I - Mục tiêu Giúp HS:
- Biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản.
II. Chuẩn bị
- Sách giáo khoa
III. các hoạt động dạy - học
1 Kiểm tra: Củng cố KT (5 phút)
- Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra bài tập về nhà. HS chữa bài tập 4, HS nhận xét và bổ sung.GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu khái niệm số thập phân (15 phút )
a)Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng :
- Có 0m 1dm tức là có 1dm, viết lên bảng: 1dm = m.
- GV giới thiệu: 1dm hay m còn được viết thành 0,1;
viết 0,1 m lên bảng cùng hàng với m.
- Tương tự với 0,01 m ; 0,001 m. GV hướng dẫn cách đọc: 0,1 đọc là không phẩy một.
- GV giới thiệu 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân. HS thực hành đọc theo dãy bàn.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 7 năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
II. Chuẩn bị
Sách giáo khoa.
II. các hoạt động dạy - học
1:. Kiểm tra: (5 phút )
- Tổ trưởng báo cáo kiểm tra bài tập . HS chữa bài tập 4, HS nhận xét và bổ sung.
2. Bài mới:
HĐ1: Thực hành (28 phút )
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài tập:
- Bài tập cần làm trong tiết học là bài1, 2, 3. Bài tập 4 giáo viên hướng dẫn HS về làm.
Bài 1: HS làm vào vở rồi lên bảng chữa.
1 : = 1 x = 10 (lần ). Vậy 1 gấp 10 lần .
: = x = 10 (lần ). Vậy gấp 10 lần .
- Bài còn lại tương tự.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
HS nêu cách tìm số hạng, thừa số, số bị trừ, số bị chia chưa biết.
Bài 3: HS nêu dạng toán và tóm tắt đề bài rồi giải.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là:
( + ) : 2 = (bể )
Đáp số : bể
HĐ2.Củng cố, dặn dò (5 phút )
- HS chữa bài vào vở. GV nhận xét và hướng dẫn học bài ở nhà.
BUỔI CHIỀU
KỂ CHUYỆN
CÂY CỎ NƯỚC NAM (Tiết 7 - Trang 68 )
I - mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và Tranh minh hoạ trong SGK, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
GDBVMT: Giáo dục thái độ yêu quý những cõy cỏ hữu ớch trong mụi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT
II- chuẩn bị
- Ảnh hoặc vật thật - những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.
III. các hoạt động dạy - học
1 . Kiểm tra: Củng cố KT (5 phút )
HS kể lại câu chuyện đã kể trong tiết KC tuần trước.
2. Bài mới:
Trong tiết học hôm nay, thầy (cô) sẽ kể một câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh. Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sống dưới triều Trần. Ông là một vị tu hành, đồng thời là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường, ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc để trị bệnh cứu người.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài (10 phút )
- GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. GV kể lần 2, kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ
- Chú ý viết lên bảng tên một số cây thuốc quý (sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam) và giúp HS hiểu những từ ngữ khó được chú giải cuối truyện (trưởng tràng, dược sơn)
- Ba HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập.
HĐ2: Thực hành kể chuyện (15 phút )
- Kể chuyện theo nhóm (2 - 3 em). Thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Thi kể toàn bộ câu chuyện. Nội dung chính của từng tranh:
+ Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam
+ Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện Chuẩn bị chống quân Nguyên
+ Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
+ Tranh 4: Quân dân nhà Trần Chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu
+ Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh
+ Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam
HĐ3: Củng cố, dặn dò (5 phút )
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS phải biết yêu quý những cây cỏ xung quanh
ÔN TIẾNG VIỆT 2 TIẾT
LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH
Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây ( hay trên một cánh đồng).
I.Mục tiêu:
- Học sinh biét lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
- Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trước khi làm bài viết.
II.Chuẩn bị
- Phấn màu,
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p). Giáo viên kiểm tra sự Chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới : (37p).
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
1.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Giáo viên chép đề bài len bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài :
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh).
- Đề yêu cầu tả cảnh gì? (Vườn cây vào buổi sáng).
- Trọng tâm tả cảnh gì? (Vườn cây buổi sáng)
- Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài.
* Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề bài.
- Một học sinh nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết.
* Gợi ý về dàn bài:
+ Mở bài: giới thiẹu chung về vườn cây vào buổi sáng.
+ Thân bài :
- Tả bao quát về vườn cây:
Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây.
- Tả chi tiết (tả bộ phận).
Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn.
- Học sinh làm dàn ý.
- Gọi học sinh trình bày dàn bài.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng.
3.Củng cố dặn dò: Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà Chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng
Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017
BUỔI CHIỀU:
TẬP ĐỌC
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ (Tiết 14 - Trang 69 )
I - mục tiêu
- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba – la – lai – ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ).
II- chuẩn bị Tranh minh hoạ SGK.
III. các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra
Giới thiệu bài.(5 phút )
2. Bài mới
HĐ1:Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài (28 phút )
a) Luyện đọc
- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. GV sửa sai về lỗi phát âm ,cách ngắt nhịp, giọng đọc
- GV giải nghĩa thêm một số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên (vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng); trăng chơi vơi (trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la)
- HS đọc theo cặp. 1-2 HS đọc toàn bài. GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và cho biết : + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường Sông Đà?
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
(Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ)
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch vừa sinh động?
(Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì tiếng đàn của cô gái Nga, dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và sự vật tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: công trường say ngủ; tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ..)
- Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
+ Câu thơ chỉ có tiếng đàn ngân nga/Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên một hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân lên, lan toả..vào dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp loáng
+ Khổ thơ cuối bài cũng gợi một hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Bằng bàn tay, khối óc diệu kì của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên thì mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá, làm cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hợn.
- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
Cả công trường say ngũ cạnh dòng sông/Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ/Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- 2 HS đọc nối tiếp lại bài thơ. HS đọc diễn cảm khổ cuối. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên.
- HTL từng khổ và thuộc 2 khổ thơ. Thi đọc thuộc lòng
HĐ2: Củng cố, dặn dò (2 phút )
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ cho người thân nghe.
TOÁN
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiết - Trang 33 )
I - Mục tiêu Giúp HS:
Biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản.
II. Chuẩn bị
Sách giáo khoa
III. các hoạt động dạy - học
1 Kiểm tra: Củng cố KT (5 phút)
- Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra bài tập về nhà. HS chữa bài tập 4, HS nhận xét và bổ sung.GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu khái niệm số thập phân (15 phút )
a)Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng :
- Có 0m 1dm tức là có 1dm, viết lên bảng: 1dm = m.
- GV giới thiệu: 1dm hay m còn được viết thành 0,1;
viết 0,1 m lên bảng cùng hàng với m.
- Tương tự với 0,01 m ; 0,001 m. GV hướng dẫn cách đọc: 0,1 đọc là không phẩy một.
- GV giới thiệu 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân. HS thực hành đọc theo dãy bàn.
b) Làm tương tự như phần a để HS nhận ra được các số 0,5 ; 0,07 ; 0,009.
HĐ2: Thực hành (15 phút )
- GV hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa.
Bài 1: HS làm vào vở rồi lên bảng chữa.
a) GV chỉ từng vạch trên tia số, HS đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó. Chẳng hạn: một phần mười, không phẩy một ; hai phần mười, không phẩy hai ;.
b) Thực hiện tương tự như phần a.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu của từng phần rồi tự làm và chữa bài. Kết quả là:
a) 7dm = m = 0,7m b) 9cm = m = 0,09m
5dm = m = 0,5m 3cm = m = 0,03m
- Các bài còn lại tương tự.
Bài 3: GV vẽ hình lên bảng phụ rồi cho HS làm bài và gọi HS chữa bài . Khi chữa bài nên cho HS đọc các số đo độ dài viết dưới dạng số thập phân.(Nếu còn thời gian).
HĐ3: Củng cố, dặn dò (5 phút )
- GV nhận xét và hướng dẫn học bài ở nhà.
ÔN TOÁN:
Ôn luyện Toán: Luyện tập chung
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Giải thành thạo 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ (có mở rộng)
- Nhớ lại dạng toán trung bình cộng, biết tính trung bình cộng của nhiều số, giải toán có liên quan đến trung bình cộng.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nhắc lại 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ, dạng toán trung bình cộng đã học.
HS nêu
HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc đề bài,làm bài, chữa bài.
- GV chấm một số bài
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau
14, 21, 37, 43, 55 b)
Lời giải :
a) Trung bình cộng của 5 số trên là :
(14 + 21 + 37 + 43 + 55) : 5 = 34
b) Trung bình cộng của 3 phân số trên là :
() : 3 =
Đáp số : 34 ;
Bài 2: Trung bình cộng tuổi của chị và em là 8 tuổi. Tuổi em là 6 tuổi. Tính tuổi chị .
Lời giải :
Tổng số tuổi của hai chị em là :
8 2 = 16 (tuổi)
Chị có số tuổi là :
16 – 6 = 10 (tuổi)
Đáp số : 10 tuổi.
Bài 3: Một đội có 6 chiếc xe, mỗi xe đi 50 km thì chi phí hết 1 200 000 đồng. Nếu đội đó có 10 cái xe, mỗi xe đi 100 km thì chi phí hết bao nhiêu tiền ?
Lời giải :
6 xe đi được số km là :
50 6 = 300 (km)
10 xe đi được số km là :
100 10 = 1000 (km)
1km dùng hết số tiền là :
1 200 000 : 300 = 4 000 (đồng)
1000km dùng hết số tiền là :
4000 1000 = 4 000 000 (đồng)
Đáp số : 4 000 000 (đồng)
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
CHÍNH TẢ (Tiết 7 - Trang 65 )
I - mục tiêu
1.Viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2.Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ; thực hiện được 2 trong 3 ý (a, b, c) của bài tập 3.
GDBVMT: Giỏo dục tỡnh cảm yờu quý vẻ đẹp của dũng kinh (kờnh) quờ hương, có ý thức BVMT xung quanh.
II. Chuẩn bị
Sách giáo khoa
III. các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra: Củng cố kiến thức (5 phút )
- HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi a, ơ trong 2 khổ thơ của Huy Cận - tiết Chính tả trước (lưa thưa, mưa, tưởng, tươi..) và giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ. GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Bài mới.
HĐ1:Hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 20 phút )
- Hướng dẫn học sinh nghe - viết : Dòng kinh quê hương.
- GV đọc bài viết . HS tìm hiểu nội dung bài viết .
- HS luyện viết đúng: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót
- GV đọc cho HS viết bài. HS đổi chéo để soát bài .
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả (7 phút )
Bài tập 2
- HS thảo luận nhóm đôi - trình bày miệng - HS khác nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng :
- Lời giải: Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều/ Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Bài tập 3
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng : Đông như kiến/Gan như cóc tía/ Ngọt như mía lùi.
- Sau khi điền đúng tiếng có chứa ia hoặc iê vào chỗ trống, HS đọc thuộc các thành ngữ trên.
HĐ 3 : Củng cố, dặn dò (3 phút )
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê.
TOÁN
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiết 33 - Tiếp theo - Trang 36 )
I - mục tiêu Giúp HS biết:
Đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).
Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
II- chuẩn bị
Sách giáo khoa và vở bài tập Toán. Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra: Củng cố KT (3 phút )
- Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra bài tập về nhà.
- HS chữa bài tập 3, HS nhận xét và bổ sung.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu khái niệm số thập phân (15 phút )
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận ra, chẳng hạn:
2m 7dm hay 2m được viết thành 2,7 m ; đọc là : hai phẩy bảy mét. Tương tự với 8,56 m và 0,195.
- GV giới thiệu: Các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân. HS đọc và nhắc lại.
- GV giới thiệu: Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân ; những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân. GV lấy ví dụ cụ thể : 8,56 có 8 thuộc phần nguyên, 56 thuộc phần thập phân.
HĐ2: Thực hành (15 phút )
- GV hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa.
Bài 1: HS làm vào vở rồi lên bảng chữa.
- HS đọc từng số thập phân theo dãy bàn.
- HS nêu phần nguyên và phần thập phân của từng số.
- HS so sánh số thập phân ở hai tiết vừa học (phân nguyên bằng 0 và phần nguyên > 0 ).
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu của từng phần rồi tự làm và chữa bài. Kết quả là:
5 = 5,9 82 = 82,45 810 = 810,225
Bài 3: Tham khảo. Kết quả là:
0,1 = ; 0,02 = ; 0,004 = ; 0,095 =
HĐ3:Dặn dò (2 phút )
- GV nhận xét và hướng dẫn học bài ở nhà. HS làm trong vở bài tập toán.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NHIỀU NGHĨA (Tiết 13 - Trang 66 )
I - mục tiêu
1. Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ).
2. Nhận biết từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III) ; tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
II. Chuẩn bị
Sách giáo khoa
III. các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra : Củng cố KT (5 phút )
- HS làm BT2 (Đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm) - tiết LTVC trước.
- GV: Từ chân chỉ chân của người, khác với chân của bàn, khác xa với chân núi, chân trời nhng đều được gọi là chân. Vì sao vậy? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu hiện tượng từ nhiều nghĩa rất thú vị của Tiếng Việt.
HĐ2: Phần nhận xét (13 phút )
Bài tập 1 HS hoạt động cá nhân. GV treo bảng phụ - 1HS làm trên bảng.
+ Lời giải: tai - nghĩa a; răng - nghĩa b; mũi - nghĩa c.
- Các nghĩa vừa xác định các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ.
Bài tập 2
- GV nhắc HS: không cần giải nghĩa một cách phức tạp. Chính các câu thơ đã nói về sự khác nhau giữa những từ in đậm trong khổ thơ với các từ ở BT 1:
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
- HS nhắc lại nghĩa khác nhau của 3 từ : răng , mũi , tai
- GV chốt : những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai (BT1). Ta gọi đó là nghĩa chuyển.
Bài tập 3
- GV nhắc HS chú ý: Vì sao cái răng cào không dùng để nhai mà vẫn được gọi là răng? Vì sai cái mũi thuyền không dùng để ngửi vẫn gọi là mũi và cái tai ấm không dùng để nghe vẫn gọi là tai? BT 3 yêu cầu các em phát hiện sự giống nhau về nghĩa giữa các từ răng, mũi, tai ở BT 1 và BT 2 để giải đáp điều này. HS trao đổi theo cặp. GV giải thích:
+ Nghĩa của từ răng ở BT 1 và BT 2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ Nghĩa của từ mũi ở BT 1 và BT 2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Nghĩa của từ tai ở BT 1 và BT 2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.
GV: Nghĩa của những từ đồng âm khác hẳn nhau (VD, treo cờ chơi cờ tớng). Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ vừa khác vừa giống nhau. Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc, Tiếng Việt trở nên hết sức phong phú
HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
HĐ3:Phần luyện tập (15 phút )
Bài tập 1
- HS gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển
- Lời giải:
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
a) Mắt trong Đôi mắt của bé mở to.
b) Chân trong Bé đau chân.
c) Đầu trong Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
Mắt trong quả na mở mắt.
Chân trong Lòng takiềng ba chân.
Đầu trong Nước suối đầu nguồn rất trong.
Bài tập 2
- HS làm việc theo nhóm. GV tổ chức cho các nhóm thi. Một số vd:
+ lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu
+ miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng núi lửa
+ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay..
+ tay: tay áo, tay ghế, tay quay, tay tre (một) tay bóng bàn (cừ khôi)..
+ lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê
HĐ4: Củng cố, dặn dò (2 phút )
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết thêm vào vở ví dụ về nghĩa chuyển của các từ lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng - BT 2, phần luyện tập.
Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017
TOÁN
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN (Tiết 34 - Trang 37 )
I - mục tiêu Giúp HS biết:
- Tên các hàng của số thập phân.
- Đọc, viết số thập phân , chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
II- chuẩn bị
- Sách giáo khoa và vở bài tập Toán. Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy - học
1: Kiểm tra bài cũ (5 phút )
- Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra bài tập về nhà.
- HS chữa bài tập 3, HS nhận xét và bổ sung
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu hàng và cách đọc, viết số thập phân (15 phút )
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận ra, chẳng hạn:
- Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn,..
- Phần thập phân số thập phân gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn,.
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng 0,1 đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- GV giới thiệu cách đọc và viết số thập phân. Phần b và c tương tự.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK và nhắc lại bằng miệng.
HĐ2:Thực hành (15 phút )
- GV HD học sinh tự làm bài1, 2(a, b) rồi chữa. Hướng dẫn các bài còn lại về nhà.
Bài 1: HS làm vào vở rồi lên bảng chữa.
- HS đọc từng số thập phân theo dãy bàn.
- HS nêu phần nguyên và phần thập phân từng số. HS nêu mỗi chữ số thuộc hàng nào.
a) 2,35 đọc là : hai phẩy ba mươi lăm , 2 thuộc phần nguyên , hàng đơn vị, 35 thuộc phần thâp phân, 3 hàng phần mười, 5 hàng phần trăm.
b) Tương tự câu a.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu của từng phần rồi tự làm và chữa bài. Kết quả là:
a) 5,9 b) 24,18 c) 55,555 d) 2002,08 e) 0,001
Bài 3: GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài. Kết quả là:
6,33 = 6 18,05 = 18 217,908 = 217
HĐ3: Củng cố, dặn dò (5 phút ) GV nhận xét và hướng dẫn học bài ở nhà.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Tiết 13 - Trang 70 )
I - mục tiêu
Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3).
GDBVMT: Ngữ liệu dùng để luyện tập (Vịnh Hạ Long) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiờn nhiờn, cú tỏc dụng GDBVMT.
II. Chuẩn bị.
Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1 : Kiểm tra (5 phút )
- HS trình bày dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước trong vở BT .GV nêu MĐ, YC.
2. Bài mới:
HĐ1:Hướng dẫn học sinh luyện tập (28 phút )
Bài tập1: HS đọc to 1 lượt, sau đó đọc thầm- thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
2 nhóm trình bày – nhóm khác NX – GV chốt bài làm đúng :
ý a: Các phần mở bài, thân bài, kết bài:
Mở bài
Câu mở đầu (vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam)
Thân bài
Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
Kết bài
Câu văn cuối (Núi non, sóng nướcmãi mãi giữ gìn).
ý b: Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
Đoạn 1
Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
Đoạn 2
Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long .
Đoạn 3
Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
ý c: Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao
trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
- GV chốt KT về bố cục bài văn tả cảnh và sự liên kết đoạn.
Bài tập 2:
- GV nhắc HS: Để chọn đúng câu mở đoạn, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn không.
- HS thảo luận nhóm 4 – 2 nhóm trình bày – nhóm khác NX GV chốt lời giải đúng
Đoạn 1
Điền câu (b) vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.
Đoạn 2
Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chungcủa đoạn văn: Tây nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.
Bài tập 3:
- GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không. GV chốt bài đúng, tuyên dương bài viết hay
Ví dụ về các câu mở đoạn của đoạn 1:
Đến với Tây Nguyên ta sẽ hiểu thế nào là núi cao và rừng rậm. Cũng như nhiều vùng núi trên đất nước ta. Tây Nguyên có những dãy núi cao hùng vĩ, những rừng cây đại ngàn. Vẻ đẹp của Tây Nguyên trước hết là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày. Từ trên máy bay nhìn xuống, ta có thể nhận ra ngay vùng đất Tây Nguyên nhờ những dãy núi cao chất ngất và những rừng cây đại ngàn...
Ví dụ về các câu mở đoạn của đoạn 2:
Tây Nguyên không chỉ là mảnh đất của núi rừng. Tây Nguyên
còn hấp dẫn khách du lịch bởi những thảo nguyên tươi đẹp, muôn màu sắc. Những cái làm nên đặc sắc của Tây Nguyên là những thảo nguyên bao la bát ngát. Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao, rừng rậm. Người Tây Nguyên còn tự hào về những thảo nguyên rực rỡ sắc màu...
- HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
HĐ2: Củng cố, dặn dò (2 phút ) GV nhận xét tiết học. HS Chuẩn bị cho tiết TLV tới
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hoạt động múa hát tập thể sân trường, trò chơi dân gian
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố bài múa hát tập thể sân trường và HS thuộc các động tác trong bài múa hát tập thể sân trường.
- GD HS có ý thức hoạt động tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Băng đĩa bài MHTTST.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ1: Ôn tập múa hát tập thể sân trường.
- GV cho HS học bài hát.
- HS ôn lại 1 số động tác múa trong bài.
- HS theo dõi, tập theo từng động tác.
- HS hát và múa theo lời bài hát.
- Hát múa kết hợp cả bài.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV tiểu kết ý, cho HS quan sát băng đĩa bài hát.
- Hát múa theo băng đĩa.
- Ôn lại theo hàng, tổ, cả lớp.
- Đánh giá, nhận xét.
HĐ2: Trò chơi dân gian.
- HS nêu tên một số trò chơi dân gian mà em biết.
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: cướp cờ.
HS chơi theo 3 tổ thi đua với nhau.
- GV theo dõi, nhận xét, đánh giá.
HĐ3: Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Tiết 7 - Trang 74 )
I - mục tiêu
Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
II- chuẩn bị Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III. các hoạt động dạy - học
1: Kiểm tra (5 phút )
- HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em - BT 3 (tiết TLV trước)
2. Bài mới
HĐ1:Hướng dẫn học sinh luyện tập (30 phút )
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS
- HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh. GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài - để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+ Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện đợc cảm xúc của người viết. HS viết đoạn văn. HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp bình chọn người viết hay nhất, có nhiều ý mới.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò (5 phút )
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy cô kiểm tra trong t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12357126.doc