I. MỤC TIÊU
- HS biết tài nguyên thiên nhiên là gì, kể lại được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương, biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS biết tự học, mạnh dạn phát biểu ý kiến, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn: 30/03/2018
Ngày dạy: Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2018
Khoa học
Tiết 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. MỤC TIÊU
- HS biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ, so sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim, kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
- HS biết tự học, tích cực phát biểu ý kiến, ham thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh ảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
- Gọi HS nêu sự sinh sản và nuôi con của chim.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Quan sát (10’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1; 2 trong SGK trang 120 và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét.
HĐ2. Làm việc nhóm (15’)
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết của mình kể tên các loài thú đẻ mỗi lứa 1 con, đẻ mỗi lứa nhiều con.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nêu sự sinh sản và nuôi con của thú.
- Nhận xét tiết học, dặn HS tìm hiểu trước bài sau.
- HS nêu.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Một số HS trả lời trước lớp.
- HS khác chia sẻ.
- HS hoạt động nhóm đôi, kể cho nhau nghe tên các loài thú, loài đẻ mỗi lữa 1 con, loài đẻ mỗi lứa nhiều con, viết ra nháp, một nhóm viết vào bảng phụ.
- HS trình bày, HS khác chia sẻ, bổ sung.
- Một số HS nêu.
- Lắng nghe.
Lịch sử
Tiết 30: XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU
- HS biết nhà máy thỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô, nhà máy thỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,
- HS biết hợp tác, yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Ảnh, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTbài cũ (3')
Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất?
- Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI?
- Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (10’)
- Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm 4 thảo luận.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ2. Quá trình làm việc trên công trường (10’)
-Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
HĐ3. Vai trò của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (10’)
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi:
+ Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào đến việc chống lũ hằng năm của nhân dân ta?
+ Điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Liên hệ
- GV nhận xét tiết học
- HS trả lời các câu hỏi.
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
+ Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
+ Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình.
+ Sau 15 năm thì hoàn thành (từ 1979 ®1994)
- HS lắng nghe.
- Học sinh chỉ bản đồ.
- HS phát biểu
+ Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS lắng nghe .
Đạo đức
Tiết 30: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết tài nguyên thiên nhiên là gì, kể lại được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương, biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS biết tự học, mạnh dạn phát biểu ý kiến, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Thảo luận tranh trang 44 (10’)
- Giáo viên chia nhóm học sinh .
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
+ Tài nguyên nước ta hiên nay ra sao? Vì sao ?
+ Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
HĐ2. Làm bài tập 1/ SGK (5’)
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
- Kết luận.
HĐ3. Làm bài tập 3/ SGK (5’)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- Kết luận:
+ Các ý kiến c, đ là đúng.
+ Các ý kiến a, b là sai.
HĐ3. Làm bài tập 4/ SGK (10’)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Kết luận: việc làm đ, e là đúng.
- Liên hệ
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp hát một bài.
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm bài tập 4.
- HS phát biểu ý kiến. HS khác chia sẻ, bổ sung.
- Học sinh đọc câu Ghi nhớ trong SGK.
Ngày soạn: 31/03/2018
Ngày dạy: Thứ năm ngày 05 tháng 04 năm 2018
Địa lí
Tiết 30: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
- HS nhớ tên và xác định vị trí của 4 đại dương trên Bản đồ thế giới, mô tả được một số đặc điểm của các các đại dương, biết phân tích bảng số liệu và bản đồ( lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
- HS biết hợp tác, chia sẻ, ham khám phá, tìm hiểu, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bản đồ thế giới hoặc quả Địa cầu, bảng số liệu về các đại dương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả Địa cầu) vị trí châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Em biết gì về châu Đại Dương?
- Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1.Vị trí của các đại dương (12’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1,2 trang 130 SGK và hoàn thành bảng sau:
Tên đại dương
Vị trí(nằm ở bán cầu nào)
Giáp với các châu lục
Giáp các đại dương
- GV sửa chữa để giúp HS hoàn chỉnh.
HĐ2. Một số đặc điểm của các đại dương (17’)
- GV treo bảng số liệu về các đại dương, yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu để:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ Bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
3. Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lên chỉ vị trí
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS dựa vào bảng số liệu trả lời
- Một số HS lên báo cáo, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nối tiếp lên chỉ trên bản đồ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Kĩ thuật
Tiết 30: LẮP RÔ BỐT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt, lắp được từng bộ phận đúng kĩ thuật.
- HS có khả năng tự học, giải quyết vấn đề, biết chia sẻ; chăm chỉ thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu rô bốt đã lắp sẵn
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy bài mới
HĐ1. Quan sát, nhận xét mẫu (9’)
- GV cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- Gọi HS nhận xét, kể tên các bộ phận cần lắp.
HĐ2. Thao tác kĩ thuật (20’)
Hướng dẫn HS chọn các chi tiết
- Gọi 1 - 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- Yêu cầu HS thực hành lắp từng bộ phận.
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát.
- HS kể tên các bộ phận phải lắp.
- HS lên bảng chọn chi tiết.
- HS khác quan sát và bổ sung.
- HS thực hành lắp từng bộ phận của máy bay trực thăng.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Lắng nghe
Khoa học
Tiết 60: SỰ NUÔI DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I.MỤC TIÊU
- HS biết được sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu), HS có kĩ năng quan sát, trình bày, giải thích.
- HS có khả năng tự học, biết chia sẻ; tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Tranh ảnh về hổ, hươu
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Gọi HS kể tên một số loài vật thường đẻ 1 con trong một lứa, một số loài vật thường đẻ nhiều con trong một lứa.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Quan sát và thảo luận (18’)
- Cho HS hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. ( Các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi ).
- Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
- Hươu ăn gì để sống?
- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con đã sinh ra đã biết làm gì?
- Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? (Các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy ).
HĐ2. Trò chơi Thú săn mồi và con mồi (8’)
Địa điểm chơi: Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi. Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “ thú săn mồi” đuổi bắt “ con mồi” như thật.
- Cho HS tham gia trò chơi.
3. Củng cố, dặn dò ( 2’)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- HS kể tên.
- HS làm việc theo nhóm đôi, tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ và hươu.
- HS trả lời
+ Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
+ Hổ con mới sinh yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu.
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi
+ HS đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi.
+ Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi hổ con có thể sống độc lập
- Hươu ăn lá cây
- Một nhóm tìm hiểu về hổ ( nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu ( nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một ban đóng vai hươu con. Trong khi 2 nhóm này chơi, 2 nhóm còn lại là quan sát viên.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 29.doc