Đạo đức
Tiết 23: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- HS biết tự học, trao đổi, chia sẻ.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh một số cảnh đẹp của đất nước
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 23 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngày soạn: 02/02/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 05 tháng 02 năm 2018
Khoa học
Tiết 45: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS biết kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. HS nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt; thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- HS biết tự học, chia sẻ, hợp tác.
- HS tích cực phát biểu, ham học hỏi, ham tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KT bài cũ (3’)
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Con người còn sử dụng gió, nước chảy vào những việc quan trọng nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Thảo luận (10’)
- GV cho HS cả lớp quan sát H2, thảo luận theo nội dung sau:
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết ?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- GV : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
- Các em còn tìm được loại nguồn điện nào khác?
HĐ2. Quan sát và thảo luận. (10’)
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau:
+ Kể tên của chúng.
+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
HĐ3. Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” (10’)
- GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi. Yêu cầu tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng. (Điền nhanh vào bảng lớp được chia 2 cột)
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Đẩy thuyền, rê lúa; chở hàng xuôi dòng
- Làm máy phát điện.
- HS quan sát hình.
- Bóng đèn điện, ấm điện, nồi cơm điện
- Năng lượng điện do pin, nhà máy điện, cung cấp.
- ắc-quy, đi-na-mô,
- HS quan sát, làm việc theo cặp.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
+ Bàn là cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng; bếp điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng, dây may-xo truyền điện cho xoong, nồi; đèn điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng dây tóc và phát sáng; đài truyền thanh cần nguồn điện là pin hoặc các nhà máy phát điện làm phát ra âm thanh
- Trong cùng một thời gian đội nào tìm được nhiều ví dụ là đội đó thắng .
- 1-2 HS hệ thống lại bài học.
Lịch sử
Tiết 23: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
- HS biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội : tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công và tháng 4 năm 1958 thì hoàn thành. Biết những đóng góp của Nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước : góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội; sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- HS biết hợp tác.
- HS tích cực học tập, có ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
Gọi 2 HS lên trả lời:
+ Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
+ Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội (15’)
- Cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm đôi.
+ Tại sao Đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
Gợi ý: Nêu tình hình nước ta sau hoà bình lập lại.
- Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta?
- GV chốt ý : Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
HĐ2. Nhà máy cơ khí Hà Nội (15’)
- Cho HS thảo luận nhóm 4, làm vào phiếu bài tập trả lời các câu hỏi:
Thời gian xây dựng
Địa điểm:
Diện tích:
Quy mô:
Nước giúp đỡ xây dựng:
Các sản phẩm :
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có những đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ?
- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh để thấy niềm hân hoan của Đảng, nhà nước và nhân dân thủ đô trong lễ khánh thành nhà máy.
+ Đặt bối cảnh của nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ (rất nghèo nàn, lạc hậu, ta chưa từng xây dựng được nhà máy hiện đại nào, các cở sở do Pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá), em có suy nghĩ gì về sự nghiệp này?
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ của bài.
- Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Chính quyền Mĩ - Diệm gây bao tội ác cho nhân dân VN.
- Mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
-Thảo luận nhóm đôi và trả lời:
- Miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
- Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động.
- Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp ở nước ta, góp phần tăng hiệu quả sản xuất tạo điều kiện tốt cho cuộc cách mạng thắng lợi.
- HS thảo luận nhóm 4, làm vào phiếu học tập trả lời các câu hỏi.
+ Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958
+ Phía tây nam thủ đô Hà Nội
+ Hơn 10 vạn mét vuông
+ Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ
- Liên Xô
+ Máy bay, máy tiện, máy khoan, ... tiêu biểu là tên lửa A12
+ Các sản phẩm của nhà máy đã phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc ,cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền nam (tên lửa A12).
- Nhà máy cơ khí Hà Nội luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
- HS quan sát.
- Là một cố gắng lớn lao, đường lối táo bạo, thông minh của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ hết mình của nhân dân Liên Xô.
- HS đọc.
Đạo đức
Tiết 23: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- HS biết tự học, trao đổi, chia sẻ.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh một số cảnh đẹp của đất nước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KT bài cũ (3’)
H : Vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường ?
H : Em tham gia các hoật động nào do xã, phường tổ chức ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Các hoạt động
HĐ1. Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK) (10’)
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
-GV kết luận : Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (10’)
- GV chia nhóm HS và đề nghị các
nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam ?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì ?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
- GV kết luận:
+ Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ3. Làm bài tập 2, SGK (10’)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp.
- Cho HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc ViệtNam.
+ Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau học tiếp “Sưu tầm các tranh ảnh nói về Tổ Quốc VN”.
- HS trả lời.
- Các nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung: Lễ hội Đền Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Vịnh Hạ Long.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.Ví dụ : Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, ở đó khí hậu mát mẻ, biển mênh mông, có nhiều hòn đảo và hang động đẹp, con người ở đó rất bình dị, thật thà
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý
kiến.
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi:
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
+ Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều lễ hội truyền thống rất đáng tự hào.
+ Việt Nam là đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâuđời.Việt Nam đang thay đổi, phát triển từng ngàyôCn người VN rất thật thà, cần cù chịu khó và có lòng yêu nước
+ Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, nhiều người dân chưa có việc làm, trình độ văn hóa chưa cao.
- Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam).
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
+ Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
+ Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
- Hs sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam, nối tiếp nhau nêu trước lớp.
- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Ngày soạn: 03/02/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 08 tháng 02 năm 2018
Địa lí
Tiết 23: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga. Liên bang Nga nằm ở châ Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và số dân khá đông. Tài nghuyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế. Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
- HS biết tự học, chia sẻ
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Phấn màu, Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu, que chỉ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ HS 1: Mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ thế giới ?
+ HS 2: Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Âu ?
- GV nhận xét, đnáh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Các hoạt động
HĐ1. Liên Bang Nga (15’)
- GV Gọi HS lên bảng giới thiệu lãnh thổ LB Nga trong bản đồ các nước châu Âu.
- Cho HS hoạt động theo nhóm 4.
+ Gv kẻ bảng có 2 cột , cột 1 ghi các yếu tố, cột 2 ghi đặc điểm.
Các yếu tố
Đặc điểm/ sản phẩm chính
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Dân số
- Khí hậu
- Tài nguyên khoáng sản
- Sản phẩm công nghiệp
- Sản phẩm nông nghiệp
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2. Pháp (10’)
- Cho HS tìm hiểu thông tin SGK.
- Gọi HS phát biểu, so sánh nước Pháp với Liên bang Nga.
- GV chốt lại.
HĐ3. Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của Pháp (5’)
- Gọi HS kể tên các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của Pháp. (Dựa vào SGK)
- GV bổ sung, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS tóm tắt kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học.
Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS chỉ bản đồ và nêu được: Châu Âu nằm ở phía Tây châu Á, 3 phía giáp biển và đại duơng
- HS nêu.
- HS hoạt động nhóm 4:
+ Từng nhóm kẻ bảng làm bài.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tìm hiểu thông tin SGK.
- HS phát biểu.
- HS khác chia sẻ, bổ sung.
- HS kể tên.
Kĩ thuật
Tiết 23: LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK để lắp xe cần cẩu, lắp được từng bộ phận và lắp ráp được xe cần cẩu.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (2’)
- Gọi HS nêu các chi tiết cần để lắp xe cần cẩu.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. HS thực hành lắp xe cần cẩu (20’)
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, thực hành lắp xe cần cẩu.
- GV quan sát, kịp thời giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
HĐ2. Đánh giá sản phẩm (10’)
- Gọi một số nhóm trưng bày sản phẩm và giới thiệu trước lớp.
- Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét.
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp vào đúng vị trí các ngăn hộp.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước bài sau và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp xe ben”
- HS nêu các chi tiết.
- HS hoạt động nhóm đôi, thực hành lắp xe cần cẩu.
- Một số nhóm trưng bày sản phẩm và giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Khoa học
Tiết 46: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
- HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- HS biết hợp tác, chia sẻ.
- HS yêu khoa học và biết vận dụng nội dung bài học vào trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: Pin, dây điện nhỏ, bóng đèn nhỏ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KT bài cũ (3’)
H : Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Thực hành lắp mạch điện (15’)
- Hướng dẫn HS lắp mạch điện đơn giản với pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Cho HS quan sát hình 5 trang 95 và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?
HĐ2. Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. (15’)
- Cho các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn mục Thực hành trang 96.
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS phát biểu.
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK.
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- HS quan sát và phát biểu, giải thích.
- Làm việc theo nhóm
- Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn hoặc một đầu của pin để tạo ra một chỗ hở trong mạch.
- Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ,... vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không và nêu kết luận.
- Kết quả và kết luận: đèn không sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện.
+ Đồng, nhôm, sắt
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện
+ Cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, bìa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 23.chiều.doc