I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng lời giải câu đố trong BT4.
2. Kĩ năng: HS hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ về chủ đề này.
3. Thái độ: Qua đó giúp các em hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp có ý thức bảo vệ môi trường.
* BVMT: -HS thực hiện BT4 Qua đó hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức BVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ
- Một số tờ giấy để HS làm BT1.
38 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy có lợi gì cho quân ta?
- GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh - GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
- GV nhận xét và kết luận.
HĐ 4: Kết quả, ý nghĩa (5p)
Mục tiêu: Biết kết quả, ý nghĩa của trận đánh
+ Yêu cầu HS nêu kết quả và ý nghĩa của trận đánh.
+ Quân ta thắng lớn. Mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
HĐ 5: Củng cố- Dặn dò: (3p)
- GV cho vài HS đọc khung bài học SGK
- Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh?
+ Đỉnh cao của sự nghiệp anh hùng của vua Quang Trung chính là ở những chiến thắng vang dội như Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa Cũng từ đây sau khi đánh thắng nhà Thanh, Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách xã hội tiến bộ để phục hưng đất nước.
- Về nhà xem lại bà, chuẩn bị bài tiết sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- Để lật đổ họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
- HS đọc bài học.
- HS lắng nghe.
1. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh
+ HS nhận phiếu và thảo luận.
+ Báo cáo kết quả.
+ Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn Tết trước
+ quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi..
+ quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi..
+ Nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm.
- HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung ..
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Tinh thần chiến đấu của quân ta:
+ Nhà vua phải hành quân từ Nam ra TL để đánh giặc
+ Thời điểm nhà vua chọn là dịp tết
+ Quân sĩ được lệnh ăn tết trước
+ Trận Ngọc Hồi quân ta ghép các mảnh ván
- HS ý nghĩa
- 3 HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
Thứ ba, ngày 3 tháng 4 năm 2018
TOÁN
Tiết 142: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU
VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng : - Củng cố kĩ năng giải toán cho học sinh.
3. Thái độ: - GV giáo dục HS ham thích học toán và cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài 5.
- GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Trong giờ học này chúng ta sẽ tìm cách giải bài toán về hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Cách giải bài toán “Tổng – Hiệu”
(13p)
Mục tiêu: Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
1.Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Bài toán 1
- Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Bài toán cho biết hiệu và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
- Yêu cầu HS cả lớp dựa vào tỉ số của hai số để biểu diễn chúng bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS biểu thị hiệu của hai số trên sơ đồ.
- GV kết luận về sơ đồ đúng:
+ Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé mấy phần bằng nhau?
+ Em làm thế nào để tìm được 2 phần?
+ Như vậy hiệu số phần bằng nhau là mấy?
+ Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị?
+ Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé 2 phần, theo đề bài thì số lớn hơn số bé 24 đơn vị, vậy 24 tương ứng với mấy phần bằng nhau?
+ Như vậy hiệu hai số tương ứng với hiệu số phần bằng nhau.
+ Biết 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau, hãy tìm giá trị của 1 phần.
+ Vậy số bé là bao nhiêu?
+ Số lớn là bao nhiêu?
Bài toán 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Hiệu của hai số là bao nhiêu?
- Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- Hãy vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán trên.
- Yêu cầu HS nhận xét sơ đồ bạn vẽ trên bảng lớp, sau đó kết luận về sơ đồ đúng và hỏi:
+ Vì sao em lại vẽ chiều dài tương ứng với 7 phần bằng nhau và chiều rộng tương ứng với 4 phần bằng nhau?
+ Hiệu số phần bằng nhau là mấy?
+ Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu mét?
+ Vì sao?
+ Hãy tính giá trị của một phần.
+ Hãy tìm chiều dài.
+ Hãy tìm chiều rộng hình chữ nhật.
Kết luận:
- Qua 2 bài toán trên, bạn nào có thể nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
Luyện tập – Thực hành:
HĐ 3: Luyện tập: (13p)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức.
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Gv đặt câu hỏi gợi mở và hướng dẫn HS giải.
HĐ 4: Củng cố- Dặn dò (4p)
- GV tổng kết giờ học.
- Gọi HS nhắc lại cách tính hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và nêu lại bài toán.
+ Bài toán cho biết hiệu của hai số là 24, tỉ số của hai số là .
+ Yêu cầu tìm hai số.
- HS phát biểu ý kiến và vẽ sơ đồ: Biểu thị số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần như thế.
- HS biểu thị hiệu của hai số vào sơ đồ.
+ Số lớn hơn số bé 2 phần bằng nhau.
+ Em đếm, thực hiện phép trừ:
5 – 3 = 2 (phần).
+ Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
+ 24 đơn vị.
+ 24 tương ứng với hai phần bằng nhau.
+ Nghe giảng.
+ Giá trị của một phần là: 24: 2 = 12.
+ Số bé là: 12 x 3 = 36.
+ Số lớn là: 36 + 24 = 60.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Là 12m.
- Là .
- 1 HS vẽ trên bảng lớp, HS cả lớp vẽ ra giấy nháp.
- Nhận xét sơ đồ, tìm sơ đồ đúng nhất theo hướng dẫn của GV.
+ Vì tỉ số của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật là nên nếu biểu thị chiều dài là 7 phần bằng nhau thì chiều rộng là 4 phần như thế.
+ Hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 4 = 3 (phần)
+ Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với 12 mét.
+ Vì sơ đồ chiếu dài hơn chiều rộng 3 phần, theo đề bài chiều dài hơn chiều rộng 12 mét nên 12 mét tương ứng với 3 phần bằng nhau.
+ Giá trị của một phần là:
12: 3 = 4 (m)
+ Chiều dài hình chữ nhật là:
4 x 7 = 28 (m)
+ Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 12 = 16 (m)
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
+ Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ Bước 3: Tìm giá trị của một phần.
+ Bước 4: Tìm các số.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc bài trong SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 57: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng lời giải câu đố trong BT4.
2. Kĩ năng: HS hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ về chủ đề này.
3. Thái độ: Qua đó giúp các em hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp có ý thức bảo vệ môi trường.
* BVMT: -HS thực hiện BT4 Qua đó hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức BVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ
- Một số tờ giấy để HS làm BT1.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Vào những ngày hè, các em thường đi du lịch với gia đình hoặc được trường tổ chức cho đi. Chúng ta rất cần biết những gì liên quan đến du lịch, đền những địa danh gắn liền với hoạt động du lịch trên đất nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về Du lịch – Thám hiểm
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Mở rộng vốn từ: (13p)
Mục tiêu: Giúp HS mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm du lịch, thám hiểm.
Bài tập 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời:
- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
Bài tập 2: Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời:
- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
HĐ 3: Hiểu nghĩa 1 số thành ngữ thuộc chủ điểm. (14p)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu nghĩa 1 số thành ngữ thuộc chủ điểm
Bài tập 3: Em hiểu câu “Đi một ngày đàng học một sàn khôn” nghĩa là gì?
+ GV cho HS hiểu hiểu biết nghĩa của từ:
Đàng hay còn được gọi là đường; sàng không là nhiều sự không ngoan hiểu biết.
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài tập 4: Trò chơi du lịch trên sông: Chọn các tên sông trong ngoặc đơn để giải các câu đó dưới nay.
+ Chia lớp thành nhóm, phát bảng nhóm cho HS thảo luận ghi kết quả, chọn tên các con sông đã cho để giải đố nhanh. Các em chi ghi ngắn gọn. VD: sông Hồng.
- GV lập tổ trọng tài: mời hai nhóm thi trả lời nhanh: Nhóm 1 đọc câu hỏi/ nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết một nửa bài thơ, đổi ngược lại nhiệm vụ.
- Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (3p)
- Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ ở BT4 và học thuộc câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàn khôn.
- GV nhận xét tiết học.
+ Hát.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt phát biểu.
Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
- Lớp nhận xét.
+ HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt phát biểu.
Ý c: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
- Lớp nhận xét.
+ HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi + tìm câu trả lời.
+ HS trình bày bài.
- Đi một ngày đàng học một sàn khôn. Nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn. Hoặc: Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS nhận bảng nhóm và thảo luận theo nhóm.
- Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi a, b, c, d. Nhóm 2 trả lời.
- Nhóm 2 đọc 4 câu hỏi e, g, h, i. Nhóm 1 trả lời.
- Đại diện các nhóm lên dán bài làm trên bảng.
a) sông Hồng
b) sông Cửu Long
c) sông Cầu
e) sông Mã
g) sông Đáy
h) sông Tiền, sông Hậu
d sông Lam
i) sông Bạch Đằng
- Lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
TIẾNG VIỆT (*)
Tiết 29: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng:
+ Tìm được câu khiến và thêm được các từ cầu khiến vào câu kể để thành câu khiến.
+ Nêu được ý chính của đoạn thơ em vừa đọc
+ Biết tả về một loài cây từng gắn bó với người dân nơi em ở.
- Qua việc làm bài, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp.
II. Bài tập:
Bài 1: Trong các đoạn văn dưới đây, câu khiến không được đặt sau dấu hai chấm và không có dấu gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó & khôi phục các dấu câu đi kèm.
a) Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo Anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
b) Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, Lừa nói với Ngựa Tôi nặng quá.. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi.
c) Sư Tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư Tử. Sư Tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Bài 2: Thêm các từ cầu khiến để biến các câu kể sau đây thành câu khiến:
a) Nam về.
b) Thành đi đá bóng.
Bài 3:Đọc bài thơ sau:
Võ Thị Sáu
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hi sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.
Theo em, nhà thơ muốn ca ngợi điều gì ở người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ cho em biết điều đó?
Bài 4: Em được biết nhiều loài cây hữu ích (cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây bóng mát, ). Hãy miêu tả một loài cây từng gắn bó với cuộc sống của những người dân quê em.
F Chấm, sửa bài cho HS.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
Thứ tư, ngày 4 tháng 4 năm 2018
TOÁN
Tiết 143: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng : - Củng cố kĩ năng giải toán cho học sinh.
3. Thái độ: - GV giáo dục HS ham thích học toán và cẩn thận khi làm bài
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, hình minh hoạ SGK.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài mới và ghi bảng.
HĐ 2: Luyện tập – Thực hành (26p)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề và nêu dạng toán
+ Hiệu số là mấy? Tỉ số 3/8 cho biết gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt
+ Nêu cách tím hai số khi biết Tổng-Tỉ của hai số đó
- Yêu cầu HS làm vào vở+1 HS làm bảng lớp
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS xác định hiệu, tỉ số, ý nghĩa của tỉ số
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- 1 HS giải bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Chấm vở, sửa bài.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò (4p)
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nhắc lại.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS thực hiện
- HS đọc
- HS nêu
- HS thực hiện
RÚT KINH NGHIỆM:
..
TẬP ĐỌC
Tiết 58: TRĂNG ƠI . . .TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng các dòng thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3,4 khổ thơ trong bài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh .Đọc rành mạch, trôi chảy.
3. Thái độ: HS thêm yêu cảnh đẹp của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài” Đường đi Sa Pa”
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên?
- GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến?”
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
HĐ 2: Hướng dẫn luyện đọc: (11p)
Mục tiêu: Ðọc trôi chảy, lưu loát toàn bài
GV hoặc HS đọc và HD chia: 6 khổ
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc một số câu thơ có nhịp khó:
- GV giải nghĩa một số từ khó:
Lửng lơ: Ở nửa chừng, không cao cũng không thấp.
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh.
- GV đọc diễn cảm cả bài:
+ Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha.
- Đọc câu Trăng ơi từ đâu đến? Với giọn hỏi nay ngạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ:từ đâu đến?, hồng như?, tròn như, hay, soi, soi vàng, sáng hơn.
HĐ 3: Tìm hiểu bài: (12p)
Mục tiêu: Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước
- Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Trong mỗi khổ thơ, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ. Khi viết bài thơ này nhà thơ Trần Đăng Khoa còn là một thiếu nhi.
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
HĐ 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm: (5p)
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn.
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ tiêu biểu trong bài: 2 khổ thơ đầu..
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn
- Cho HS nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng.
+ Nhận xét.
HĐ 5: Củng cố - dặn dò: (2p)
+ Liên hệ giáo dục.
Nêu ý nghĩa bài học?
HS học bài và Chuẩn bị bài “Hơn một nghìn ngày ”
+ Nhận xét tiết học
+ Hát
- HS đọc thuộc lòng đoạn văn quy định.
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
+ Nêu bài học
+ Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ.
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc một số câu thơ có nhịp khó.
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và
- Trăng được so sánh với quả chín:
Trăng hồng như quả chín
- Trăng được so sánh như mắt cá:
Trăng tròn như mắt cá.
- Tác giả nghĩa trăng đến từ cánh đồng vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà.
- Trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
- HS đọc thầm 4 khổ thơ
- Vầng trăng gắn với đối tượng cụ thể đó là: sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân – Những đồ chơi, sự vật gần giũ với các em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. Tác giả cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
- 3 HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
- HS HTL bài thơ.
- HS thi đọc từng khổ, cả bài.
Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng, đây là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con mắt trẻ thơ.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
KĨ THUẬT
Tiết 29: LẮP XE NÔI ( T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết để lắp cái lôi . Cái lôi chuyển động được.
2. Kĩ năng: - Lắp được cái lôi theo mẫu .
3. Thái độ: -HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Mẫu xe nôi lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
2. Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta luyện tập: “Lắp xe nôi”. GV ghi đề.
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: Quan sát và nhận xét mẫu. (10p)
Mục tiêu: Giúp HS biết các bộ phận của xe nôi trước khi lắp ghép.
- GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.
+ Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận?
- GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi.
HĐ 3: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. (17p)
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh biết cách lắp hoàn chỉnh cái xe nôi.
+ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
+ Lắp từng bộ phận:
- Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
+ Để lắp được xe kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu?
- GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
- Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK.
+ Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
- Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK.
+ Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
- Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK.
+ Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít?
- GV lắp theo các bước trong SGK.
- Lắp trục bánh xe H.6 SGK.
+ Dựa vào H.6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết?
- GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe.
+ Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK .
- GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK.
- Gọi 1- 2 HS lên lắp.
+ GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
HĐ 4: Củng cố - dặn dò: (3p)
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
- HS hát.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
HS đ ba
- HS quan sát vật mẫu.
- 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe, giá đỡ bánh xe,
1. Chọn các chi tiết.
+ HS chọn cùng GV
2. Lắp từng bộ phận
- 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Lắp hai giá đỡ
- Vào hàng lỗ thứ hai và thứ ba của tấm lớn.
- Cần 4 bộ ốc vít.
- Lắp vòng hãm, bánh xe, vòng hãm.
3. Lắp ráp xe nôi
- HS lên lắp.
4.Tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- 2 HS lên tháo rời các chi tiết và cho vào hộp rồi nêu.
- Cả lớp.
RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
Tiết 29: THÀNH PHỐ HUẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm của thành phố Huế :
- Thành phố Huế từng à kinh đô của nước ta thời nguyễn .
- Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến huế thu hút được nhiều khách du lịch .
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ.( lượt đồ)
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng quan sát bản đồ.
3. Thái độ : - GD tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người VN
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ hành chíùnh VN.
- Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
- GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ nào khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Thành phố Huế”.Ghi tựa
Tìm hiểu bài:
HĐ 2: TP nằm bên dòng sông Hương thơ mộng. (9p)
Mục tiêu: Xác định được vị trí của Huế trên bản đồ. Huế có thiên nhiên đẹp với những công trình kiến trúc lâu năm. Giải thích được vì sao Huế gọi là cố đô.
- GV yêu cầu 2 HS tìm trên bản đồ hành chính VN kí hiệu và tên TP Huế. Nếu có điều kiện về thời gian và nhận thức của HS về địa điểm của tỉnh (TP) nơi các em sống trên bản đồ thì GV yêu cầu HS xác định vị trí tỉnh (TP) của các em rồi từ đó nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế.
- GV yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK.
+ Con sông chảy qua TP Huế là Sông gì?
+ Huế thuộc tỉnh nào?
HĐ 3: Thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ. (9p)
Mục tiêu: Biết Huế có những công trình kiến trúc cổ lâu năm .
+ Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.
- GV nhận xét và bổ sung thêm:
+ Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra cửa biển Thuận An.
+ Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ).
- GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Huế.
HĐ 4: Huế - Thành phố du lịch. (9p)
Mục tiêu: Giải thích được vì sao Huế có du lịch phát triển.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Em hãy cho biết nếu đi thuyền xuôi theo sông Hương, chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
+ Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của TP Huế.
- GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. GV có thể cho kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế (tùy theo khả năng của HS).
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua TP, các khu vườn sum suê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; Thêm nét đặt sắc về văn hóa, làng nghề, văn hóa ẩm thực.
HĐ 5: Củng cố - Dặn dò: (3p)
- GV cho 3 HS đọc phần bài học.
- GV cho HS lên chỉ vị trí TP Huế trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành TP du lịch.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “Thành phố Đà Nẵng”. Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- Vì ở đồng bằng duyên hải miền Trung ngày càng tổ chức nhiều lễ hội
- HS đọc bài học.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
1.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ:
- HS tìm và xác định.
- HS làm từng cặp.
+ Sông Hương.
+ Tỉnh Thừa Thiên.
+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức,
2.Huế - Thành phố du lịch:
- HS trả lời.
+ Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,chùa Thiên Mụ, khu Kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
- HS mô tả.
- HS mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Cả lớp.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 57: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nhận biết được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà( mục III).
2. Kĩ năng: - HS biết dùng từ hay ,sáng tạo ,chân thực .
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
* Điều chỉnh: Luyện tập tóm tắt tin tức không dạy thay dạy phần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 29.doc