Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 25 - Trường TH Phạm Hồng Thái

 I. Mục tiêu: Giúp HS

 - Củng cố về làm tính trừ (đặt tính và tính), trừ nhẩm các số tròn chục phạm vi 100

 - Củng cố về giải toán.

 - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

 II. Chuẩn bị

 - Bảng phụ, bảng con

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 25 - Trường TH Phạm Hồng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2015 Bài: RÙA VÀ THỎ I. MỤC TIÊU - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - HS hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như rùa nhưng kiên trì sẽ thành công. - HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện. * GD KNS: + Biết tôn trọng người khác. + Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân) + Lắng nghe, phản hồi tích cực. * HSKT: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. II. CHUẨN BỊ Giáo viên:- Sách giáo khoa, tranh ảnh minh họa. Học sinh: - Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ. - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2.Dạy bài mới. - Các con có biết con rùa và con thỏ không? Ta thường có câu thành ngữ nào khi nói về rùa và thỏ. - Giới thiệu bài: Rùa hết sức chậm chạp, còn thỏ lại có tài chạy nhanh. Vậy mà trong cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ, Rùa lại thắng cuộc đấy. Để biết vì sao Rùa thắng cuộc các con cùng nghe cô kể câu chuyện: Rùa và Thỏ. - GV kể chuyện lần 1: * Chú ý: Chuyển giọng một cách linh hoạt. Lời vào chuyện khoan thai. + Lời nhân vật Thỏ: kiêu căng ngạo mạn. Thỏ bị thách thức: kiêu căng, kể cả. Thỏ bị thua: nhịp kể nhanh, dồn dập. + Lời nhân vật Rùa: chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin thách thức Thỏ. - GV kể chuyện lần 2, kết hợp tranh minh họa. Yêu cầu HS nhớ nội dung chuyện. - Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh: + Tranh 1: Cho HS quan sát tranh và hỏi “ Trong tranh có mấy nhân vật?” - GV gắn câu hỏi lên bảng: + Rùa đang làm gì? + Thỏ nói gì với Rùa? - GV nhận xét. - GV chốt lại và mời 2 HS lên kể lại đoạn 1. - HS, GV nhận xét. - Tranh 2: Yêu cầu HS quan sát tranh 2. - Câu hỏi dưới tranh là gì? - Vậy Rùa trả lời Thỏ như thế nào? - HS kể lại tranh 2. - HS nhận xét phần kể của bạn. - GV nhận xét. - Tranh 3: Để biết diễn biến của câu chuyện ra sao các con quan sát tranh 3 và cho cô biết “Rùa đã chạy như thế nào?” Các con thảo luận nhóm đôi và cho cô biết: Thỏ nghĩ gì khi Rùa cố sức chạy? - GV mời 2 HS kể lại bức tranh 3. - HS nhận xét. - GV nhận xét. - Tranh 4: Các con quan sát tranh 4 và cho cô biết: Cuối cùng ai thắng cuộc? - GV nhận xét. - Mời HS kể lại tranh 4. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm 4. - Gọi 2 nhóm kể. - Nhận xét, nhắc nhở chi tiết HS còn thiếu. * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện (GD KNS) - Các con có biết vì sao Thỏ thua Rùa? - Con thích nhân vật nào trong câu chuyện? - Câu chuyện khuyên các con điều gì? - Nêu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện Rùa và Thỏ khuyên các con không nên học tập theo bạn Thỏ chủ quan, kiêu ngạo và nên học tập bạn Rùa dù chậm chạp nhưng nhẫn nại và kiên trì thì sẽ thành công. 3. Củng cố, dặn dò. - Dặn HS về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. - Nhận xét tiết học. - Tiết kể chuyện lần sau: Cô bé trùm khăn đỏ. - Chậm như rùa. - Nhanh như thỏ. - HS lắng nghe. - Trong tranh có hai nhân vật đó là Rùa và Thỏ. - Rùa đang tập chạy. - Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy à! - Rùa trả lời ra sao? - Vì Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn. Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2015 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố về làm tính trừ (đặt tính và tính), trừ nhẩm các số tròn chục phạm vi 100 - Củng cố về giải toán. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4. II. Chuẩn bị - Bảng phụ, bảng con III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Bài 1: Điền dấu = 40 – 20 ......20 30 + 30 .......30 70 – 50 ......40 40 ......90 – 30 - Nhận xét, sửa bài. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới: Ghi đề bài b. Luyện tập Bài 1. Đặt tính rồi tính 70 – 50 40 – 10 90 – 40 80 – 40 60 – 30 90 – 50 - GV hỏi : Khi đặt tính cần lưu ý điều gì? - Nhận xét – sửa bài Bài 2. Số? Tổ chức trò chơi tiếp sức, viết số vào 90 -20 -30 -20 -10 - Chia lớp thành 2 đội chơi tiếp sức viết tiếp các số vào ô trống. - Đội nào hoàn thành nhanh hơn, đúng hơn đội đó thắng - Nhận xét – tuyên dương Bài 3. Ghi đúng (Đ) ,sai (S): 60cm – 10cm = 50 b. 60cm – 10cm = 50cm 60cm – 10cm = 40cm - Gv yêu cầu HS giải thích vì sao sai và yêu cầu HS sửa lỗi sai - Khi phép tính có đon vị đi kèm thì nhớ phải viết kèm đơn vị vào kết quả Bài 4. Nhà Lan có 20 cái bát, mẹ mua thêm 1 chục cái bát nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát? Gọi hs đọc đề. GV tóm tắt: Có : 20 cái bát Thêm : 1 chục cái bát Có tất cả .....cái bát? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - GV hỏi : Một chục cái bát là mấy cái bát? - Lưu ý hs trước khi giải phải đổi 1chục sang 10. - GV chấm một số bài - nhận xét - Ai có câu câu trả lời khác, phép tính khác? Bài 5: Điền dấu +, - : ( dành cho hs khá giỏi) 50 ... 10 = 40; 30 ... 20 = 50; 40 .... 20 = 20 - Nhận xét – Tuyên dương 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Yêu cầu hs luyện tập thêm - Chuẩn bị bài sau: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. - Hát - 2 HS làm bài ở bảng - Lớp làm bảng con - Nhận xét - HS nhắc lại đề bài - HS nêu yêu cầu bài - Chú ý hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. - HS làm bảng con - 3 Hs làm bảng con - Nhận xét - Hai đội tham gia - Hs nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài ở SGK - 3 HS làm bảng - Nhận xét - Vì thiếu đơn vị đo cm - 2 HS đọc đề - Nhà Lan có 20 cái bát, mẹ mua thêm 1 chục cái bát nữa. - Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát? - Một chục cái bát là 10 cái bát - HS làm vở - 1 HS làm bảng Bài giải 1 chục = 10 cái Nhà Lan có tất cả là: 20 + 10 = 30 (cái bát) Đáp số: 30 cái bát - HS trả lời - Hs nêu yêu cầu bài tập - HS làm miệng - Nhận xét Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2015 Toán: ĐIỂM Ở TRONG , ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Vẽ và đặt tên được các điểm - Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục và giải toán có lời văn - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4. II. Chuẩn bị - Bảng phụ, các hình vuông, hình tròn, III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính 70 – 50 60 + 30 - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới: Ghi tên đề bài b. Nội dung: Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình * Giới thiệu phía trong và phía ngoài hình vuông - GV gắn hình vuông lên bảng , hỏi: Đây là hình gì? - GV gắn bông hoa, con thỏ trong hình và con cá ngoài hình vuông, hỏi: Cô có hình gì nữa? - Bông hoa, con thỏ nằm ở đâu? - GV tháo bông hoa, con thỏ xuống. Ai chỉ được đâu là phía trong hình vuông - Con cá nằm ở đâu? - Gv chỉ lại cho Hs biết phía trong hình vuông, những phần còn lại không kể phần phía trong gọi là phía ngoài hình vuông * Giới thiệu điểm ở trong, ngoài hình vuông: - GV gắn một chấm 1 điểm trong hình vuông, hỏi: Cô vừa gắn gì lên? - Trong toán học người ta gọi đây là 1 điểm. Để gọi tên điểm đó, người ta dùng chữ cái in hoa. Ví dụ cô dùng chữ A (gắn chữ A cạnh điểm vừa gắn) - Đọc là điểm A. - Điểm A nằm ở vị trí nào của hình vuông - GV gắn băng giấy: Điểm A nằm phía trong hình vuông - GV gắn tiếp điểm N nằm ngoài hình vuông. Cô vừa gắn gì? - Điểm N nằm ở vị trí nào của hình vuông? - GV dán băng giấy: Điểm N nằm phía ngoài hình vuông - Yêu cầu Hs nhắc lại vị trí điểm A, N so với hình vuông Ghi điểm N(ngoài), điểm A(trong).Chỉ vào hình, nói: Điểm A ở trong hvuông, điểm N ngoài h vuông * Giới thiệu điểm ở trong, ngoài hình tròn: - GV tiến hành tương tự như với hình vuông Giải lao 4. Thực hành Bài 1. Đúng ghi đ, sai ghi s - Ví dụ: a/ Điểm A ở trong hình tam giác Y cầu hs đọc nhận biết điểm A ở đâu, ghi đ, s vào - Nhận xét Bài 2.Vẽ điểm ở trong ngoài hình vuông a. Vẽ 2 điểm trong hình vuông và 4 điểm ngoài hình vuông b. Vẽ 3 điểm trong hình tròn và 2 điểm ngoài hình tròn - Nhận xét – Tuyên dương Bài 3.Tính (Cộng, trừ các số tròn chục) 20 + 10 + 10 = 60 – 10 – 20 = 30 + 20 + 10 = 60 – 10 – 20 = 60 – 20 – 10 = 70 + 10 – 20 = - Yêu cầu HS nêu lại cách tính - Chấm 1 số sách – Nhận xét Bài 4. Hoa có 10 nhãn vở, mẹ mua cho hoa thêm 20 nhãn vở nữa. Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở? - Gọi HS đọc đề, GV tóm tắt: Có : 10 nhãn vở Thêm : 20 nhãn vở Có tất cả nhãn vở? - Muốn biết Hoa có tất cả mấy nhãn vở ta làm ntn? - Có từ gì trong bài toán để ta biết phải làm phép tính cộng - Nhận xét 5. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung - Hát - 2 HS làm bảng - HS làm bảng lớp - Nhận xét - HS nhắc lại tên đề bài - Hình vuông - Bông hoa, con thỏ, con cá. - Bông hoa, con thỏ nằm ở trong hình vuông - 1 HS chỉ toàn bộ phía trong hình vuông - Nằm ngoài hình vuông - HS lắng nghe. - Một chấm hoặc 1 điểm HS nhắc lại , nhận biết điểm ở trong, ở ngoài một hình - Đọc cá nhân, đồng thanh - Nằm trong hình vuông - HS đọc cá nhân, đồng thanh - Điểm N - Ngoài hình vuông - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh - 1 số HS nhắc lại - Hs nêu yêu cầu bài tập - HS quan sát hình và trả lời miệng - Nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập - HS vẽ các điểm và ghi tên vào SGK - 2 HS làm bảng lớp - Nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập - Ta lấy 2 số đầu cộng (trừ) với nhau, được kết quả bao nhiêu ta cộng với số còn lại - HS làm bài vào SGK - 3 HS làm bảng lớp - Nhận xét - 2 HS đọc đề - Ta làm phép tính cộng, lấy 10+20 - Có từ “tất cả” - HS làm bài vào vở nháp - 1 HS làm bảng lớp - Nhận xét Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2015 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Củng cố cấu tạo các số tròn chục và cộng trừ các số tròn chục. - Củng cố về nhận biết điểm ở trong và điểm ở ngoài một hình. - Củng cố giải toán có lời văn. - HDĐC : Không làm bài tập 2, bài tập 3(a). - Bài tập cần làm: Bài 1, 3 (b), 4. II.Chuẩn bị - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Cho HS vẽ hình vuông và vẽ hai điểm ở trong, một điểm ở ngoài hình vuông - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài b. Nội dung Bài 1. Viết theo mẫu Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị Số 18 gồm chục và đơn vị ...... Số 40 gồm chục và đơn vị ...... Số 70 gồm chục và đơn vị ...... - Nhận xét Bài 3. b.Tính nhẩm: 50 + 20 = 60cm + 10cm = 70 – 50 = 30cm + 20cm = 70 – 20 = 40cm – 20cm = - Chấm 1 số vở - Nhận xét Bài 4. Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? - Gọi HS đọc đề, GV tóm tắt đề toán Lớp 1A : 20 bức tranh Lớp 2 B : 30 bức tranh Cả hai lớp .. bức tranh? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm ntn? - Yêu cầu HS làm vở - Nhận xét – Sửa bài - Ai có thể nêu lời giải khác? Bài 5.Vẽ điểm trong, ngoài hình( dành cho hs khá giỏi) - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 HS vẽ tiếp sức - Đội nào vẽ nhanh hơn, đúng hơn thì đội đó thắng cuộc - Nhận xét – tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn hs ôn bàì - Hát - 1 HS làm bảng - Lớp làm bảng con - Nhận xét - HS nhắc lại tên đề bài - HS nêu yêu cầu - HS hỏi đáp theo nhóm đôi - Nhận xét - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào SGK - 2 HS làm bảng lớp - Nhận xét - 2 HS đọc đề bài - Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh - Hỏi cả lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? - Ta làm phép tính cộng, lấy 20+30 - HS giải ở vở - 1 HS giải bài ở bảng lớp Bài giải: Cả hai lớp vẽ được là: 20+30=50 (bức tranh) Đáp số: 50 bức tranh - Nhận xét - “Lớp 1A và lớp 1B vẽ được tất cả là? Hoặc “Có tất cả là” hoặc “Số bức tranh cả hai lớp vẽ được là” - HS tham gia Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2015 Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GKII

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockể chuyện rùa và thỏ.doc
Tài liệu liên quan