Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 28 - Năm học: 2017 - 2018

 I. MỤC TIÊU

 - Kiểm tra đọc hiểu của HS đối với một bài văn có độ dài khoảng 200 - 250 chữ. GV chọn văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học, trình độ HS.

 - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác làm bài.

 II. CHUẨN BỊ

 - GV: Đề bài

 - HS: Bút, nháp

 III. THỰC HIỆN

 1. Ổn định tổ chức (2’)

 2. GV phát đề

 - HS nhận đề và làm bài

 

doc15 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 28 - Năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Ngày soạn: 16/03/2018 Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2018 Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Toán Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường; biết đổi đơn vị đo thời gian, biết trình bày bài giải toán có lời văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. Cá nhân (9’) Một ô tô đi quãng đường 129km hết 3 giờ. Một xe máy cũng đi quãng đường đó hết 3 giờ 45 phút. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét? - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 2. Cá nhân (7’) - Gọi HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3. Cá nhân (8’) - Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 4. Cá nhân (8’) - Gọi HS đọc đầu bài. - Hướng dẫn HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi một số HS đọc bài làm. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài toán, phân tích đầu bài. - HS nêu cách làm bài. - HS giải bài toán vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài. - HS làm bài ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc bài toán. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Lắng nghe, theo dõi. - Làm bài vào vở. - Một số HS đọc bài làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS nêu. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ đọc khoảng 15 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; biết được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng vào bảng tổng kết. - HS biết tự học, lắng nghe; chăm chỉ, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phiếu ghi sẵn các bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Kiểm tra đọc (17’) - GV gọi HS lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị khoảng 2 phút. - GV đặt câu hỏi về đoạn hoặc bài vừa đọc. - Nhận xét. HĐ2. Làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm vào nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện đọc. - Lần lượt 4 HS lên bốc thăm (2 lượt) - HS đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu. - HS trả lời câu hỏi. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. Ngày soạn: 16/03/2018 Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 137: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian; biết giải toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. - HS biết hợp tác, chia sẻ, lắng nghe; chăm chỉ học bài và làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. a) - Gọi HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài, chốt lại cách giải. b) - Gọi HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 18km/giờ. Ca nô khởi hành lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 15 phút. Tính độ dài quãng đường AB. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. Hai thành phố A và B cách nhau 152km. Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 38km/giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 45 phút, xe máy còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét? - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu cách giải bài toán chuyển động ngược chiều cùng thời điểm. - Nhận xét tiết học. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách làm. - HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia sẻ. - HS đọc đầu bài và làm bài vào nháp. - 1 HS làm ra bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - 2 - 3 HS nêu. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diến cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý chính của bài thơ, bài văn; tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2. - HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ; tích cực học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phiếu ghi sẵn bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Yêu cầu HS đặt câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản, tăng tiến. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Kiểm tra đọc (15’) - Gọi 4 HS lên bốc thăm bài đọc. - Nhận xét. HĐ2. Làm bài tập (12’) - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng đặt câu. - 4 HS lên bốc thăm bài đọc. - HS đọc bài sau đó trả lời các câu hỏi. - HS đọc bài tập. - HS làm bài ra nháp, 1 HS làm vào bảng phụ. - Chia sẻ, nhận xét. - Lắng nghe. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3) I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diến cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý chính của bài thơ, bài văn; tìm được câu ghép, các từ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết lắng nghe, chia sẻ; tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu ghi tên các bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Kiểm tra đọc (15’) - Gọi 4 HS lên bốc thăm bài đọc. - Nhận xét. HĐ2. Ôn tập câu ghép (13’) - Yêu cầu HS đọc bài văn “Tình quê hương” và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu HS đặt 3 câu ghép có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. - 4 HS lên bốc thăm bài đọc. - HS đọc bài sau đó trả lời các câu hỏi. - HS đọc bài văn, suy nghĩ và làm bài ra nháp. - Một số HS trình bày. - HS viết ra nháp. - 3 HS lên bảng viết. - Chia sẻ, nhận xét. - Lắng nghe. Ngày soạn: 17/03/2018 Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 138: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết giải bài toán chuyển động cùng chiều, biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian, HS có kĩ năng trình bày bài giải toán có lời văn. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; tích cực học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (2’) - Gọi HS nêu cách tính thời gian. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Hướng dẫn luyện tập Bài 1. a) - Gọi HS đọc đầu bài, phân tích đề. - Cho HS thảo luận cách làm bài. - Gọi HS nêu cách làm. - Hướng dẫn. - Nhận xét, chữa bài. b) Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Sau 2 giờ 30 phút, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 37km/hhiờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp? - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 2. - Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài 3. - Gọi HS đọc đầu bài và phân tích đề. - Cho HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi. - Gọi HS trình bày bài làm. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu lại cách giải bài toán chuyển động cùng chiều, cùng thời điểm. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu. - HS làm bài vào nháp. - 1 HS lên bảng làm. - HS chữa bài. - HS đọc đầu bài, phân tích đề. - HS làm bài vào vở. - 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chia sẻ. - HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc đầu bài và phân tích đề. - HS làm bài ra nháp theo nhóm đôi. - HS trình bày bài làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS nêu lại cách giải bài toán chuyển động cùng chiều, cùng thời điểm. - Lắng nghe. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4) I. MỤC TIÊU - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diến cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý chính của bài thơ, bài văn; kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì 2. - HS có khả năng tự học, biết lắng nghe, chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3’) - Gọi HS nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ khi liên kết câu. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Kiểm tra đọc (14’) - Gọi 5 HS lên bốc thăm bài đọc. - Nhận xét. HĐ2. Làm bài tập (16’) Bài 2. - Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm và kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì 2. - Nhận xét, chốt lại. Bài 3. - Cho HS đọc bài và làm bài (miệng) - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu. - 5 HS lên bốc thăm bài đọc. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp nhau kể tên các bài đọc đã học là văn miêu tả. - HS đọc bài và làm bài (miệng) - HS trình bày. - HS khác nhận xét, chia sẻ. - Lắng nghe. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5) I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng chính tả bài “Bà cụ bán hàng nước chè”, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút; viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọnnhững nét ngoại hình tiêu biểu để tả. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, lắng nghe; tích cực học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu, bảng phụ - HS: Giấy ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới HĐ1. Nghe - viết (17’) - Gọi HS đọc bài chính tả. - H: Đoạn văn muốn nói lên điều gì? - Gọi HS nêu các từ khó, dễ lẫn trong bài. - Yêu cầu HS đọc lại các từ đó. - GV đọc cho HS viết bài. - Thu bài. HĐ2. Làm bài tập (13’) Bài 2. - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già mà em biết. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS hoàn chỉnh đoạn văn nếu chưa xong, chuẩn bị bài sau. - HS đọc bài chính tả. - HS trả lời. - HS nêu. - HS đọc lại các từ khó, dễ lẫn. - HS viết bài ra giấy ô li. - 1 HS đọc bài tập. - HS viết ra nháp. - 2 HS viết vào bảng phụ. - HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. - HS bình chọn bạn viết đoạn văn hay. - Lắng nghe. Ngày soạn: 18/03/2018 Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU - HS biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên; biết các dấu hiệu chia hết 2; 3; 5; 9; HS có kĩ năng tính và so sánh thành thạo, chính xác. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ, tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. Nhóm đôi - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS làm miệng theo nhóm đôi. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. Cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con, 3 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. Cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Nhận xét, chốt lại. Bài 4. Cá nhân Viết các số sau theo thứ tự: a) Từ bé đến lớn: 4957; 3999; 5468; 4594; 5476. b) Từ lớn đến bé: 2893; 2796; 3289; 3982; 2938. - Nhận xét, chốt lại. Bài 5. Cá nhân - Yêu cầu HS làm vào bảng con. - Gọi HS trình bày bài làm. - Gọi HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn tập phân số. - HS đọc bài tập. - HS đọc số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số. - Một số HS trình bày. - HS làm bài ra bảng con, 3 HS lên bảng làm bài. - Chia sẻ, nhận xét. - HS làm vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - HS chia sẻ bài làm. - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - HS làm vào bảng con. - HS trình bày bài làm. - Chia sẻ. - HS nêu. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6) I. MỤC TIÊU - HS biết được các cách liên kết câu, nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, đặt được câu ghép có cặp quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, tăng tiến. - HS biết tự học, lắng nghe, chia sẻ; chăm chỉ học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập Bài 1. Cá nhân Đặt câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, tăng tiến sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2. Nhóm đôi - Gọi HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc các đoạn văn và tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn. - Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu HS nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ để liên kết câu trong đoạn văn. - Nhận xét tiết học. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài vào nháp. - 3 HS lên bảng làm bài. - Chia sẻ, nhận xét. - HS đọc bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi. - 3 HS làm bảng phụ. - HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. - HS nêu. - Lắng nghe. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7) I. MỤC TIÊU - Kiểm tra đọc hiểu của HS đối với một bài văn có độ dài khoảng 200 - 250 chữ. GV chọn văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học, trình độ HS. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề; chăm chỉ, tự giác làm bài. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề bài - HS: Bút, nháp III. THỰC HIỆN 1. Ổn định tổ chức (2’) 2. GV phát đề - HS nhận đề và làm bài 3. Thu bài Đề bài Đọc thầm và làm bài tập CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Có một anh chàng.....................một cái kén bướm. Câu 2. Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? A. Khỏi bị ngạt thở.                                             B. Nhìn thấy ánh sáng. C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.      D. Bò loanh quanh. Câu 3. Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? Viết câu trả lời của em: ........................................................................................................................................................................................................................................ Câu 4. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Trả lời Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Câu 5.Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén? Câu 6. Cho câu sau: Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải bằm bèo, thái khoai. Cặp quan hệ từ trong câu trên thể hiện quan hệ gì? A.Giả thiết- kết quả. B. Nguyên nhân- kết quả. C. Tương phản. D. Tăng tiến. Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Dù ai nói ngả, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 8. Câu: “Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.” được liên kết với các câu trước đó bằng cách nào? ........................................................................................................................................................................................................................................ Câu 9. Trong câu ghép "Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm" có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Viết câu trả lời của em: ........................................................................................................................................................................................................................................ Câu 10. Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm...,) ........................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 18/03/2018 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 03 năm 2018 Toán Tiết 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU - HS nhận biết được phân số, biết rút gọn phân số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn; chăm chỉ, tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu, thước - HS: Bảng con, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới Bài 1. Cá nhân (6’) - Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và làm ra nháp. - Quan sát, giúp đỡ HS. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, chốt lại. Bài 2. Cá nhân (9’) Rút gọn các phân số: ; ; ; ; - Gọi HS nêu lại cách rút gọn phân số. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3. Cá nhân (9’) Quy đồng mẫu số các phân số: a) và b) và - Gọi HS nêu lại cách quy đồng mẫu số hai phân số. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. Cá nhân (7’) >; <; = ; ; - Yêu cầu HS làm bài ra bảng con. - Gọi HS trình bày, giải thích cách làm. - Nhận xét, chốt lại. - Gọi HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, cùng tử số, khác mẫu số. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống lại bài học. - Nhận xét tiết học. - HS quan sát các hình trong SGK và làm ra nháp. - HS trình bày. - Nhận xét, chia sẻ. - HS nêu cách rút gọn phân số. - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - Chia sẻ, nhận xét. - HS làm bài ra bảng con. - Một số HS trình bày bài, giải thích cách làm. - Chia sẻ, nhận xét. - 1 HS hệ thống lại bài học. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8) I. MỤC TIÊU - HS viết được bài văn tả cây cối có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, thể hiện được những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, bài văn rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. - HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề. - HS chăm chỉ, tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Giấy kiểm tra. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (1’) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu. b) Kiểm tra Đề bài: Chọn một trong các đề bài sau: 1. Tả một cây ăn quả mà em thích. 2. Tả một cây hoa mà em biết. 3. Tả một cây bóng mát mà em biết. - GV hướng dẫn HS lựa chọn đề bài. Thu bài. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ làm bài của HS. - Dặn HS chuẩn bị giờ sau. - HS thực hiện. - HS nghe. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đề bài. - Xác định trọng tâm đề và lựa chọn cây mà mình sẽ tả. - HS thực hành viết bài - HS lắng nghe. Sinh hoạt tập thể TÌM HIỂU ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU - HS biết những sự kiệnquan trọng trong lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam. - HS có biết hợp tác, tích cực tìm hiểu, phát biểu. II. CHUẨN BỊ - GV: Tài liệu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ảnh, video về các hoạt động của Đoàn - HS: Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức 2. Văn nghệ - Cho HS nghe bài hát: “Tiến lên Đoàn viên” 3. Tìm hiểu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Giới thiệu về những sự kiện quan trọng trong lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi. - Cho HS xem ảnh, video về các phong trào, hoạt động. - Đặt câu hỏi cho HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Cho HS giới thiệu những bức ảnh mình đã sưu tầm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 28.doc
Tài liệu liên quan