I. MỤC TIÊU
- HS xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực; sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- HS có khả năng tự học, chăm chỉ, tự giác học bài, yêu thiên nhiên, ham học hỏi, khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ tự nhiên ,tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả Địa cầu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 29 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn: 23/03/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 03 năm 2018
Khoa học
Tiết 57: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. MỤC TIÊU
- HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- HS biết lắng nghe, hợp tác, chia sẻ; ham học hỏi, tìm hiểu, khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Hình minh họa
- HS: Giấy A4, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ (3’)
Sự sinh sản của côn trùng.
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Làm việc với SGK (15’)
Giáo viên gọi một số học sinh trả lời từng câu hỏi .
H. + Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?
+ Ếch sống ở đâu?
+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
+ Nòng nọc sống ở đâu?
Giáo viên kết luận:
HĐ2. Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch (10’)
- Yêu cầu HS viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch ra giấy A4.
- Gọi HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS đọc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị: “Sự sinh sản và nuôi con của chim”.
Nhận xét tiết học .
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Sau cơn mưa lớn, ao hồ ngập nước
....
- Học sinh viết sơ đồ trình bày quá trình sinh sản của ếch.
ếch Trứng
Nòng nọc
Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Lịch sử
Tiết 29: HOÀN THÀNH THỐNG NHÂT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- HS biết tháng 4 – 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 – 1976.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác; chăm chỉhọc bài, yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Máy tính, loa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ (3')
- Ngày 30-4-1975 được coi là ngày gì?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI (10’)
Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau:
+ Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội.
+ Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết?
HĐ2. Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI (10’)
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ?
- Giáo viên nhận xét, chốt.
HĐ3. Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. (10’)
Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Dặn HS chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HSthảo luận theo nhóm đôi, gạch dưới nội dung chính bằng bút chì.
Một vài nhóm bốc thăm tường thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội hoặc Sài Gòn.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc SGK ® thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
® Một số nhóm trình bày ® nhóm` khác bổ sung.
- Học sinh nêu.
Học sinh nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe, thực hiện.
Đạo đức
Tiết 29: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này, kể được 1 số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương.
- HS biết hợp tác, chia sẻ; tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của LHQ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3')
- Gọi HS nêu những hiểu biết về Liên hợp quốc.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1.Trò chơi phóng viên (10’)
- Cho HS tham gia đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp.
- Gọi một số Hs báo cáo kết quả phỏng vấn.
HĐ2. HS làm bài tập 5/ SGK (10’)
- Nêu câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng tổ chức LHQ?
HĐ3. Triển lãm tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
- Nhận xét.
3. Dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- 1 số học sinh thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến LHQ.
Ví dụ:
+ LHQ được thành lập khi nào?
+ Trụ sở LHQ đóng ở đâu.
+ VN đã trở thành thành viên của LHQ khi nào?
+ Hãy kể tên 1 số cơ quan của LHQ ở VN?
+ Hãy kể tên 1 cơ quan LHQ dành riêng cho trẻ em?
+ Hãy kể tên 1 việc mà LHQ đã làm cho trẻ em?
- Suy nghĩ nhanh và mỗi em nêu 1 việc cần làm.
- Đọc ghi nhớ.
- Học sinh dán tranh ảnh sưu tầm được.
Đại diện nhóm thuyết trình về tranh
ảnh nhóm sưu tầm.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 24/03/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 tháng 03 năm 2018
Địa lí
Tiết 29: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. MỤC TIÊU
- HS xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực; sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- HS có khả năng tự học, chăm chỉ, tự giác học bài, yêu thiên nhiên, ham học hỏi, khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ tự nhiên ,tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả Địa cầu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3')
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ .
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Châu Đại Dương (15’)
- GV treo bản đồ thế giới .
+ Yêu cầu 2 HS cùng xem lược đồ châu Đại Dương .
+ Cho HS chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a .
+ Yêu cầu chỉ và nêu tên các đảo, quần đảo của châu Đại Dương .
- GV kết luận : Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu...
- Cho HS tự đọc SGK, quan sát lược đồ châu Đại Dương so sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa
Ô-xtrây-li-a với các đảo của châu Đại Dương .
- GV tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi .
+ Nêu số dân của châu Đại Dương ?
+ So sánh dân số của châu Đại Dương với các châu lục khác .
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương ?
+ Họ sống ở đâu ?
+ Nêu những nét chung về nền kinh tế của lục địa Ô-xtrây-li-a .
- GV kết luận.
HĐ 2. Châu Nam Cực (15')
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận về vị trí, khí hậu, thiên nhiên, dân cư ở châu nam Cực.
- Nhận xét, bổ sung.
- H: Vì sao châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất thế giới ?
3. Củng cố ,dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học .
- HS trả lời
- HS quan sát bản đồ thế giới .
- 2 HS làm việc theo cặp, HS này nói thì HS khác lắng nghe, nhận xét , bổ sung cho nhau sau đó đổi lại.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở nam bán cầu ,có đường chí tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ.
- HS chỉ và nêu : Đảo Niu-ghi-nê giáp châu á , quần đảo :
Bi-xăng-ti-me-tóc , Xô- lô-môn Va-nu-a-tu , Niu Di-len
- HS lắng nghe .
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng so sánh theo y/cầu của GV .
- Mỗi HS trình bày 1 ý trong bảng so sánh , các HS khác theo dõi , bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời ( Dựa vào bảng số liệu diện tích, dân số ).
- Năm 2004 , dân số là 33 triệu người - Là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới .
- Thành phần : + Người dân bản địa có nước da sẫm mầu, tóc xoăn , mắt đen .
- Họ sống chủ yếu ở các đảo .
...
- HS lắng nghe .
- HS hoạt độgn nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày và chia sẻ trước lớp.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe và thực hiện .
Kĩ thuật
Tiết 29: Tiết 26: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- HS lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình, có kĩ năng tháo lắp các chi tiết của máy bay trực thăng.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết hợp tác, chia sẻ; chăm chỉ thực hành, có ý thức bảo quản đồ dùng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mô hình máy bay trực thăng
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. HS thực hành lắp máy bay trực thăng (18’)
- Yêu cầu HS thực hành lắp máy bay trực thăng theo nhóm hoặc cá nhân.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nhóm) còn lúng túng.
HĐ2. Đánh giá sản phẩm (9’)
- Mời một số nhóm (cá nhân) trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS đánh giá các sản phẩm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
- HS lắp máy bay trực thăng.
- Một số nhóm (cá nhân) trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm, bình chọn sản phẩm đẹp.
- Lắng nghe.
Khoa học
Tiết 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. MỤC TIÊU
- HS biết chim là động vật đẻ trứng, có kĩ năng quan sát, phân tích, trình bày.
- HS biết hợp tác, chia sẻ; ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Tranh ảnh minh họa
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ (3')
Sự sinh sản của ếch.
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Quan sát (15')
+ So sánh quả trứng hình 2a, 2b và hình 2c, quả nào có thời gian ấp lâu hơn?
Gọi đại diện đặt câu hỏi.
Chỉ định các bạn cặp khác trả lời.
Học sinh khác có thể bổ sung.
- Giáo viên kết luận:
Trứng gà đã được thụ tinh tạo thành hợp tử.
Được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và bào thai.
Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày
sẽ nở thành gà con.
HĐ2. Thảo luận (15’)
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi ở tr119.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận:
Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay.
Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Liên hệ
- Chuẩn bị: “Sự sinh sản của thú”.
- Nhận xét tiết học.
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn
khác trả lời.
Hai bạn dựa vào câu hỏi trang 118 và
119 SGK .
+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các
quả trứng ở hình 2.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà
trong hình 2b và 2c.
- Hình 2a: Quả trứng chưa ấp có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.
- Hình 2b: Quả trứng đã được ấp 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt và chân.
- Hình 2c: Quả trứng đã được 15 ngày,
có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà.
- Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trang 119.
- Bạn có nhận xét gì về những con chim
non mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng?
- Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 29.chiều.doc