I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết 7 thêm 1được 8; Biết đọc, viết số 8; đếm và so sánh các số trong phạm vi 8, Biết vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. HS cần hoàn thành BT 1,2,3. Bài 4(M4).
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 8.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.”
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-7; từ 7-1.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi. GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 8 và chữ số 8. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 8.
- Bước 2: HS thực hành trên vật thật: lấy 8 ô vuông, 8 que tính, 8 con bướm,. sau đó chỉ và đọc 8.
- GVKL: 8 bạn, 8 chấm tròn, 8 con tính. ta dùng số 8 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật đó. Số 8 được biểu diễn bằng chữ số 8 in( treo hình số 8 in) và chữ số 8 viết (treo hình số 8 viết). Chữ số 8 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
- Bước 3: HS viết bảng con số 8.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết bà kha đi khe khẽ.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Gv đọc, HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /kh/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /kh/.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
TOÁN
Tiết 17: Số 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết 6 thêm 1được 7; Biết đọc, viết số 7; đếm và so sánh các số trong phạm vi 7, Biết vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. HS cần hoàn thành BT 1,2,3. Bài 4(M4).
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 7.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi “Bắn tên”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 7 và chữ số 7. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 7.
- Bước 2: HS thực hành trên vật thật: lấy 7 ô vuông, 7 que tính, 7 con bướm,... sau đó chỉ và đọc 7.
- GVKL: 7 bạn, 7 chấm tròn, 7 con tính... ta dùng số 7 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật đó. Số 7được biểu diễn bằng chữ số 7 in( treo hình số 7 in) và chữ số 7 viết (treo hình số 7 viết). Chữ số 7 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
- Bước 3: HS viết bảng con số 7.
b,Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6,7.
(Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.)
- GV Cầm 7 que tính ở tay trái. Lấy từng que tính sang tay phải yêu cầu HS đếm lần lượt.
- GV hỏi : + Số 7 đứng ngay sau số nào?
+ Những số nào đứng trước số 7?...
Kết luận : 7 lớn hơn các số 1,2,3,4,5,6 nên 7là số lớn nhất trong dãy số từ 1 -> 7.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số 7. Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa.
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2. Số?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp HS làm bài (hình 1).
- HS thực hành làm bài tập vào vở BT (Hình 2,3).
Bài 3. Viết số vào ô trống
- Đính bảng các cột hình vuông
- Cho hs thi viết và điền số.
Bài 4. , = ? Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo, Duy ).
4. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 1,2,3,4,5,6,7.
ĐIỀU CHỈNH:
ĐẠO ĐỨC
Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Hs thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân. HS mức 3,4 biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
2. Kĩ năng: Rèn KN giữ gìn đồ dùng, sách, vở hàng ngày.
3. Thái độ: Yêu quý sách vở, đồ dùng học tập của mình, của bạn.
* Tích hợp BVMT: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài hát: Sách bút thân yêu ơi. ĐD học tập.
2. HS: Vở bài tập đạo đức 1.ĐD học tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. Khởi động. Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “Sách bút thân yêu ơi”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Làm bài tập 1. Làm việc cá nhân.
- GV giải thích yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh làm BT.
- HS tự tô màu những đồ dùng trong tranh và gọi tên chúng.
- HS trình bày trước lớp.
- GVKL: Các em cần học tập 2 bạn trong hình vẽ số 4 và số 8 vì 2 bạn đó ăn mặc quần áo, đầu tóc rất gọn gàng, sạch sẽ.
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2. Làm việc nhóm đôi.
- GV giải thích yêu cầu BT và yêu cầu HS làm việc theo cặp: giới thiệu với nhau về ĐDHT của mình. (Tên ĐD học tập? ĐDđó dùng để làm gì? Cách giữ gìn ĐD học tập?)
- Từng cặp HS trình bày trước lớp.
- GVKL: Được đi học là quyền lợi của trẻ em, giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Dặn HS hàng ngày thực hiện giữ gìn giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
-Chuẩn bị sửa sang lại sách vở, ĐD học tập của mình để tiết sau thi “Sách, vở ai đẹp nhất”.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------
KĨ NĂNG SỐNG
Tết Trung thu
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
THỂ DỤC
(GVchuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 18: Số 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết 7 thêm 1được 8; Biết đọc, viết số 8; đếm và so sánh các số trong phạm vi 8, Biết vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. HS cần hoàn thành BT 1,2,3. Bài 4(M4).
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 8.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.”
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-7; từ 7-1.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi. GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 8 và chữ số 8. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 8.
- Bước 2: HS thực hành trên vật thật: lấy 8 ô vuông, 8 que tính, 8 con bướm,... sau đó chỉ và đọc 8.
- GVKL: 8 bạn, 8 chấm tròn, 8 con tính... ta dùng số 8 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật đó. Số 8 được biểu diễn bằng chữ số 8 in( treo hình số 8 in) và chữ số 8 viết (treo hình số 8 viết). Chữ số 8 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
- Bước 3: HS viết bảng con số 8.
b,Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8.
(Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.)
- GV Cầm 8 que tính ở tay trái. Lấy từng que tính sang tay phải yêu cầu HS đếm lần lượt.
- GV hỏi : + Số 8 đứng ngay sau số nào?
+ Những số nào đứng trước số 8?...
Kết luận : 8 lớn hơn các số 1,2,3,4,5,6,7 nên 8 là số lớn nhất trong dãy số từ 1 -> 8.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số 8. Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa.
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2. Số?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp HS làm bài (hình 1).
- HS thực hành làm bài tập vào vở BT (Hình 2,3).
Bài 3. Viết số vào ô trống
- Đính bảng các cột hình vuông
- Cho hs thi viết và điền số.
Bài 4. , = ? Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo, Duy ).
4. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 1,2,3,4,5,6,7,8.
ĐIỀU CHỈNH:
TIẾNG VIỆT
Âm /l/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 173-176)
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
THỦ CÔNG
Xé, dán hình tròn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết xé dán hình tròn. Xé, dán được hình tròn. Đường xé có thể bị răng cưa, chưa thẳng. Hình dán có thể chưa phẳng. (mức 1,2)
- Mức 3,4: Xé dán được hình tròn. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được hình tròn có kích thước khác nhau.
2. Kĩ năng: Rèn KN xé dán; KN sử dụng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài mẫu xé dán hình tròn; Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán.
2. HS: Dụng cụ môn học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Quan sát, nhận xét. Làm việc cả lớp.
- GV đưa bài mẫu xé dán hình tròn.
- HS quan sát và nêu đặc điểm của hình tròn (tự nêu theo hiểu biết về cạnh, kích thước).
- HS quan sát xung quanh nêu những đồ vật có hình tròn.
b, Quan sát thao tác mẫu. Làm việc cả lớp.
- GV thao tác mẫu từng bước (vừa làm vừa kết hợp giảng giải). HS thao tác theo.
Bước 1: Vẽ hình tròn.
Bước 2: Xé hình tròn.
- Làm thao tác xé hình tròn.
- Xé xong lật mặt có màu để hs quan sát.
Bước 3: Dán hình. Gv hướng dẫn cách dán.
3.Thực hành.
- HS nhắc lại các bước xé dán hình tròn.
- HS thực hành xé dán hình tròn theo các bước đã nêu.
- Lưu ý: - Khi xé cần xé đều tay, xé thẳng.
- Khi dán chú ý bôi hồ mỏng, miết phẳng.
- Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ để xé dán tròn theo kích thước khác.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Vệ sinh thân thể
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết nêu được các việc nên làm không nên làm để da luôn sạch sẽ.
-Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ
2. Kĩ năng: Rèn KN chăm sóc, bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
3. Thái độ: GD HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK.
2. HS: SGK, VBT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “ Hai bàn tay của em”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp.
Bước 1: HS nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo,...Sau đó nói với bạn bên cạnh.
Bước 2: HS chia sẻ trước lớp về việc làm của mình để giữ gìn vệ sinh thân thể.
b, Làm việc với sgk. Làm việc nhóm.
- Mục tiêu: Biết được những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Cách tiến hành:
+ HS làm việc theo cặp: cùng quan sát các hình ở trang 12,13 SGK và nói với nhau về những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ gìn vệ sinh thân thể.
+ Cho HS chia sẻ trước lớp.
- GVKL lưu ý những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ gìn vệ sinh thân thể.
c, Thảo luận theo nhóm nhỏ. Hỏi đáp theo cặp:
Bước 1: GV hướng dẫn hs tập đặt câu hỏi và trả lời. Cho 1 cặp làm mẫu.
Bước 2: Thực hành hỏi đáp theo cặp đôi. VD: Cần làm gì để giữ gìn chân tay sạch sẽ. Nên rửa tay chân khi nào?....
Bước 3: Chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Để giữ gìn VS thân thể em cần tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo, nhất là quần lót, rửa chân, rửa tay, cắt móng tay, móng chân; không nên cắn móng tay, đi chân đất, tắm ở ao hồ hoặc bơi ở chỗ nước không sạch.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Cho HS nói tiếp nhau nêu các cách giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Nhắc hs cần phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /l/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /l/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /l/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc g,gi,h,i,kh, l.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /l/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /l/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 40,41.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang,Thái,Thanh Hân,Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết ba la bé, kì ghê!
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Gv đọc, HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /l/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /l/.
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Âm /m/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 176-180)
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /m/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /m/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /m/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc g,gi,h,i,kh, l,m.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /m/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /m/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 42.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang,Thái,Thanh Hân,Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết mẹ để bé mi lê la, mẹ chả bế bé.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Gv đọc, HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /m/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /m/.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 19: Số 9
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết 8 thêm 1được 9; Biết đọc, viết số 9; đếm và so sánh các số trong phạm vi 9, Biết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9. HS cần hoàn thành BT 1,2,3,4. Bài 5(M4).
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 9.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.”
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-8; từ 8-1.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi. GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 9 và chữ số 9. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 9.
- Bước 2: HS thực hành trên vật thật: lấy 9 ô vuông, 9 que tính, 9 con bướm,... sau đó chỉ và đọc 9.
- GVKL: 9 bạn, 9 chấm tròn, 9 con tính... ta dùng số 9 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật
đó. Số 9 được biểu diễn bằng chữ số 9 in( treo hình số 9 in) và chữ số 9 viết (treo hình số
9 viết). Chữ số 9 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
- Bước 3: HS viết bảng con số 9.
b,Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8,9.
(Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.)
- GV Cầm 9 que tính ở tay trái. Lấy từng que tính sang tay phải yêu cầu HS đếm lần lượt.
- GV hỏi : + Số 9 đứng ngay sau số nào?
+ Những số nào đứng trước số 9?...
Kết luận : 9 lớn hơn các số 1,2,3,4,5,6,7,8 nên 9 là số lớn nhất trong dãy số từ 1 -> 9.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số 9. Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa.
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2. Số?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp HS làm bài (hình 1).
- HS thực hành làm bài tập vào vở BT (Hình 2,3).
Bài 3. , = ?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung bài.
- Gợi ý giúp HS làm bài (cột 1).
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 4. Số?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung bài.
- Gợi ý giúp HS làm bài (cột 1).
- Cho hs thi viết và điền số.GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 5. Viết số thích hợp vào ô trống
Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo, Duy ).
4. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 1,2,3,4,5,6,7,8,9.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
TIẾNG ANH (2 tiết)
(GV chuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------------
KĨ NĂNG SỐNG
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Âm /n/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 180-183)
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /n/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /n/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /n/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc g,gi,h,i,kh, l,m,m.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /m/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /m/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 43.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang,Thái,Thanh Hân,Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết bé khệ nệ bê ghế, chả để chị na bê.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Gv đọc, HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /m/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /m/.
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 20: Số 0
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc, viết số 0; Đọc và đếm được từ 0 đến 9. Biết so sánh và so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9. Bước đầu nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
- HS cần hoàn thành BT 1,2 dòng 2),3(dòng 3),4(cột 1,2). HS M4 hoàn thành tất cả bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, so sánh các số từ 0 đến 9.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.”
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-9; từ 9-1.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi. GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 0 và chữ số 0. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 0.
- Bước 2: HS thực hành trên vật thật: lấy 4 ô vuông, bớt dần không còn ô vuông nào sau đó chỉ và đọc 0.
- GVKL: Có 4 con cá, lấy dần không còn con cá nào. Để chỉ không còn con cá nào ta dùng số 0. Số 0 được biểu diễn bằng chữ số 0 in( treo hình số 0 in) và chữ số 0 viết (treo hình số 0 viết). Chữ số 0 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
- Bước 3: HS viết bảng con số 0.
b,Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 0,1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8,9.
(Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.)
- GV Cầm 9 que tính ở tay trái. Bớt từng que tính sang tay phải yêu cầu HS đếm lần lượt.
- GV hỏi : + Số 0 đứng trước số nào?
+ Những số nào đứng sau số 0?...
Kết luận: 0 bé nhất trong các số0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 nên 0 là số bé nhất trong dãy số từ 0-9.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số 0. Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa.
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài ( dòng1).
- HS mức 3, 4 làm cả bài.
Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài ( dòng 3).
- HS mức 3, 4 làm cả bài.
Bài 4. , = ?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung bài.
- Cho HS làm bài (cột 1,2).
- GV nhận xét – chỉnh sửa.
- HS mức 3, 4 làm cả bài.
4. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Âm /ng/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 183-186)
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
MỸ THUẬT (2 tiết)
GV chuyên
-------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /ng/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /ng/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /ng/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc i,kh, l,m,n,ng.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /ng/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /ng/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 44.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ, cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang,Thái,Thanh Hân,Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết bé nga à, nghỉ lễ, mẹ để bé ghé bà.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Gv đọc, HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /ng/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /ng/.
ĐIỀU CHỈNH:
LUYỆN TOÁN
Ôn: Số 0
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về: đọc, viết được từ 0 đến 9, đếm và so sánh các số từ 0 đến 9. Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: HS mức 1, 2 chỉ làm tự chọn 4 trong 5 bài tập; HS mức 3,4 thực hiện hết các yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Vở thực hành Toán 1/1, bảng phụ.
2. HS: Vở thực hành Toán 1/1.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Thi đọc đúng đọc nhanh.”
- HS nối tiếp nhau đọc các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9; 9, 8,7,6,5,4, 3,2,1,0.
- GV nhận xét, giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
Bài 1. Viết số 0. Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa.
- HS thực hành viết vào vở luyện toán. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2. Viết số vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài ( dòng1).
- HS mức 3, 4 làm cả bài.
Bài 3. Viết số vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài ( dòng1).
- HS mức 3, 4 làm cả bài.
Bài 4. Khoanh vào số lớn nhất
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thi làm nhanh BT.
Bài 5. , = ?
- Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo, Duy ).
3. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
I. MỤC TIÊU:
- Tổng kết, đánh giá ưu – nhược điểm các hoạt động của lớp trong tuần.
- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau.
II. TIẾN HÀNH
1. Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
2. GV nhận xét, đánh giá, nêu rõ ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục:
a, Nề nếp:Mọi nề nếp bước đầu đã đi vào hoạt động: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì TB 15 phút đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp, mặc đúng trang ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 5 Lop 1_12393865.doc