Kĩ thuật
Tiết 4: THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách thêu dấu nhân, thêu được mũi thêu dấu nhân, các mũi thêu tương đối đều nhau, thêu được ít nhất năm dấu nhân, biêt ứng dung thêu dấu nhân để thêu trang trí đơn giản.
- HS biết tự phục vụ, tự quản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: mẫu thêu dấu nhân
- HS: vải, chỉ, kim, khung thêu hoặc giấy thay cho vải
15 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 4 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn: 22/09/2017
Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2017
: Khoa học
Tiết 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị của bản thân nói riêng.
- HS biết hợp tác, lắng nghe, chia sẻ, tự phục vụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Hình trang 16,17 sgk, phiếu kẻ bảng tr 16 sgk (đủ cho các nhóm)
- HS: Sưu tầm các tranh,ảnh của người ở các lứa tuổi khác nhau,làm các việc khác nhau.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ (3’)
H: Nêu các giai đoạn của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì?
-GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
-Giới thiệu bài.Nêu yêu cầu của tiết học.
b) HĐ1. Thảo luận nhóm với các thông tin và hình trong sgk (16’)
-GV phát phiếu kẻ bảng như sgk cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhónm thảo luận cử thư kí ghi lại vào bảng.
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày(mỗi nhóm trình bày 1 giai đoạn)
-Nhận xét bổ sung.
Theo quy định của tổ chức y tế thế giớiTuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10-19 tuổi; tuổi già từ 60 tuổi trở lên.
c) HĐ2. Hoạt động nhóm: quan sát, phân tích (13’)
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm với các hình đã sưu tầm: xác định xem những người trong hình thuộc giai đoạn nào trong cuộc đời và đặc điềm của giai đoạn đó.
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét bổ sung.
Liên hệ : Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
Gọi HS phát biểu .GV nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
Hệ thống bài
Dặn HS học thuộc các thông tin trong sgk; chuẩn bị cho bài: “Vệ sinh tuổi dậy thì”.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
HS theo dõi.
- HS nhận phiếu
- HS thảo luận nhóm, thư kí nhóm ghi lại kết quả thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét bổ sung.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét bổ sung.
- HS lên hệ phát biểu.
Nhắc lại các giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến già.
Lịch sử
Tiết 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX có nhiều biến đổi do chính sách cai trị của thực dân Pháp, bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội ( kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo), rèn kĩ năng trình bày.
- HS tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- 2 HS trả lời.
- Chiếu Cần Vương có tác dụng gì?
- Giáo viên nhận xét
2. Dạy bài mới (28’)
a)Giới thiệu bài (1’)
- HS nhắc lại, ghi bài.
b) Hoạt động 1: Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (15’)
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và trình bày:
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam có những nền kinh tế nào ?
+ Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam có những nền kinh tế mới nào ra đời?
+ Ai sẽ được hưởng những quyền lợi do sự phát triển kinh tế ?
+ Trước đây xã hội Việt Nam có những giai cấp nào là chủ yếu ?
+ Đến đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp nào mới ?
+Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam ra sao ?
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nêu câu hỏi, yêu cầu HS khá giỏi trả lời: Nêu nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế-xã hội nước ta.
- Nhận xét, treo bản đồ cho xem tranh và chốt ý.
c) Hoạt động 2: Đời sống của nông dân thời kì này (12’)
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này như thế nào ?.
- Nêu câu hỏi, yêu cầu HS khá giỏi trả lời: Nêu mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới và các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu ý đúng và chốt lại ý đúng.
- Yêu cầu đọc nội dung ghi nhớ.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Chủ yếu là buôn bán nhỏ, làm nông nghiệp.
+ Khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, buôn bán lớn.
+ Thực dân Pháp và một bộ phận theo chúng.
+ Địa chủ phong kiến và nông dân.
+ Viên chức, trí thức, nhà buôn, công nhân,
+ Khốn khổ, cơ cực, làm mà không có ăn,
- HS nối nhau trả lời: Do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, lần lượt phát biểu ý kiến.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản làm xuất hiện các ngành kinh tế mới.
+ Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành, xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới.
+ Cực khổ mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc.
- Lớp nhận xét bổ sung kết quả.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Tổng kết, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Kĩ thuật
Tiết 4: THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách thêu dấu nhân, thêu được mũi thêu dấu nhân, các mũi thêu tương đối đều nhau, thêu được ít nhất năm dấu nhân, biêt ứng dung thêu dấu nhân để thêu trang trí đơn giản.
- HS biết tự phục vụ, tự quản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: mẫu thêu dấu nhân
- HS: vải, chỉ, kim, khung thêu hoặc giấy thay cho vải
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu đặc điểm của thêu dấu nhân.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Các hoạt động
HĐ1. Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thêu (4’)
HĐ2. Thực hành (17’)
- Gọi HS nêu lại cách thêu dấu nhân
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
Cho HS thực hành thêu dấu nhân
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
HĐ3. Đánh giá sản phẩm (8’)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Nêu yêu cầu đánh giá (SGK)
Cử 2 HS đánh giá sản phẩm trưng bày.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau
- HS kiểm tra lẫn nhau
- 1 HS nêu lại
- HS thực hành thêu dấu nhân trên vải hoặc giấy.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS đánh giá sản phẩm theo yêu cầu.
Ngày soạn: 22/9/2017
Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017
Địa lí
Tiết 4: SÔNG NGÒI
I. MỤC TIÊU
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số sông chính của Việt Nam, trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam, biết vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất, hiểu và lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi. Rèn kĩ năng quan sát bản đồ và lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
- HS biết lắng nghe, hợp tác, chia sẻ, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ sông ngòi, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, phông chiếu.
- HS: SGK, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+ Khí hậu miền Bắc và miền nam khác nhau như thế nào ?
- Nhận xét
2. Dạy bài mới (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (10’)
- Yêu cầu tham khảo SGK và thảo luận các câu hỏi sau theo cặp:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết ?
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ một số sông lớn của nước ta.
+ Ở miền Bắc & miền Nam có những con sông lớn nào ?
+ Em có nhận xét gì về sông ở miền Trung.
- Treo lược đồ và yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và được phân bố rộng rãi khắp cả nước.
c) Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa (8’)
- Chia lớp thành nhóm 4, phát phiếu học tập, yêu cầu thảo luận và thực hiện:
PHIẾU HỌC TẬP
Thời gian
Đặc điểm
Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Mùa khô
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS cho biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
d) Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi (9’)
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Nêu mối quan hệ giữa khí hậu và sông ngòi.
+ GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi .
- HS lên bảng chỉ Vị trí 2 đồng bằng lớn & những con sông bồi đắp nên chúng .
- Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly & Trị An ..
- Nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Vùng biển nước ta.
- Hát vui.
- 3 HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bạn.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, thảo luận với bạn ngồi cạnh
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, ở miền Nam; sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, ở miền Trung .
+ Ở miền Bắc : sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình... Ở miền Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,
+ Sông ngòi miền Trung thường ngắn và dốc.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu
- Dựa vào SGK, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- HS kể tên & chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thể dục
Tiết 7: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN ”
I. MỤC TIÊU
- HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực.
- HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, đồng hồ
III. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập.
- Khởi động :
+ Xoay các khớp (2x8n)
+ Đi thường thành vòng tròn, vừa đi vừa hát.
+ Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
2. Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- Cho các tổ thi đua trình diễn.
- Tập hợp củng cố kết quả tập luyện.
b) Trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi.
- Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử.
- Cho HS tiến hành chơi, GV quan sát.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.
3. Phần kết thúc
- HS cúi người thả lỏng 5 - 10 lần.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.
(6 -10 p)
(18 -22 p)
10 – 12 p
2 lần
3 – 4 lần
1 lần
2 lần
7 – 8 phút
1- 2 lần
(4 – 6 p)
2 – 3 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
Đội hình nhận lớp
Đội hình trò chơi
Đội hình tập luyện
Đội hình tập luyện
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Đội hình trò chơi
Đội hình kết thúc
Ngày soạn: 23/9/2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017
Luyện từ và câu
Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU
- HS tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong 4 câu), BT3, biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5). Rèn kĩ năng tìm từ trái nghĩa với từ cho trước, đặt câu có cặp từ trái nghĩa, sử dụng từ trái nghĩa khi nói viết.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, tự tin khi trình bày ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 2, 3, 4, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở, nháp, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Yêu cầu HS thực hiện:
+ Thế nào là từ trái nghĩa ? Từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào ?
+ Yêu cầu đọc thuộc thành ngữ, tục ngữ đã học.
- Nhận xét
2. Dạy bài mới (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Hướng dẫn làm bài tập (27’)
Bài 1
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu làm vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng.
- Nhận xét, yêu cầu chữa vào vở sau khi chốt lại ý đúng- Yêu cầu HS nhẩm để thuộc các thành ngữ, tục ngữ và trình bày trước lớp.
Bài 2
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu chọn 3 trong 4 câu và thực hiện vào vở.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, yêu cầu chữa vào vở sau khi chốt lại ý đúng
Bài 3
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc bài tập.
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
- Nhận xét, yêu cầu chữa vào vở sau khi chốt lại ý đúng.
Bài 4
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho HS thực hiện.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, yêu cầu chữa vào vở sau khi chọn bài có nhiều từ đúng và bổ sung thêm.
Bài 5
- Cho HS đọc bài tập 5.
- Hướng dẫn: chọn 1 cặp từ để đặt câu; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ trái nghĩa, có thể đặt 1 câu mà có chứa cả cặp tứ trái nghĩa.
- Yêu cầu làm vào vở và trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Hòa bình.
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu và xung phong trình bày.
- 2 HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
a) lớn; b) già; c) dưới; d) sống.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- HS đọc to.
- HS trả lời miệng.
a) nhỏ; b) vụng; c) khuya
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- HS làm vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Treo bảng và trình bày.
a) Tả hình dáng: cao / thấp; béo / gầy .
b) Tả hành động: đứng / ngồi; lên / xuống.
c) Tả trạng thái: buồn / vui; no / đói ; sướng / khổ.
d/ Tả phẩm chất : tốt / xấu; hiền / dữ .
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
HỌC TẬP VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết được sự cần thiết phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, biết cách đi đường đúng luật, tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện tốt an toàn giao thông.
- HS kí cam kết về thực hiện an toàn giao thông.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN
-GV chuẩn bị tài liệu hướng dẫn luật giao thông, một số biển báo giao thông thường gặp.
III.TIẾN TRÌNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Giới thiệu
GV giới thiệu chương trình hoạt động tiết hôm nay.
2. Tiến hành hoạt động
- GVCN cho học sinh học tập về một số điều cơ bản khi các em tham gia giao thông
- Cho học sinh cùng nhau thảo luận đi học an toàn.
- Tổ chức cho học sinh kí cam kết về thực hiện an toàn giao thông.
- GV cho sinh hoạt văn nghệ
3. Kết thúc hoạt động
- Động viên các em HS về nhà tích cực hơn nữa trong việc thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Nhận xét ưu và khuyết điểm trong buổi hoạt động.
- Tìm hiểu về luật đường bộ qua tài liệu như: đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, không nên đi hàng 2,3 trên đường rất nguy hiểm.
- Lần lược các cá nhân HS lên kí vào bảng cam kết.
-HS thi hát,kết hợp trò chơi thi đua với nhau giữa các tổ.
IV. NHẬN XÉT
- Nhận xét cách làm việc của HS
- Dặn HS chuẩn bị cho hoạt động sau: bày cỗ trung thu
Ngày soạn: 24/9/2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2017
Khoa học
Tiết 8: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì, biết hực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. Rèn kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và những việc không làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì, kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
- HS biết tự phục vụ, có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Hình minh họa, phiếu học tập
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi HS lên bảng trả lời: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già có thể chia thành mấy giai đoạn, nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn?
- Nhận xét
2. Dạy bài mới (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Hoạt động 1: Động não (9’)
- GV nêu vấn đề: Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến đầu ở da hoạt động mạnh.
+ Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể,đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì?
+ Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
GV chốt ý
c) Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập (10’)
- GV chia lớp thành các nhóm nam và các nhón nữ riêng, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập:
(Nội dung phiếu như sách hướng dẫn)
- Chữa bài tập theo từng nhóm
d) Hoạt động 3: Quan sát tranh, thảo luận (8’).
- GV yêu cầu các nhóm quan sát H 4, 5, 6, 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi
+ Chỉ và nói nội dung từng hình
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- GV khuyến khích HS đưa thêm ví dụ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ
- GV kết luận
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện.
- 2 HS lên bảng TLCH.
- Nhận xét bạn.
- HS suy nghĩ trả lời:
+ Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi
+ Nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt ở các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu .
+ Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tạo thành mụn trứng cá.
- Mỗi HS nêu một ý kiến ngắn gọn:
Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên,
- GV yêu cầu HS nêu tác dụng của những việc đã kể trên.
- Nam nhận phiếu "Vệ sinh cơ quan sinh dục nam"
- Nữ nhận phiếu "Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ"
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tự chọn
ÔN TẬP CÁC ĐƠN VỊ ĐO
MỤC TIÊU
- HS biết gọi tên, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích thông dụng, biết chuyển đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện tích và giải bài toán có liên quan.
- HS biết tự học, chăm chỉ học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu
- HS: Nháp, bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (2’)
Yêu cầu cả lớp hát một bài.
2. Luyện tập (30’)
Bài 1.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
4km = ...m 5m =...cm
8km3m =m 9dm =mm
Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
5cm = dm 19mm = ..m
8dm = ..m 17m = km
GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2. Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
6m 7dm = m 8m29cm =m
3km 601m = km
GV nhận xét, sửa lỗi.
Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
5m2 = 5000cm2
8km2 = 8000000m2
9dm2 = 900cm2
30m2 = 300dm2
Bài 4. Một ô tô chở hàng, 6 chuyến đầu, mỗi chuyến chở được 260kg hàng và 5 chuyến sau, mỗi chuyến chở được 288kg hàng. Hỏi ô tô đó đã chở được tất cả bao nhiêu tấn hàng?
- Nhận xét, chữa bài.
Gọi HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
GV chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về ôn tập và tự luyện đổi đơn vị đo.
Cả lớp hát.
- HS làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- HS chia sẻ, nhận xét.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- HS làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- HS chia sẻ, nhận xét.
- HS đọc đầu bài, thảo luận và làm ra nháp.
- HS trình bày và giải thích.
HS khác nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc đầu bài, phân tích đề
- HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài.
- HS trình bày bài gải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chia sẻ.
- HS nêu
Tự chọn
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
CHỦ ĐỀ 2: KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
MỤC TIÊU
- HS biết các tình huống có thể gây căng thẳng trong cuộc sống và học tập, các tình huống đó phần lớn sẽ tác động tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người; HS biêt cách ứng phó một cách tích cực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân, biết phòng tránh để không bị rơi vào trạng thái căng thẳng.
- HS biết hợp tác, tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Sách Bài tập thực hành kĩ năng sống 5, phấn màu.
- HS: Sách Bài tập thực hành kĩ năng sống 5, bút chì, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2’)
2. Dạy bài mới (30’)
- Giới thiệu bài
HĐ1. Những tình huống gây căng thẳng (8’)
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi, kể về các tình huống mình thường bị căng thẳng.
- Yêu cầu HS dùng bút chì làm bài tập 1 trong sách.
HĐ2. Tâm trạng khi bị căng thẳng (6’)
H: Khi bị căng thẳng em thường có tâm trạng như thế nào?
Yêu cầu HS viết ra nháp
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ3. Ứng phó trong tình huống bị căng thẳng (16’)
Bài tập 3
- Gọi HS đọc các tình huống trong sách.
- Chia HS thành các nhóm 3 người, yêu cầu HS thảo luận và xử lí các tình huống.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tốt.
Bài tập 4
- Yêu cầu HS đọc bài tập sau đó làm bài bằng bút chì vào sách.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ4. Phòng tránh các tình huống gây căng thẳng
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 cách phòng tránh các tình huống gây căng thẳng.
- GV bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
Nhận xét, nhắc nhở HS rèn kĩ năng ứng phó với các tình huống gây căng thẳng để.
Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay
- HS trao đổi theo nhóm đôi với bạn cùng bàn.
- Một số HS nói trước lớp
HS khác bổ sung
- HS làm bài tập 1.
- HS viết ra nháp.
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 3 cách ứng phó với các tình huống bị căng thẳng.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm khác chia sẻ, bổ sung
- HS đọc bài tập và làm bài.
- HS trình bày, HS khác chia sẻ, nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4, sau đó trình bày.
- HS khác bổ sung.
HS lắng nghe và thực hiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 4.chiều.doc