Lịch sử
Tiết 20: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC ( 1945-1954 )- HS nêu được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một sự kiện theo thời gian ( gắn với các bài đã học), HS có kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử đã học.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết hợp tác; chăm chỉ học bài, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 20 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn: 12/01/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 01 năm 2018
Khoa học
Tiết 39: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được vai trò của nhiệt và ánh sáng trong sự biến đổi hóa học của các chất, kể được một số ví dụ về vai trò của nhiết và ánh sáng trong sự biến đổi hóa học của các chất.
- HS biết tự học, hợp tác, chia sẻ; ham thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một ít vôi sống, nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (2’)
- Nêu một số trường hợp sự biến đổi hóa học?
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
- GV giới thiệu bài trực tiếp.
b) Các hoạt động
HĐ1. Trò chơi Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học. (15’)
- Cho nhóm trưởng điều khiển câu hỏi SGK trang 80
Xi măng trộn cát
Xi măng trộn cát và nước
Đinh mới để lâu thành đingh gỉ
d) Thủy tinh ở thể lỏng trở thành thể rắn
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- GV cho HS quan sát sự biến đổi hóa học của vôi sống gặp nước.
- GV giáo dục kĩ năng hành vi: Có nên đến gần các hố vôi đang tôi không?
- Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể sảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
- Yêu cầu học sinh lấy thêm một số ví dụ về sự biến đổi hóa học của một số chất dưới tác dụng của nhiệt.
HĐ2. Trò chơi “Chứng minh vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học”.
- GV cho HS làm việc theo nhóm các công việc mà GV đưa ra. Các nhóm làm việc như SGK hướng dẫn.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80, 81 SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chỉ trình bày câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể sảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
- Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về sự biến đổi hóa học của một số chất dưới tác dụng của ánh sáng.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học bài, xem bài sau.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát nhận xét.
- Không nên đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
- HS nghe.
- HS nêu.
- HS làm việc theo nhóm làm việc như SGK hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm trình bày thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nghe.
- HS lấy thêm ví dụ về sự biến đổi hóa học.
- HS đọc: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học, xảy ra dưới tác dụng của nhiệt, ánh sáng nhiệt độ bình thường.
- HS nghe.
Lịch sử
Tiết 20: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC ( 1945-1954 )
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một sự kiện theo thời gian ( gắn với các bài đã học), HS có kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử đã học.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết hợp tác; chăm chỉ học bài, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS trình bày diễn biến của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài : Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1954 -1975 ).
b) Các hoạt động
HĐ1. Làm việc theo nhóm (10’)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
- Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại”giặc” mà Cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945.
- Nhóm 2: “ Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.
- Em hãy cho biết : 9 năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì?
- Nhóm 4 : Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp?
HĐ2. Hái hoa dân chủ (10’)
- Tổ chức cho 4 đội chơi, GV phổ biến cách chơi
Câu hỏi
1. Kể lại một câu chuyện của Bác Hồ trong những ngày cùng nhân dân chống giặc đói ,giặc dốt
2. Tại sao nói Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 là mồ chôn giặc Pháp ?
3. Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông ?
4. Chiến thắng Biên giới thu Đông năm 1950 có ý nghĩa như thế nào ?
5. Nêu ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ ?
..
HĐ3. Làm việc cả lớp (10’)
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
- Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có để sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện,nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh .
- GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố,dặn dò (2’)
- GV tổng kết nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau:” Nước nhà bị chia cắt”.
- 1 HS trình bày.
- HS nêu.
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
- Nhóm 1: Được diễn tả bằng cụm từ ” Nghìn cân treo sợi tóc”. Ba loại giặc : Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Nhóm 2 : Bắt đầu ngày 23-9-1945 và kết thúc ngày 21-7-1954.
- Nhóm 3 : Tinh thần quyết tử vì độc lập tự do của dân tộc.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- Nhóm 4 : + Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn đập lập.
+ Ngày 19-12-1946 toàn quốc kháng chiến.
+ Việt Bắc thu đông 1947
+ Biên giới thu đông 1950.
+ Điện Biên Phủ 7-5-1954.
- HS các nhóm cử đại diện lên hái hoa trả lời, cả lớp lắng nghe bổ sung.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- Xem bài trước .
Đạo đức
Tiết 20: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết làm những việc làm phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương và không đồng tình với người không xây dựng và bảo vệ quê hương.
- HS biết tự học, hợp tác, chia sẻ; tích cực học tập, yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Nêu 1 số việc làm thể hiện tình yêu quê hương ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Triển lãm nhỏ (BT4, sgk) (10’)
- GV chia nhóm , hướng dẫn HS kẹp tranh vào nẹp.
- GV Nhận xét tranh ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
HĐ2. Bày tỏ thái độ(BT2, sgk) (8’)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- GV mời 1 số em giải thích lí do.
- GVKL: Tán thành ý kiến a,d.
Không tán thành ý kiến b, c.
HĐ3. Xử lí tình huống (BT3, sgk) (8’)
- GV chia nhóm yêu cầu HS xử lí tình huống.
- GVKL
3. Củng cố, dặn dò (3')
- Em hãy trình bày về một phong cảnh hoặc phong tục tập quán, danh nhân của quê hương hay các bài thơ, bài hát đã chuẩn bị.
- Nhắc HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng.
- Học sinh nêu một số việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
- HS làm theo nhóm..
- Đại diện HS lên giới thiệu tranh của nhóm mình.
- HS cả lớp xem tranh, trao đổi, bình luận.
- HS đọc BT2.
- HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu.
- HS giải thích, một số khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc BT3.
- Các nhóm làmviệc.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Lớp trao đổi về ý nghĩa các bài thơ, bài hát.
Học sinh theo dõi, lắng nghe
Ngày soạn: 13/01/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 01 năm 2018
Địa lí
Tiết 20: CHÂU Á (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này, dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt dộng sản xuất của người dân châu Á. biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản, khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực ở châu Á, sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á.
- HS biết tự học; tích cực học tập, ham khám phá, tìm hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ các nước trên thế giới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ (3’)
- Dựa vào quả Địa cầu và hình 1, em hãy cho biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Á?
- Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Cư dân châu Á (10’)
- Yêu cầu HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác .
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn ở mục 3, đưa ra nhận xét người dân châu Á và địa bàn cư trú của họ .
- GV bổ sung thêm về lí do có sự khác nhau về màu da đó : do họ sống ở các khu vực có khí hậu khác nhau . Người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn .
Kết luận : Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ .
HĐ2. Hoạt động kinh tế (9’)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á
- GV cho HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất : trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, sản xuất ô tô,khai thác dầu mỏ.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á
Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển nghành công nghiệp : khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,..
HĐ3. Khu vực Đông Nam Á (9’)
- GV cho HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18. GV xác định lại vị trí khu vực Đông Nam Á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
- GV yêu cầu HS cùng quan sát hình 3 bài 17 để nhận xét địa hình.
- Hãy liên hệ với Việt nam để nêu tên một số ngành sản xuất có ở khu vực ĐNÁ.
GV giới thiệu Xin-ga-po là nước có kinh tế phát triển.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào ? Tại sao ?
- Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : “ Các nước láng giềng của Việt Nam”
- 2 HS trả lời
- HS nghe .
- HS làm việc cá nhân, tự so sánh các số liệu về dân số ở châu Á và dân số ở các châu lục khác .
- HS nêu nhận xét về dân số châu Á.
HS đọc đoạn văn ở mục 3.
Nhận xét : Người dân châu Á chủ yếu là người da vàng . Họ sống tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ .
- HS theo dõi .
- Lắng nghe.
- HS quan sát .
- HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất : trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,
- HS làm việc theo từng nhóm nhỏ 3 người.
- Rút ra nhận xét.
Lắng nghe
- HS xác định vị trí khu vực Đông Nam Á, đọc tên 11quốc gia trong khu vực: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia,Thái Lan, My-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Bru-nây,In-đô-nê-xi-a, Đông-ti-mo.(ASEAN)
- HS quan sát nhận xét địa hình : núi là chủ yếu, có độ cao trung bình ; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển .
- HS suy luận .
2 HS trả lời..
HS phát biểu.
- HS nghe .
- HS xem bài trước.
Kĩ thuật
Tiết 20: CHĂM SÓC GÀ
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà, biết cách chăm sóc gà.
- HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; yêu quý vật nuôi trong gia đình, có ý thức chăm sóc bảo vệ gà.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
HĐ1. Mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà (12’)
- H: Thế nào là chăm sóc gà?
- Gọi HS đọc mục 1 SGK.
- H: + Chăm sóc gà nhằm mục đích gì?
+ Nêu tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2. Cách chăm sóc gà (16’)
- Gọi HS kể tên các công việc chăm sóc gà.
- Nhận xét, chốt ý.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- 2 - 3 HS kể.
- HS tìm hiểu, trao đổi về việc sưởi ấm cho gà, chống rét cho gà.
- Một số HS trình bày.
- HS khác chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Khoa học
Tiết 40: NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng, nhận biết về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- HS biết tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tích cực học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Pin đồng hồ, diêm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra (3’)
- Lấy ví dụ về sự biến đổi hóa học của các chất dưới tác dụng của nhiệt hoặc ánh sáng?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động (29’)
HĐ1. Thí nghiệm (10’)
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ:
+ Hiện tượng quan sát được.
+ Vật bị biến đổi như thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV đưa ra nhận xét như SGK (mục bạn cần biết – trang 82).
HĐ2. Quan sát, thảo luận (10’)
- GV đưa hình vẽ trên bảng.
- Yêu cầu làm việc theo cặp: HS tự đọc mục bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả.
- GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
- Kết luận.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Hệ thống bài, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS lấy ví dụ lớp quan sát theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
HS hoạt động nhóm, làm thí ngiệm và thảo luận.
- Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tự đọc mục bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- HS báo cáo kết quả.
- HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
- HS nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 20.chiều.doc