Thể dục
Tiết 11: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU
- - HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi HS chơi “Chuyển đồ vật” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực.
- HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, 2 quả bóng nhựa
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
17 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 6 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: 06/10/2017
Ngày dạy: Thứ hai ngày 09 tháng 10 năm 2017
Khoa học
Tiết 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- HS nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn: xác định khi nào nên dùng thuốc, nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc; có kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng, kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, tụ giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một số vỉ thuốc thường gặp, phiếu bài tập
- HS: Vỏ hộp, lọ thuốc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Thuốc lá, rượu, bia, ma tuý có tác hại như thế nào?
- Nhận xét
2. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Một số loại thuốc thường dùng (12’)
- Y/c HS sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc.,
- Hàng ngày, các em có thể sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được dùng trong những trường hợp nào?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức cơ bản về cách sử dụng thuốc.
- Hỏi:
+ Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào?
+ Ai mua thuốc cho em và mua ở đâu?
HĐ2. Sử dụng thuốc an toàn (9’)
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp để cùng giải quyết vấn đề sau:
+ Đọc kĩ các câu hỏi và làm bài tập trang 24.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Hỏi: Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn.
- Kết luận: Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Để đảm bảo an toàn, chúng ta chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi mua thuốc, chúng ta phải đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng thuốc để biết được nơi sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng của thuốc và cách dùng thuốc.
d) HĐ3. Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” (8’)
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Y/c HS đọc kĩ từng câu hỏi trong sgk sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo trình tự ưu tiên từ 1 đến 3.
- Tổ chức cho HS thi dán nhanh.
+ Để cung cấp vi ta min cho cơ thể bạn chọn cách nào dưới đây hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
a) Tiêm can-xi.
b) Uống can-xi và vi-ta-min D.
c) Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can-xi và vi-ta-min D.
3. Củng cố - dặn dò (2’)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chú ý thận trọng khi dùng thuốc.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Một số HS nêu trước lớp tên các loại thuốc mình chuẩn bị được và tác dụng của chúng.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp:
+ Em sử dụng thuốc cảm khi bị cảm, sốt, đau họng....
+ HS kể
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi.
- Đáp án đúng: 1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
- Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm.
- Phiếu đúng:
- Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần:
+ Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin.
+ Uống vi-ta-min.
+ Tiêm vi-ta-min.
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Lịch sử
Lịch sử
Tiết 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- HS biết ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng (Tp.HCM), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước, biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. HS có kĩ năng trình bày.
- HS yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
- HS: Bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ (4’)
- Phong trào Đông Du có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới (28’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành (10’)
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
+ Cả nhóm thảo luận, chọn lọc thông tin để viết vào phiếu thảo luận.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
GV cho HS xem một số hình ảnh về quê hương của Bác Hồ.
HĐ2. Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành (8’)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
HĐ3. Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (9’)
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào?
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Giáo dục lòng yêu nước, kính yêu Bác Hồ.
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời, HS khác nhận xét .
- HS làm việc theo nhóm
- Lần lượt HS trình bày thông tin của mình trước nhóm.
- Các thành viên trong nhóm thảo luận để lựa chọn thông tin ghi vào phiếu bài tập của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp.
+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương Tây, Người không đi theo các con đường của sĩ phu yêu nước trước đó vì con đường này đều thất bại.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Người biết trước khi ở nước ngoài một mình là mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó, Người cũng không có tiền.
+ Người rủ Tư Lê cùng đi nhưng Tư Lê không đủ can đảm đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài.
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước bởi Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc
+ Ngày 5/6/1911,Nguyễn Tất
Thành với cái tên Văn Ba đã ra đi tìm
đường cứu nước mới trên tàu đô
đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Kĩ thuật
Tiết 6: CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn, biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, dao thái, dao gọt.
- HS: Một số loại rau còn tươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Y/c HS kể tên một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
- Khi sử dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
GV nhận xét tuyên dương HS nắm được kiến thức
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b) Các hoạt động
HĐ1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn (8’)
- Y/c HS xem tranh và trả câu hỏi: Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
- GV tóm tắt lại nội dung chính của hoạt động 1(SGV trang 34)
HĐ2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn (14’)
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn
+ Yêu cầu HS quan sát các tranh để trả lời câu hỏi: Yêu cầu của việc chọn thực phẩm?
+ Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người.
-Dự kiến những thực phẩm cần có cho bữa ăn của gia đình như thế nào?
-Lựa chọn thực phẩm theo dự kiến như thế nào?
- Cho HS nêu lựa chọn những thực phẩm đã chuẩn bị
- Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
+ Y/c HS nêu mục đích sơ chế
+ Cách thực hiện:
- Y/c HS đọc mục b) và nêu cách thực hiện
- Thảo luận nhóm :Yêu cầu giới thiệu thực phẩm mang theo và nêu cách sơ chế nó.
GV nhận xét và kết luận
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập
- Em hãy nêu những công việc cần thực hiện khi nấu ăn?
- Chuẩn bị nấu ăn giúp người nội trợ thực hiện điều gì?
- Qua tìm hiểu việc chuẩn bị nấu ăn, chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
3.Củng cố, dặn dò (3’)
- Liên hệ về nhà bằng kiến thức đã học phụ giúp cha mẹ trong công việc náu ăn của gia đình
- Chuẩn bị cho tiết sau: Nấu cơm.
-1 HS nêu – Nhận xét
- 1 HS nêu – Nhận xét
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn
- Sơ chế thực phẩm
- Nghe
- Quan sát và trả lời
- Liên hệ kiến thức lớp 4 trả lời.
-HS nêu .
-HS nêu.
- HS giới thiệu thực phẩm và cách chọn
- HS đọc nội dung mục 2 SGK và nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm.
- HS đọc mục b) SGK và nêu
- Thảo luận và trình bày
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn và sơ chế thực phẩm
- Giúp người nội trợ thực hiện công việc nấu ăn, thuận tiện, chủ động
- 1-2 HS nêu ghi nhớ
- Lắng nghe
Ngày soạn: 06/10/2017
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017
Địa lí
Tiết 6: ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU
- HS chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn, nêu được một số đặc điểm của đất phe- ra- lít, đất phù sa,rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn, n êu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người. HS có kĩ năng quan sát biểu đồ, lược đồ.
- HS ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí và tích cực bảo vệ rừng, biết bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập
- HS: Bút chì, thước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta!
- Nhận xét
2. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Các loại đất chính của nước ta (7’)
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- Đọc SGK và hoàn thành bài tập sau.
- HS lên bảng trình bày.
- HS đọc trong SGK và hoàn thành bài tập.
Tên loại đất
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Đất phe- ra- lít
Đồi núi.
- Màu đỏ hoặc mầu vàng
-Thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu.
Đất phù sa.
Đồng bằng.
- Do sông ngòi bồi đắp.
- Màu mỡ.
- GV gọi HS lên làm bài tập.
HĐ2. Sử dụng đất một cách hợp lí (7’)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ3. Các loại rừng ở nước ta. (8’)
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, làm vào phiếu học tập.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét- bổ sung.
HĐ4. Vai trò của rừng (7’)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau.
+ Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
+ Em biết gì về thực trạng rừng của nước ta hiện nay?
+ Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân cần làm gì?
+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
3. Củng cố- dặn dò(2’)
- Ôn lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày bài tập trứơc lớp.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn, vì vậy sử dụng đất phải hợp lí.
- Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo thì đất sẽ bị bạc mầu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn....
- HS nêu các biện pháp bảo vệ đất.
- HS đọc SGK và hoàn thành bài bảng sau:
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng ngập mặn
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả .
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
Thể dục
Tiết 11: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU
- - HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi HS chơi “Chuyển đồ vật” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực.
- HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, 2 quả bóng nhựa
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Thời gian
Thời gian
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập.
- Khởi động :
+ Xoay các khớp (2x8n)
+ Chạy trên địa hình tự nhiên 1 vòng.
+ Đi thường thành vòng tròn vừa vỗ tay vừa hát
2. Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- Cho các tổ thi đua trình diễn.
- Tập hợp củng cố kết quả tập luyện.
b) HS chơi “Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên HS chơi, giải thích lại cách chơi.
- Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử.
- Cho HS tiến hành chơi, GV quan sát.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.
3. Phần kết thúc
- HS cúi người thả lỏng 5 - 10 lần.
- Chơi trò chơi “Chim bay, cò bay”
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.
7’
23’
14’
9’
5’
1L
1L
1L
2-3L
2 - 3L
1L
1L
1L
1L
1L
Đội hình nhận lớp
Đội hình tập luyện
Đội hình tập luyện
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Đội hình HS chơi
CB XP
Đội hình kết thúc
Ngày soạn: 08/10/2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017
Luyện từ và câu
Tiết 12: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được thế nào là từ đồng âm, nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, có kĩ năng nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp và phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
- HS biết lắng nghe, chia sẻ, chăm chỉ học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, bút dạ
- HS: Bút, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
+ Nêu ví dụ về từ đồng âm?cho ví dụ ?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (14’)
Cho biết nghĩa của mỗi từ đồng âm in đậm trong các câu sau:
a ) Canh cá nấu chua rất ngon.
b) Bác bảo vệ canh không cho bọn trộm vào lấy đồ đạc của nhà trường.
c) Một đêm có năm canh.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV gọi HS nêu kết quả làm việc.
- GV nhận xét.
Bài 2 (12’)
Gạch dưới những từ đồng âm trong các câu sau:
a) Bố tôi chèo đò chở đoàn chèo sang biểu diễn.
b) Nhà văn về thăm nhà.
c) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS nêu nghĩa của các từ.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 H nêu khái niệm. Học sinh khác nêu ví dụ.
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu nghĩa của từ in đậm
- Lớp chữa bài nhận xét.
- 1 H đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 1 câu, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét .
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
TIỂU PHẨM : “ DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. ’’
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- HS hiểu giúp đỡ và bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết, biết giúp đỡ bạn bè.
- HS đoàn kết, yêu thương bạn bè, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- GV: Kịch bản “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu ’’
- HS: Trang phục, mũ áo cho các vai Dế mèn, chị Nhà trò, Nhện chúa.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị:
- GV phát kịch bản cho các đội để tập dượt trong tuần 1.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch, GV cử ra ban giám khảo, chia lớp thành 3 đội theo 3 tổ.
- Nội dung kịch bản:
Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
Người dẫn chuyện:
Dế mèn tướng rất oai phong, đầu to gồ ghề, đôi cánh giang rộng, cặp chân khỏe nhờ ham tập luyện đạp vào không khí kêu vù vù Đang vui vẻ nghêu ngaoca hát, bỗng Dế Mèn nghe tiếng cô Nhà Trò thút thít khóc bên bờ cỏ. Dế Mèn dương cặp mắt tròn xoe nhìn thân hình gầy nhom, ốm yếu của chị Nhà Trò.
Dế Mèn: Nhà Trò, tại sao em khóc ? Đứa nào bắt nạt em ?
Nhà Trò ( lau nước mắt, mếu máo ) : Anh ơi!, anh ơi! Hu huAnh cứu emLà bọn nhện độc
Dế Mèn: Anh biết bọn này nổi tiếng hay phá phách. Thế chúng làm gì em ?
Nhà Trò : Chúng đánh em. Không cho em tới trường. Mấy lần bọn nhện giăng tơ giữa đường đòi bắt em, vặt chân, vặt cánh em, còn định ăn thịt em nữaEm sợ lắm.
Dế Mèn: Đúng là bọn độc ác, cậy khỏe ức hiếp yếu.Sao không ai bênh vực em?
Nhà Trò ( vẫn run rẩy, mắt liếc quanh ) : Anh ơi! Ơ đây ai cũng sợ không giám dây với chúng. Lúc em bị đánh, ai cũng chỉ đứng nhìn.
Dế Mèn ( rung rung râu, tức giận ): Hèn, thế là hèn. Thấy người khác bị đánh mà không giám cứu giup là hèn. Em yên tâm, anh sẽ bảo vệ em.
Nhà Trò : Đi đi anh, không bọn chúng lại giăng tơ bắt nốt cả anh
Dế Mèn ( cương quyết ): Không. Anh không phải thằng hèn. Bây giờ anh sẽ nấp sau phiến đá này, em cứ gọi bọn chúng ra nói chuyện.
Người dẫn chuyện: Dế Mền vừa núp sau phiến đá, cả bầy nhện đã ào ào xông tới. Nhện chúa khoái chí, cười sằng sặc.
Nhện Chúa: Con Nhà Trò tụi bay ơi! Quăng lưới bắt nó đem về ăn thịt.
Người dẫn chuyện: Thấy bọn nhện độc ác quá đông lại hung hãn, Dế Mèn hơi do dự, nhưng giữ lời hứa với Nhà Trò, Dế liền bay ra.
Dế Mèn: Bọn kia. Không được bắt nạt kẻ yếu. Có Dế Mèn đây!
Người dẫn chuyện: Thấy dáng vẻ oai phong của Dế Mèn, tên Nhện Chúa hơi chột dạ, nhưng vẫn lớn tiếng.
Nhện Chúa: Nó chỉ có một mình thôi. Quang lưới đi bọn bay.
Người dẫn chuyện: Cả bọn nhện ào ào quăng lưới hòng bắt sống Dế Mèn. Nhanh như cắt, Dế Mèn tung cặp giò với những lưỡi cưa sắc nhọn đá rách hết lưới nhện. Bầy nhện ngã lộn nhào, Dế Mèn nhanh tay khóa cổ tên Nhện Chúa.
Dế Mèn: Đầu hàng chưa ? Còn giám bắt nạt kẻ yếu nữa không ?
Người dẫn chuyện: tên Nhện Chúa bị khóa chặt cổ, van xin rối rít.
Nhện Chúa: Em biết tội rồi! Em biết tội rồi! Xin anh tha mạng
Dế Mèn ( quay sang Nhà Trò ): Từ nay em không phải sợ chúng. Em hay sợ, chúng lại càng được thể. Chúng còn giám bắt nạt, báo cho anh, hay bác Xen Tóc, anh Châu Chấu Voi trừng trị.
Người dẫn chuyện: Chị Nhà Trò sung sướng, cảm ơn Dế Mèn, rồi vỗ cánh bay đến trường.
( Lê Mai – Phỏng theo Dế Mèn phiêu lưu kí củ nhà văn Tô Hoài.)
2. Trình bày tiểu phẩm:
- Các đội lần lượt lên biểu diễn.
- Ban giám khảo nhận xét và ghi điểm.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi mà GV đã chuẩn bị từ trước.
- GV tổng kết và tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS sưu tầm nhưng câu chuyện về Đôi bạn cùng tiến trong trường, trên sách báo, trên đài,
Ngày soạn: 08/10/2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017
KHOA HỌC
Tiết 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU
- HS biết nguyên nhân gây bệnh sốt rét, biết cách phòng tránh bệnh sốt rét, HS có kỹ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét
- HS biết xử lý rác thải,dọn về sinh môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Hình minh họa, phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
HS1: Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc?
HS2: Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Nguyên nhân gây bệnh sốt rét (13’)
Nêu những nguyên nhân gây bệnh sốt rét mà em biết?
+ Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt ý:
Kết Luận: Một số nguyên nhân chính gây bệnh sốt rét: môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho muỗi có chỗ sinh sản; nằm ngủ không mắc màn, xử lý rác thải không đúng quy định
HĐ2. Cách phòng bệnh sốt rét (15’)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
Kết Luận: Mục Bạn cần biết SGK.
- Liên hệ: Em cần làm gì đẻ giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ không cho muỗi có nơi ẩn nấp,sinh sản?
Gọi HS trả lời, sau đó GV chốt ý:
+Phát quang bụi rậm, tổng vệ sinh(h4)sgk.
+Chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi có nước đọng, ao tù, lấp vũng nước,thả cá để chúng ăn bọ gậy
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Hệ thống bài.
- Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
-HS liên hệ phát biểu.
- HS thảo luận nhóm, sau đó trình bày kết quả trước lớp
- Nhận xét, bổ sung,thống nhất ý kiến.
-HS thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ phát biểu.
HS nhắc lại mục Bạn cần biết trong SGK.
Tự chọn
ÔN TẬP TOÁN
I. MỤC TIÊU
- HS Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, giải được bài toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo diện tích, HS có kĩ năng đổi đơn vị, thực hiện các phép tính và giải toán.
- HS chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
2. Dạy bài mới (30’)
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 6cm2 = .mm2
30km2 = hm2
8m2 = ..cm2
b) 200mm2 = cm2
4000dm2 = .m2
34 000hm2 = km2
c) 260cm2 = dm2 ..cm2
1086m2 =dam2.m2
Bài 2. Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
- GV chữa bài.
Bài 3. Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ?
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
a) 6cm2 = 600mm2
30km2 = 3 000hm2
8m2 = 80 000cm2
b) 200mm2 = 2cm2
4000dm2 = 40m2
34 000hm2 = 340km2
c) 260cm2 = 2dm2 60cm2
1086m2 = 10dam2 86m2
- HS làm bài ra bảng con, 3 HS lên bảng điền dấu sau đó giải thích.
71dam2 25m2 = 7125m2
(7125m2)
801cm2 < 8dm2 10cm2
(810cm2)
12km2 60hm2 > 1206hm2
(1260hm2)
- HS đọc đầu bài, phân tích bài toán.
- HS trình bày bài giải vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ.
- HS trình bày bài làm, nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tự chọn
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó, mâu thuẫn có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên, HS biết để giải quyết mâu thuẫn cần nhận thức được nguyên nhân gây mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực; HS biết cách giải quyết mâu thuẫn hợp lí.
- HS biết tự giải quyết vấn đề, đoàn kết, yêu thương bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Một quả bóng mềm
- HS: Một số mảnh giấy nhỏ để ghi chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3’)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1’)
b) Các hoạt động
HĐ1. Trò chơi “Quả bóng giận dữ” (10’)
- GV giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi, chọn 1 HS làm trợ lí.
- Tổ chức cho HS chơi thử
- Tổ chức cho HS chơi thật
HĐ2. Xử lí tình huống (8’)
- Gọi HS đọc các tình huống trong sách.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn tốt nhất, dùng bút chì khoanh vào trong sách.
- GV nhận xét, chốt lại.
HĐ3. Tập đóng vai (9’)
- Gọi HS đọc truyện “Kế hoạch bí mật”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, chọn phương án giải quyết tình huống.
- Yêu cầu các nhóm viết lời thoại cho tình huống sau đó trao đổi với nhóm và tập đóng vai.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS đọc Ghi nhớ trong sách, liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học.
Dặn HS về luyệ tập đóng vai để buổi sau diễn và chuẩn bị bài sau.
Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- HS lắng nghe.
- HS chơi thử.
- HS tham gia trò chơi.
- Trợ lí tổng hợp các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống.
- 3 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- 1HS đọc to.
- HS hoạt động nhóm 4, chọn phương án giải quyết tình huống và viết lời thoại để đóng vai.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 6. chiều.doc