Giáo án các môn Lớp 2 Tuần 20

TOÁN

BẢNG NHÂN 4

IV. Mục tiêu

4. Kiến thức:

- Lập được bảng nhân 4.

- Nhớ được bảng nhân 4.

- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4).

- Biết đếm thêm 4.

5. Năng lực

- Học sinh phát triển các năng lực:tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác.

6. Kỹ năng

- Học sinh phát triển các phẩm chất: chăm học , chăm làm.

 Học sinh khuyết tật: biết làm tính cộng trong phạm vi 13.

V. Chuẩn bị

- Giáo viên: bộ đồ dùng dạy học toán, bảng phụ

- Học sinh: bộ đồ dùng học toán,bảng con.

 

docx43 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn Lớp 2 Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát, theo dõi, tư vấn cho Hs, giúp hs sửa sai. -Dặn dò chuẩn bị tiết sau. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự, nội dung câu chuyện. Kể lại từng đoạn theo tranh đã sắp đúng thứ tự. 2. Năng lực: Học sinh phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: HS Phát triển phẩm chất chăm học, tự tin giao tiếp, trung thực, kỉ luật đoàn kết. Học sinh khuyết tật: biết nội dung cơ bản của câu chuyện. II/ CHUẨN BỊ : + Giáo viên: hình ảnh minh họa. + Học sinh : SGK . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN Giới thiệu : Hoạt động 1: Kể từng đoạn. Mục tiêu: HS biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự, nội dung câu chuyện. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung. Nghe và nhận xét lời kể của bạn. Bước 1: -HS đọc yêu cầu của bài. + 1 hs đọc lại bài tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió. Bước 2: -Kể chuyện trong nhóm: +Hs trả lời các câu hỏi: tranh vẽ gì? Các chi tiết trong tranh như thế nào? Nội dung câu chuyện trong bức tranh? Trình tự các bức tranh. +HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện. Sau mỗi lần một HS kể, nhóm nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể. Bước 3 - Kể chuyện trước lớp: GV chỉ định hoặc các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét. Học sinh khuyết tật: nói được các bức tranh vẽ ai, cái gì, điều gì? Hoạt động 2: kể toàn bộ câu chuyện Mục tiêu: HS kể toàn bộ câu chuyện. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung. Nghe và nhận xét lời kể của bạn. Bước 1: HS kể trong nhóm 2 + Hs kể cho bạn nghe, lắng nghe nhận xét bạn kể. Bước 2: HS kể trước lớp + Hs nêu kết quả thảo luận nhóm. + Hs thi kể chuyện giữa các dãy. + Hs nhận xét, bình chọn đội thắng. Hoạt động 3: đặt tên cho câu chuyện Mục tiêu: Hs hiểu nội dung câu chuyện và đặt được tên cho chuyện. Bước 1: Hs đọc yêu cầu Bước 2: Hs chia sẻ trong nhóm đôi tìm tên thích hợp với nội dung câu chuyện. Bước 3: chia sẻ trước lớp + HS lắng nghe, nhận xét, bình chọn tên hay, phù hợp. -Gv treo tranh vẽ, đặt câu hỏi. + Tranh vẽ gì?nội dung của các bức tranh là gì? + sắp xếp các bức tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện? - GV quan sát, tư vấn, hỗ trợ HS - Sau mỗi lần kể GV khuyến khích HS kể bằng lời của bản thân, có thể chuyển các câu hội thoại thành câu nói gián tiếp, cũng có thể nhắc lại câu đối thoại bằng giọng nói thích hợp với lời nhân vật. -Gv quan sát, giúp đỡ các nhóm, cá nhân gặp khó khăn. -Gv hướng dẫn hs thi kể chuyện, nhận xét, bình chọn. -Tập kể chuyện ở nhà. Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau . Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Bài 20: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG I. Mục tiêu 1. KT-KN Sau khi học xong bài này, HS biết: - Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. - Một số lưu ý khi đi các phương tiện giao thông. - Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. 2. Năng lực: HS hình thành năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: Tự tin, trung thực. II. Chuẩn bị - GV: Tranh ảnh, clip phục vụ bài dạy, các tấm bìa ghi tên 4 loại đường giao thông, phiếu bài tập. - HS : Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động học tập của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học. * Cách tiến hành: - HS nhắc lại tên bài học. * Giới thiệu bài mới: GV nêu tên bài mới. Nêu yêu cầu và nhiệm vụ tiết học. Hoạt động 2: Nhận biết tình huống nguy hiểm Mục tiêu: HS nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân. + HS quan sát tranh (mỗi nhóm một tranh) Bước 2: Chia sẻ nhóm đôi + HS nêu nội dung trong từng tranh. + Hs nêu tình huống sẽ xảy ra với các bạn nhỏ trong tranh, trả lời các câu hỏi. Bước 3: Chia sẻ trước lớp. + Trình bày kết quả thảo luận nhóm. + HS nhận xét. - Bước 4: HS lắng nghe. * Giải lao giữa giờ: HS nghe bài hát “An toàn giao thông”. GV treo tranh và nêu nhiệm vụ cho HS. + Mỗi tranh vẽ gì? + Điều gì có thể xảy ra? + Đã có bao giờ em có hành động như vậy chưa? + Em sẽ khuyên các bạn như thế nào? Hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn khi chia sẻ. Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp và nhận xét. GV kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xa máy phải bám chắc vào người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên xe ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào. Hoạt động 3: Quan sát tranh Mục tiêu: HS biết được một số lưu ý khi đi các phương tiện giao thông Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân. + HS quan sát tranh hoàn thành phiếu bài tập. Bước 2: Chia sẻ nhóm đôi + HS đổi phiếu bài tập và tự sửa chữa cho nhau. Bước 3: Chia sẻ trước lớp. + Hs nêu các lưu ý khi đi xe buýt. + HS nhận xét. Bước 4: HS lắng nghe. GV nêu nhiệm vụ cho HS. GV hỗ trợ HS gặp khó khăn khi chia sẻ nhóm đôi. Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. GV kết luận: Khi đi xe buýt, xe khách, chúng ta chờ ở bến và không đứng sát mép đường, đợi xe dừng hẳn mới lên, khong thò đầu, thò tay ra ngoài cửa khi xe đang chạy, khi xe dừng hẳn mới xuống . Hoạt động 4: Vẽ tranh Mục tiêu: củng cố kiến thức bài 19, 20. Cách tiến hành: - Bước 1: HS vẽ một phương tiện giao thông - Bước 2: HS trao đổi tranh và đặt câu hỏi cho nhau: + Tên phương tiện là gì? + Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? +Những điều cần lưu ý khi đi trên phương tiện giao thông đó? Bước 3: HS đọc kết luận. - GV cho HS nêu tên cấc biển báo. GV nêu nhiệm vụ cho HS. - GV cho HS đặt câu hỏi cho nhau. GV sửa chữa, bổ sung các câu trả lời GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. Rút kinh nghiệm: Mục tiêu KT-KNThứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2019 Môn: Đạo đức Bài 9: TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2) Sau khi học xong bài này, HS biết: Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người bị mất. Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người yêu quý. Biết trả lại của rơi khi nhặt được và biết quý trọng những người thật thà không tham của rơi. 2. Năng lực: Rèn năng lực hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: Tự tin * GDKNS: HS biết trả lại của rơi cho người bị mất. Học sinh khuyết tật biết trả lại của rơi khi nhặt được. Chuẩn bị GV: Tranh ảnh, clip liên quan đến bài dạy, thẻ bày tỏ ý kiến. HS : VBT đạo đức Các hoạt động dạy học chủ yếu TIẾT 1 Hoạt động học tập của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học. Cách tiến hành: Bước 1: HS chơi trò chơi “ nàng tiên cá nhặt đồ” Bước 2: HS trả lời các câu hỏi bài trước. Bước 3: HS nhắc lại tên bài học. - GV cho HS nhận xét hành động nhân vật trong bài hát. * Giới thiệu bài mới: GV nêu tên bài học. Nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. Hoạt động 2: đóng vai Mục tiêu: HS biết ứng xử khi gặp tình huống nhặt được của rơi. Cách tiến hành: Bài tập 3: - Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập 3. - GV nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Bước 2: Làm việc cá nhân + HS tự suy nghĩ giải quyết tình huống. Bước 3: Chia sẻ nhóm đôi + HS nói cho nhau nghe suy nghĩ của mình và sửa chữa cho nhau. + Hs đóng vai các nhân vật. Bước 4: Chia sẻ trước lớp + HS trình bày trước lớp bằng cách đóng vai. + HS lắng nghe bạn trình bày và nhận xét. Bước 5: HS đọc kết luận. GV hỗ trợ HS gặp khó khăn khi chia sẻ nhóm đôi. Tổ chức cho HS trình bày trước lớp và nhận xét. GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Hoạt động 3: trình bày tư liệu Mục tiêu: HS củng cố lại nội dung bài học. Cách tiến hành: Bài tập 4: Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập 2. Bước 2: Làm việc cá nhân + HS để các tư liệu đã sưu tầm được trên bàn. Bước 3: Chia sẻ nhóm đôi + HS trao đổi các tư liệu và hoàn thành bảng nhóm. Bước 4: Chia sẻ trước lớp + HS trình bày bảng nhóm, thuyết trình bảng nhóm. Bước 5: HS đọc kết luận. GV nêu nhiệm vụ cho HS. GV hỗ trợ HS gặp khó khăn khi chia sẻ nhóm đôi. Tổ chức cho HS trình bày trước lớp và nhận xét. GV kết luận: cần trả lại của rơi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị thực hiện. Rút kinh nghiệm: TOÁN BẢNG NHÂN 4 Mục tiêu Kiến thức: Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Biết đếm thêm 4. Năng lực Học sinh phát triển các năng lực:tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác. Kỹ năng Học sinh phát triển các phẩm chất: chăm học , chăm làm. Học sinh khuyết tật: biết làm tính cộng trong phạm vi 13. Chuẩn bị Giáo viên: bộ đồ dùng dạy học toán, bảng phụ Học sinh: bộ đồ dùng học toán,bảng con. Các hoạt động chủ yếu HĐ học tập của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Khởi động. - Nắm được nội dung bài học. - GV giới thiệu tên bài học - GV nêu một số yêu cầu cho tiết học Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: học sinh lập và nhớ được bảng nhân 4. Cách tiến hành: *Hình thành bảng nhân 4 - Bước 1: HS làm việc cá nhân. + Hs quan sát Gv thực hiện. - Bước 2: Chia sẻ trong nhóm đôi. + HS chia sẻ trong nhóm đôi hình thành bảng nhân + HS giúp nhau sửa sai và bổ sung cho nhau. - Bước 3: Chia sẻ trước cả lớp. + HS nêu cách tìm tổng số chấm tròn, phép tính. + Hs nhận xét các thừa số, tích trong bảng nhân. *Ghi nhớ bảng nhân - Bước 1: HS làm việc cá nhân. + Hs đọc bảng nhân, hoàn thành bảng nhân có các chỗ trống. - Bước 2: Chia sẻ trong nhóm đôi. + HS đọc bảng nhân cho bạn, giúp bạn ghi nhớ. + HS giúp nhau sửa sai và bổ sung cho nhau. - Bước 3: Chia sẻ trước cả lớp. + HS đọc thuộc bảng nhân, lắng nghe nhận xét. - Giáo viên lấy các miếng bìa có 4 chấm tròn và đặt câu hỏi: + mỗi tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn? + tấm bìa được lấy mấy lần? + ta viết phép tính gì? - GV quan sát và hỗ trợ HS chậm. - GV: điều khiển và dẫn dắt việc trình bày, tranh luận của HS - Gv kết luận bảng nhân. -Gv xóa dần các số đề hs học thuộc. -Gv quan sát, giúp đỡ hs chậm. -GV nhận xét. Hoạt động 3: tính nhẩm Mục tiêu: vận dụng kiến thức vừa học để tính. Cách tiến hành Bài tập 1 : - Bước 1: Học sinh đọc y/c bài. - Bước 2: Làm việc cá nhân. + HS tính nhẩm và điền kết quả vào sgk - Bước 3: Chia sẻ trong nhóm đôi. + HS đổi sgk và kiểm tra nhau. + HS giúp nhau sửa sai và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Chia sẻ trước cả lớp. + HS lắng nghe nhau khi bạn nêu ý kiến và nhận xét. Hs khuyết tật làm các phép tính vào vở 4 + 4 + 4, 2+2+2+2 - GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài chậm. - Gv nhắc nhở HS thực hiện chia sẻ, sửa lỗi. - GV yêu cầu HS trình bày bài của mình, nhận xét. Hoạt động 4: giải toán có lời văn Mục tiêu: Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. Cách tiến hành: -Bước 1: học sinh đọc yêu cầu. + Hs xác định đề bài cho biết gì, đề bài hỏi gì. + Hs thực hiện vào vở, 1 hs thực hiện vào bảng phụ. -Bước 2: hs trao đổi vở, kiểm tra và sửa bài giúp bạn. - Bước 3: báo cáo kết quả thảo luận nhóm, nhận xét, lắng nghe bạn trình bày bảng phụ. -GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. Hoạt động 5 : viết số Mục tiêu: Biết đếm thêm 4 và điền số. Bài tập 3 : - Bước 1: Học sinh đọc y/c bài. - Bước 2: Làm việc cá nhân. + HS tính nhẩm và điền kết quả vào sgk - Bước 3: Chia sẻ trong nhóm đôi. + HS đổi sgk và kiểm tra nhau. + HS giúp nhau sửa sai và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Chia sẻ trước cả lớp. + HS lắng nghe nhau khi bạn nêu ý kiến và nhận xét. Hs khuyết tật điền các số thích hợp vào vở 10,9,....,.....,6,....,4,.....,2,...... - GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài chậm. - Gv nhắc nhở HS thực hiện chia sẻ, sửa lỗi. - GV yêu cầu HS trình bày bài của mình, nhận xét. Rút kinh nghiệm: TẬP ĐỌC MÙA XUÂN ĐẾN Mục tiêu Kiến thức – kỹ năng Biết đọc đúng các từ khó, đọc rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc ngăt nghỉ hơi phù hợp. Hiểu được nội dung bài: bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân Năng lực Hs phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và giải quyết vấn đề. Phẩm chất HS Phát triển phẩm chất chăm học, tự tin giao tiếp, trung thực, yêu thương. * Giáo dục BVMT: giáo dục học sinh cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Học sinh khuyết tật: nhận biết được các âm đã học trong bài tập đọc, hiểu nội dung bài đọc đơn giản. Chuẩn bị Giáo viên: tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ. Học sinh: sách giáo khoa. Các hoạt động dạy – học chủ yếu HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN Giới thiệu bài đọc: Hoạt động 1: Luyện đọc nối tiếp câu. Mục tiêu: HS đọc đúng các tiếng, từ trong câu, Hs tự tin giao tiếp với bạn, biết nhận xét-sửa lỗi sai. Bước 1: Hs lắng nghe, theo dõi và đọc thầm SGK. Bước 2: Hs đọc nối tiếp 2 câu theo nhóm đôi. Hs lắng nghe bạn đọc, gạch chân từ bạn đọc sai, giúp bạn đọc lại từ đọc sai. Bước 3: Hs luyện đọc từ khó. Chú ý hs yếu luyện đọc. Học sinh khuyết tật luyện đọc các tiếng đơn giản. Hoạt động 2: Luyện đọc nối tiếp đoạn. Mục tiêu: Hs đọc đúng các tiếng từ trong câu, ngắt nghỉ câu phù hợp, hiểu nghĩa các từ khó, Hs tự tin giao tiếp với bạn, biết nhận xét, sửa lỗi sai. Bước 1: Hs chia đoạn. + Đoạn 1: Hoa mận đến thoảng qua + Đoạn 2: Vườn cây đến trầm ngâm. + đoạn 3: phần còn lại + Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo nhóm đôi. Lắng nghe bạn đọc, giúp bạn đọc lại từ đọc sai, ngắt nghỉ đúng. Gạch chân từ khó chưa hiểu nghĩa. Bước 2: Giải nghĩa từ -Tổ chức giải nghĩa từ khó. Bước 3: Luyện đọc ngắt nghỉ, chú ý nhấn giọng. +Vườn cây lại đầy tiếng chim/ và bóng chim bay nhảy.// Bước 4: Luyện đọc . -Hs đọc toàn bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung bài. Hs tự tin giao tiếp, chia sẻ với bạn, biết nhận xét bạn. Bước 1: Hs gạch chân ý câu trả lời vào SGK và trao đổi với bạn . Bước 2: Hs trả lời câu hỏi trong nhóm đôi. Bước 3: Cả lớp theo dõi, nhận xét các nhóm trình bày. Sau đó nhận xét và bổ sung. + hs nêu nội dung của bài. Hoạt động 4: Luyện đọc lại Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ phù hợp, thuộc bài thơ. - Hs học thuộc lòng bài thơ. - Các nhóm thi đọc. -Hs nhận xét, bình chọn nhóm có bạn đọc đúng, lưu loát . - Hs nêu lại nội dung bài. Gv đọc mẫu. -Gv quan sát, theo dõi các nhóm, tư vấn cách đọc, giúp Hs đọc lại từ đọc sai. (Chú ý: giúp đỡ HS đọc chậm, sai nhiều) - GV nhận xét từ nhiều HS đọc sai, hướng dẫn luyện đọc (nếu có) - Gv quan sát, theo dõi các nhóm, tư vấn cách đọc, cách ngắt nghỉ, giải nghĩa từ. (Chú ý: Giúp đỡ HS đọc chậm, sai nhiều) - HS giải nghĩa, gv giúp đỡ những từ học sinh không giải nghĩa được. -Gv đưa ra câu dài cần ngắt nghỉ, Gv giúp Hs ngắt hơi đúng. - Gv quan sát, theo dõi các nhóm, tư vấn HS trả lời câu hỏi GD hs biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. -Gv quan sát, tư vấn, hỗ trợ, nhận xét. -Tổ chức nhận xét, bình chọn cá nhân nhóm đọc tốt nhất. +Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì? -Gv nhận xét, kết luận: mùa xuân đến đất trời, cây cối, chim chóc như có thêm sức sống đẹp đẽ sinh động hơn. -Dặn hs về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau. Rút kinh nghiệm: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về các mùa Đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than. Mục tiêu Kiến thức – Kĩ năng Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết bốn mùa. Biết dùng các cụm từ lúc nào, bao giờ, tháng mấy, mấy giờ để thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm. Điền đúng dấu câu vào đoạn văn. Năng lực Học sinh phát triển năng lực:hợp tác, tự học và giao tiếp. Phẩm chất Học sinh phát triển phẩm chất: tự tin, yêu thương. Học sinh khuyết tật: biết được các từ ngữ chỉ thời tiết của các mùa, nhận biết được dấu chấm và dấu chấm than. Chuẩn bị Giáo viên: bảng phụ viết nội dung bài tập 3. Học sinh:sách giáo khoa, bút chì, giấy nháp, vở bài tập. Các hoạt động dạy – học chủ yếu HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN Giới thiệu bài : Hoạt động 1: từ ngữ về các mùa. Mục tiêu: Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết bốn mùa. Bài 1: - Bước 1: HS đọc yêu cầu bài + Hs thực hiện vào VBT. - Bước 2: Hoạt động nhóm 2 -HS trao đổi VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm Bước 3: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét - HS trao đổi, chia sẻ kết quả trước lớp - Hs lắng nghe, nhận xét. Học sinh khuyết tật:nghe các bạn đọc biết thời tiết của mùa tương ứng. Hoạt động 2: câu hỏi Khi nào? Mục tiêu: Biết dùng các cụm từ lúc nào, bao giờ, tháng mấy, mấy giờ để thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm Bài 2: - Bước 1: Hs đọc y/c bài. - Bước 2: Hoạt động nhóm đôi + HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra các từ thay thế cho từ khi nào? Bước 3: Chia sẻ trước lớp +HS trao đổi, chia sẻ trước lớp. + HS bổ sung ý kiến. Hoạt động 2: dấu chấm, dấu chấm than. Mục tiêu: Hs biết điền đúng dấu câu vào đoạn văn. Bài 3: - Bước 1: Hs đọc y/c bài. + Hs làm vào vở bài tập. - Bước 2: Hoạt động nhóm đôi + HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ, nhận xét. Bước 3: Chia sẻ trước lớp +HS trao đổi, chia sẻ trước lớp. + HS bổ sung ý kiến. Học sinh khuyết tật: chỉ được dấu chấm, dấu chấm than trong đoạn văn. -Gv hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ mới: + se se lạnh: thời tiết khô và hơi lạnh. + giá lạnh: giá lạnh, tựa như nước đá. + mưa phùn gió bấc: mưa nhỏ nhưng kéo dài, có thêm gió lạnh. - GV quan sát, tư vấn, hỗ trợ HS -Kết luận: Gv nhận xét và bổ sung cho hs. + Mùa xuân: tháng ấm áp + Mùa hạ: nóng bức, oi nồng. + Mùa thu: se se lạnh + Mùa đông : mưa phùn , gió bấc, giá lạnh. -Gv quan sát, giúp đỡ các hs chậm, gặp khó khăn. -Gv hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi ý kiến, khuyến khích hs tìm những từ mới, hay. - Gv đưa ra kết luận: khi hỏi về thời điểm chúng ta có thể dùng các từ lúc nào, bao giờ, tháng mấy, ngày mấy, chừng nào thay cho từ khi nào. -Gv quan sát, giúp đỡ các hs chậm, gặp khó khăn. -Gv hướng dẫn học sinh trình bày. -Dặn dò chuẩn bị bài tiết sau. Rút kinh nghiệm: Thứ năm, ngày 17 tháng 1 năm 2019 THỦ CÔNG Bài 10: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG (Tiết 1) I. Mục tiêu 1. KT – KN - HS biết cách gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng. 2. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: Tự tin, trung thực, đoàn kết. Học sinh khuyết tật : biết cắt, gấp thiệp chúc mừng đơn giản. II. Chuẩn bị - GV: mẫu thiệp chúc mừng, quy trình gấp, cắt, dán thiệp chúc mừng. - HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo, kéo, sgk. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu TIẾT 1 Hoạt động học tập của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học * Cách tiến hành: - HS quan sát vật mẫu trả lời: + Đây là gì? + Em biết gì về thiệp chúc mừng? - HS nêu tên bài học. - GV đưa mẫu thiệp chúc mừng. - GV giới thiệu bài mới. Nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. Hoạt động 2: Quan sát * Mục tiêu: HS nhận dạng được thiệp chúc mừng và hiểu ý nghĩa thiệp chúc mừng. * Cách tiến hành: - Bước 1: HS quan sát thiệp chúc mừng, trả lời câu hỏi + Nhận xét hình dạng thiệp chúc mừng. + Ý nghĩa của thiệp chúc mừng là gì? - Bước 2: HS chia sẻ nhóm đôi. - Bước 3: HS trình bày trước lớp. - Bước 4: HS kể tên các loại thiệp chúc mừng mà em biết. - GV đưa mẫu thiệp chúc mừng và hướng dẫn HS tìm hiểu biển báo. - GV hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn khi chia sẻ. - Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - GV đưa hình ảnh các mẫu thiệp chúc mừng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành * Mục tiêu: HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng. * Cách tiến hành: - HS lắng nghe và làm theo GV. - HS cắt nháp hình chữ nhật. - HS gấp hình chữ nhật. - HS trang trí thiệp chúc mừng theo sự sáng tạo. - GV hướng dẫn HS gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng. + Bước 1: Cắt, gấp thiệp chúc mừng. cắt, gấp, tờ giấy rộng 15 ô, dài 20 ô Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng. + Bước 2: trang trí thiệp chúc mừng. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức * Cách tiến hành: - HS nhắc lại tên bài học. - HS nhắc lại các bước cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng. - HS lắng nghe dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................. THỦ CÔNG Bài 10: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG (Tiết 2) I. Mục tiêu 1. KT – KN - HS gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng. 2. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: Tự tin, trung thực, đoàn kết. Học sinh khuyết tật : biết cắt, gấp thiệp chúc mừng đơn giản. II. Chuẩn bị - GV: Hình mẫu thiệp chúc mừng, quy trình gấp, cắt, dán thiệp chúc mừng. - HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo, kéo, sgk. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu TIẾT 2 Hoạt động học tập của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức cũ * Cách tiến hành: - HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng. - HS nhắc lại kích thước thiệp. - HS nhắc lại tên bài học. - GV kiểm tra lại kiến thức cũ của HS. - Nêu tên bài học và yêu cầu, nhiệm vụ tiết học. Hoạt động 2: Thực hành * Mục tiêu: HS gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng. * Cách tiến hành: - Bước 1: HS làm việc cá nhân + HS tự gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng. - Bước 2: HS chia sẻ nhóm đôi + HS trao đổi chéo sgk, nhận xét, sửa cho nhau. - Bước 3: HS trưng bày sản phẩm trước lớp. + Mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn có sản phẩm đẹp nhất lên thi đua với các nhóm khác. - Bước 4: HS nhận xét. - GV hỗ trợ những em gặp khó khăn khi thực hành. - GV hướng dẫn HS cách nhận xét sản phẩm của bạn. - Tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp. Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức * Cách tiến hành: - HS trả lời câu hỏi: + Nhắc lại tên bài học. + Thiệp chúc mừng có ý nghĩa gì? - HS lắng nghe. - GV nêu câu hỏi củng cố. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN LUYỆN TẬP Mục tiêu Kiến thức – kỹ năng Thuộc bảng nhân 4. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4).. Năng lực Học sinh phát triển các năng lực: hợp tác, tự học , tự giải quyết vấn đề,. Phẩm chất Học sinh phát triển các phẩm chất: chăm học, chăm làm. Học sinh khuyết tật : biết làm các phép tính cộng trong phạm vi 13, viết được số 13,14,15.. Chuẩn bị Giáo viên: bảng phụ. Học sinh: bảng con,vở ghi, sách giáo khoa. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1: tính nhẩm Mục tiêu: học sinh thuộc bảng nhân 4 Cách tiến hành: Bài tập 1 -Bước 1: HS đọc yêu cầu + Hs làm vào sách giáo khoa. - Bước 2: chia sẻ trong nhóm đôi + Hs trao đổi sách, kiểm tra, chỉ ra lỗi sai và giúp bạn sửa. -Bước 3: chia sẻ trước lớp + Hs chia sẻ lỗi sai của bạn, lắng nghe và nhận xét. Học sinh khuyết tật : làm các phép tính vào vở: 2 + 6 + 3, 4 + 5 + 3, 5 + 6 + 1 -Gv quan sát và giúp đỡ các nhóm. Hoạt động 2: tính theo mẫu Mục tiêu: học sinh biết vận dụng bảng nhân 4 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số. Cách tiến hành: -Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập. + Hs làm bài vào vở -Bước 2: học sinh trao đổi vở, kiểm tra và giúp bạn sửa sai. - Bước 3: học sinh nhận xét, lắng nghe nêu cách tính. Học sinh khuyết tật : làm các phép tính theo hàng dọc vào vở: 7 + 6, 5 + 8, 6 + 7, 4 + 9 - Gv quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn. -Gv lưu ý hs tính phép nhân trước, cách trình bày. Hoạt động 3: giải toán có lời văn Mục tiêu: học sinh biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Cách tiến hành: -Bước 1: học sinh đọc yêu cầu. + Hs xác định đề bài cho biết gì, đề bài hỏi gì, tóm tăt bài toán. + Hs thực hiện vào vở, 1 hs thực hiện vào bảng phụ. -Bước 2: hs trao đổi vở, kiểm tra và sửa bài giúp bạn. - Bước 3: báo cáo kết quả thảo luận nhóm, nhận xét, lắng nghe bạn trình bày bảng phụ. -GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. Dặn dò chuẩn bị tiết sau. * Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 20 Lop 2_12528715.docx
Tài liệu liên quan