Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 7 (buổi chiều)

Thể dục

Tiết 12: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”

 I. MỤC TIÊU

- HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi HS chơi “Trao tín gậy” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực.

- HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.

II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường

- Phương tiện: Còi, đồng hồ, 2 tín gậy

 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

 

doc15 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 7 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn: 13/10/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2017 Khoa học Tiết 13: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT I. MỤC TIÊU - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết, biết đuwọc một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết; nêu được cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, thực hiện cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - HS biết lắng nghe, chia sẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến; có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người, tuyên truyền cho mọi người về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, loa, tranh ảnh - HS: Nháp, bút chì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’ ) - Nêu tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới Khởi động a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết (12’) - Gọi HS nêu hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết. - Cho HS nghe một đoạn video nói về bệnh sốt xuất huyết - H: + Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? Tại sao? + Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ2. Phòng bệnh sốt xuất huyết (12’) - Gọi HS nêu biểu hiện và mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. - Gọi HS nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết. - Cho HS quan sát tranh + Chỉ và nói nội dung từng hình. + Giải thích những việc làm của từng hình đối với việc phòng tránh sốt xuất huyết. - H: Gia đình bạn thường dùng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy? - GV kết luận. HĐ3. Trò chơi “Người may mắn” (4’) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Người may mắn”, HS nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà nhỏ. 3. Củng cố, dặn dò ( 3’ ) - Gọi HS nêu lại cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết. - Gọi HS đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh. - 2 HS trả lời - Cả lớp nghe hát bài “Cá vàng bơi” - Một vài HS nêu, HS khác bổ sung. - HS lắng nghe. - HS phát biểu. - HS trả lời. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS phát biểu, HS khác chia sẻ, bổ sung. - HS nêu. - HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi của GV. - HS trả lời. - HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi của GV. - HS nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết. - HS đọc ghi nhớ SGK. Lịch sử Tiết 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. MỤC TIÊU - Biết Đảng Cộng sản VN được thành lập ngày 3 - 2 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản. - Hội nghị ngày 3 - 2 - 1930 do nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng VN. - Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Ảnh trong SGK, tư liệu lịch sử. - HS: Sách, vở, phiếu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ (3') - GV đưa ra câu hỏi. 2. Dạy bài mới Hoạt động 1: (15')Tìm hiểu sự thành lập Đảng + Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào? + Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng? - GV chốt và kết luận Hoạt động 2: (15') Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập ĐCSVN + Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng VN? 3. Củng cố, dặn dò (2') + Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở VN? Nhận xét tiết học - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ? Ở đâu ? - Vì sao Bác ra đi tìm đường cứu nước ? - Thảo luận nhóm 4 - HS tìm hiểu sự thành lập Đảng ghi ra bảng nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét bổ sung - Thảo luận cả lớp - CMVN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn. - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người ó hiểu biết sâu sắc về lí luận thực tiễn CM, có uy tín trong phong trào CM quốc tế Kĩ thuật Tiết 7: NẤU CƠM ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU - HS biết cách nấu cơm, biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đìn, biết vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp đỡ gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Gạo tẻ, phiếu học tập - HS: Gạo tẻ, giá vo gạo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) “Chuẩn bị nấu ăn .” + Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? + Khi tham gia giúp đỡ gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào ? - Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) Các hoạt động HĐ1.Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình (10’) - Hãy kể tên các dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun ? - GV chốt ý: Có 2 cách nấu cơm : + Bằng soong hoặc nồi trên bếp ( bếp củi, bếp ga, bếp dầu ,..) + Bằng nồi cơm điện - GV nêu vấn đề : + Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều, dẻo ? + Hai cách nấu cơm trên có những ưu, nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau nhau ? HĐ2. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp (19’) - GV giới thiệu phiếu học tập - GV lưu ý HS cách nấu cơ bằng bếp đun: + Nên chọn nồi có đáy dày để cơm không bị cháy và ngon cơm . + Cho lượng nước vừa phải + Nước sôi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon hơn . + Lúc đầu phải đun lửa to, đều . Khi nước cạn phải giảm lửa thật nhỏ ( hoặc phải cời than cho đều ) - GV hướng dẫn các thao tác nấu cơm bằng bếp đun 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về thực hành nấu cơm, chuẩn bị bài sau - 2 HS nêu - HS nhận xét - HS nhắc lại Hoạt động nhóm, lớp - HS nêu. + Cách 1: Phải giảm nhỏ lửa khi nước đã cạn để cơm chín đều, dẻo, không có mùi khê, mùi cháy + Cách 2: Không cần phải giảm nhỏ lửa, khi cạn nước , cơm chín đều, dẻo, không bị khô hoặc nhão . + Ưu : Cả 2 cách đều cho cơm chín, dẻo + Nhược : Cách 1: Cơm dễ bị nhão, khét ,.. Cách 2: Phụ thuộc vào nguồn điện Hoạt động nhóm - HS đọc mục 1 và quan sát H3/ SGK và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. - Một số HS trình bày. - HS lắng nghe . - HS quan sát - Lắng nghe Ngày soạn: 13/10/2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017 Địa lí Tiết 7: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU - HS xác định và mô tả được vị trí địa lý của nước ta trên bản đồ, biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lý thự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản, nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ. - HS có ý thức bảo vệ và khai thác tài nguyên biển (rừng vàng biển bạc) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - HS: Nháp, bút chì III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3') - Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn ở nước ta. - Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Vị trí địa lí, giới hạn của nước ta (9’) - GV gọi một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí giới hạn của nước ta; các quần đảo, đảo; mô tả dãy núi, sông và đồng bằng lớn. - GV nhận xét hướng dẫn HS chỉ chính xác. HĐ2. Đặc điểm tự nhiên nước ta về khí hậu, sông ngòi, địa hình, đất, rừng (20’) - GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành câu 2 trong SGK. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV chốt lại các đặc điểm chính đã nêu trong bảng. 3. Củng cố dặn dò  (2') - GV nhắc lại nội dung chính của bài. - Nhận xét giờ học. - HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời câu hỏi của Gv. - Một số HS lên bảng chỉ Bản đồ. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào nháp. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe, thực hiện. Thể dục Tiết 12: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY” I. MỤC TIÊU - HS biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay trái, quay phải, quay sau đúng hướng, đúng kỹ thuật, đều, đẹp và đúng khẩu lệnh. HSchơi HS chơi “Trao tín gậy” tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật và tham gia chơi tích cực. - HS có tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện: Còi, đồng hồ, 2 tín gậy III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Thời gian Số lần Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu - Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập. - Khởi động : + Xoay các khớp (2x8n) + Chạy trên địa hình tự nhiên 1 vòng. + Đi thường thành vòng tròn, vừa đi vừa hát. 2. Phần cơ bản a) Đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - GV điều khiển. - Chia tổ tập luyện. - Cho các tổ thi đua trình diễn. - Tập hợp củng cố kết quả tập luyện. b) HS chơi “Trao tín gậy” - GV nêu tên HS chơi, giải thích lại cách chơi. - Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử. - Cho HS tiến hành chơi, GV quan sát. - GV quan sát nhận xét, tuyên dương. 3. Phần kết thúc - HS cúi người thả lỏng 5 - 10 lần. - Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học. - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ. 7’ 23’ 14’ 9’ 5’ 1L 1L 1L 2-3L 2- 3L 1L 1L 1L 1L Đội hình nhận lớp €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ € Đội hình tập luyện Đội hình tập luyện Tổ 1 €€€€€€€ Tổ 2 €€€€€€€ Tổ 3 €€€€€€€ Đội hình trò chơi Đội hình kết thúc €€€€€€€ €€€€€€€ €€€€€€€ € Ngày soạn: 15/10/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 14: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU - HS nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ “chạy”; hiểu nghĩa gốc của từ “ăn” và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển; đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. - HS biết lắng nghe, chia sẻ; có ý thức dùng từ đúng nghĩa và hay. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Phấn màu, bảng phụ. - HS: Nháp, bút chì III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3') Hãy đặt 1 câu có sử dụng từ nhiều nghĩa 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1') b) Luyện tập Bài 1 (12’) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1. - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả - Nhận xét, chốt lại Bài 2 (4’) - Yêu cầu HS đọc đầu bài và làm miệng bài tập Bài 3 (6’) - Cho HS thảo luận nhóm đôi nội dung của bài tập. - Gọi HS trình bày - GV nhận xét, chữa bài. Bài 4 (9’) - Gọi HS đọc đề , XĐ y/c của đề - Cho HS trao đổi trong nhóm 4 (3’) - Gọi HS trình bày bài (có nhiều đáp án,GV khen những bài tốt Lưu ý HS nhầm sang từ cùng âm ,khác nghĩa.) 3. Củng cố, dặn dò (2') - Gọi HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa - Nhận xét tiết học - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau - 1 HS đọc đầu bài, xác định yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi nối các ý cho phù hợp. - Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ, bổ sung. - HS trình bày vào vở - HS đọc đầu bài, suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng. Phần c - HS thảo luận nhóm đôi nghĩa của từ “ăn” trong các câu, xã định câu có từ “ăn” mang nghĩa gốc, sau đó phát biểu. - Nhóm khác chia sẻ - HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề. - HS trao đổi nhóm 4 sau đó làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chia xẻ, sửa chữa. - HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa. - HS lắng nghe. Giáo dục ngoài giờ lên lớp KẾT BẠN CÙNG TIẾN I. MỤC TIÊU - HS biết ý nghĩa của hoạt động kết bạn cùng tiến, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè những khó khăn trong học tập, cũng như trong các hoạt động khác. - HS đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau , có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp - Tranh ảnh những đôi bạn III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Giới thiệu tiết học - GV phổ biến nội dung tiết học : Tổ chức ra mắt đôi bạn cùng tiến trong lớp. - GV giải thích ý nghĩa của việc kết đôi bạn cùng tiến. - Hướng dẫn HS cách tạo lập đôi bạn cùng tiến: Là những người học chung một lớp, có cùng sở thích, ngồi cùng bàn, hoặc gần nhà nhau. - GV yêu cầu HS chuẩn bị. 2. Ra mắt Đôi bạn cùng tiến. - Trong khi HS chuẩn bị GV gọi một số HS lên kể những mẩu chuyện mà HS đã sưu tầm. - Các đôi bạn cùng tiến lần lượt ra mắt và tự giới thiệu trước lớp và cô giáo. - Sau khi giới thiệu GV nhắc nhở lại nhiệm vụ của những đôi bạn cùng tiến và yêu cầu mỗi một cặp trình bày một tiết mục văn nghệ. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 15/10/2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017 Khoa học Tiết 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. MỤC TIÊU - HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não, có kĩ năng diễn đạt. - HS có ý thức BVMT nơi mình đang sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - GV: Tranh minh họa, bảng phụ - HS: Bút chì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV hỏi: + Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết? + Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? + Hãy nêu các cách để phòng bệnh sốt xuất huyết? - GV nhận xét 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1.Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não (10’) - Chia nhóm (4HS/ nhóm) cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Tác nhân gây bệnh viên não là gì ? - Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất ? - Bệnh viêm não lây truyền bằng đường nào? - Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ? - Kết luận: Viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu các gia súc, chim chuột, khỉ,...gây ra. Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh. Bệnh viêm não rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. HĐ2. Những việc nên làm để đề phòng bệnh viêm não (7’) - Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát tranh trang 30 và 31 SGK. Trả lời câu hỏi: Chỉ và nói nội dung từng hình . Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não . - Cách đề phòng bệnh viêm não . - Kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn dẹp chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. HĐ3. Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não (9’) - Giáo viên nêu tình huống, sau đó cho 3 học sinh tuyên truyền trước lớp . 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS hệ thống nội dung bài học - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà tìm hiểu bệnh viêm gan A . - 3 HS trả lời (mỗi em 1 câu) - Đọc các câu hỏi và câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời. - Các nhóm báo cáo. Đáp án : 1c, 2d, 3b, 4a. - Bệnh do 1 loại vi rút có trong máu các gia súc của động vật hoang như khỉ, chuột, chim gây ra. - Ai cũng có thể mắc bệnh nhưng nhiều nhất là từ 3 đến 15 tuổi. - Muỗi hút máu các con vật bị nhiễm bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người đặc biệt là trẻ em. - Bệnh có thể gây tử vong hoặc để di chứng lâu dài . - Thảo luận theo cặp . - Đại diện các nhóm trả lời.Nhận xét, bổ sung. - Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày, chuồng gia súc nuôi xa nhà ở ... - Lắng nghe - Thi tuyên truyền giỏi, nhận xét, bình chọn - Cả lớp bình chọn người tuyên truyền hay nhất. - 2 HS trình bày. - HS lắng nghe và thực hiện. Tự chọn TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS nắm được khái niệm số thập phân, biết đọc và viết đúng số thập phân, HS biết so sánh và sắp xếp số thập phân. - HS có ý thức học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Phấn màu - HS: Nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Nêu cách đọc và viết số thập phân - Nêu cách so sánh số thập phân + Phần nguyên bằng nhau + Phần nguyên khác nhau - GV nhận xét 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài b) Thực hành luyện tập - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1.Viết thành số thập phân a) 33; ; b) 92; ; c) 3; 2 Bài 2: Chuyển thành phân số thập phân a) 0,5; 0,03; 7,5 b) 0,92; 0,006; 8,92 Bài 3: Chuyển thành hỗn số có chứa phân số thập phân. a) 12,7; 31,03; b) 8,54; 1,069 Bài 4: Viết các số thập phân a) Ba phẩy không bẩy b) Mười chín phẩy tám trăm năm mươi c) Không đơn vị năm mươi tám phần trăm. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Lời giải: a) 33 = 33,1; 0,27; b) 92=92,05 ; = 0,031; c) 3= 3,127; 2 = 2,008 Lời giải: a) 0,5 = ; 0,03 =; 7,5 = b) 0,92 = ; 0,006 = ; 8,92 = Lời giải: a) 12,7 = ; 31,03 = ; b) 8,54 = ; 1,069 = 1 Lời giải: a) 3,07 b) 19,850 c) 0,58 - HS lắng nghe và thực hiện. Tự chọn THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG CHỦ ĐỀ 5: KIÊN ĐỊNH VÀ TỪ CHỐI I. MỤC TIÊU - HS biết: kiên định và từ chối đúng lúc sẽ giúp mình tránh được những tình huống tiêu cực trong cuộc sống, hiểu thế nào là kiên định và từ chối, có kĩ năng từ chối. - HS biết phân biệt những tình huống tiêu cực, biết tự giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ, bút dạ - HS: Bút chì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Bài mới HĐ1. Bày tỏ ý kiến (7’) - Gọi HS đọc bài tập 1 - Yêu cầu HS quan sát tranh và bày tỏ ý kiến, đánh dấu X vào ô trống dưới tranhh vẽ hoạt động mà em không muốn tham gia. - GV nhận xét, chốt lại. HĐ2. Xử lí tình huống (12’) Bài tập 2 - Gọi HS đọc các tình huống - Cho HS dùng bút chì để làm bài - Gọi HS trình bày - GV nhận xét. Bài tập 3 - Gọi 2 HS đọc tình huống - Yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành tiếp lời thoại của Minh. - Gọi HS trình bày - GV nhận xét. HĐ3. Đóng vai (8’) - Chia nhóm đôi, yêu cầu các nhóm tập đóng vai Tuấn và Minh theo đoạn đối thoại đã xây dựng ở Bài tập 3 - Nhận xét, khen ngợi HS HĐ4. Các hình thức từ chối (5’) - Treo bảng phụ chép sẵn Bài tập 5 - Gọi HS đọc bài - Gọi HS nêu cách trả lời của mình trong tình huống đó với các hình thức từ chối khác nhau - Nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời hay 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS nêu ý nghĩa của kiên định và từ chối - GV nhận xét, chốt lại. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị chủ đề sau. - HS đọc bài tập. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày, giải thích. - HS khác chia sẻ, bổ sung. - 3 HS đọc các tình huống trong sách. - HS làm bài bằng bút chì. - Một số HS trình bày phương án giải quyết các tình huống, HS khác chia sẻ. - 2 HS đọc tình huống. - HS viết lời thoại bằng bút chì vào sách sau đó trao đổi với bạn cùng bàn. - Một số HS đọc bài làm của mình. - HS khác chia sẻ. - HS hoạt động nhóm đôi, tập đóng vai đoạn hội thoại. - Một số nhóm xung phong đóng vai trước lớp - Nhóm khác chia sẻ. - HS đọc bài tập. - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - Một vài HS nêu. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 7 chiều.doc
Tài liệu liên quan