhận xét, chốt lại. - Yêu cầu HS viết vở Thực hành luyện viết. GV quan sát, uốn nắn kịp thời. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tự luyện viết chữ hoa, chữ thường cho đúng mẫu, đủ nét, đúng độ rộng, độ cao, khoảng cách các chữ. - HS nêu độ cao của từng con chữ. - HS thực hành viết vào bảng con, 5 HS lên bảng viết. - Chia sẻ. - HS viết vở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 2. chiều.doc
Tài liệu liên quan