Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 4

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên .

- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x<5, 2< x < 5 với x là số tự nhiên.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng so sánh các số tự nhiên

3. Thái đô

- Biết hợp tác trao đổi với bạn bè, rèn tính tự tin

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.

2. Học sinh:

 

doc47 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là từ có 1 tiếng: xe, ăn, uống, áo. + Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên: xe đạp, uống bia, hợp tác xã, - 2 HS đọc thành tiếng.Lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổ, thảo luận và trả lời câu hỏi. + Từ phức: truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im do các tiếng: truyện+ cổ, ông+ cha, đời+ sau tạo thành.Các tiếng này đều có nghĩa. + Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ. Thầm thì: lặp lại âm đầu th. Cheo leo: lặp lại vần eo. Chầm chậm: lặp lại cả âm đầu ch, vần âm Se sẽ: lặp lại âm đầu s và âm e. - 2 đến 3 HS đọc thành tiếng. + Nhắc lại ghi nhớ, sau đó nêu ví dụ: Từ ghép: bạn bè, thầy giáo, cô giáo, học sinh, yêu quý, mến yêu, tình bạn, học giỏi Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thân thương, nhạt nhẽo, săn sóc, khéo léo, - HS nêu yêu cầu Từ ghép ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ dẻo dai, vững chắc, thanh cao,.. Từ láy nô nức mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp - Vì tiếng bờ tiếng bãi đều có nghĩa - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài. - Hoạt động trong nhóm. - Nhận xét, bổ sung. - Chữa bài . RÚT KINH NGHIỆM: Rèn Luyện từ và câu tuần 3 Luyện Tập Tổng Hợp (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo của tiếng; mở rộng vốn từ về chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết; từ đơn, từ phức; dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 3 trong 5 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 4 trong 5 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Gạch một gạch dưới từ đơn và hai gạch dưới từ phức trong đoạn thơ sau: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Bài 2. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau: Đầu đuôi là thế này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tú Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời !” Bài làm Bài 3. Nối khung bên trái với một khung tương ứng ở bên phải: TIẾNG TỪ Dùng để: - Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm. - Cấu tạo câu. - Dùng để cấu tạo từ. - Một tiếng tạo thành từ đơn. - Hai tiếng trở lên tạo thành từ phức. Bài 4. Câu thơ : Bà ơi ! Thương mấy là thương Mong đừng ai lạc giữa đường về quê. a. Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng? b. Những tiếng nào có đủ ba bộ phận? c. Những tiếng nào không đủ ba bộ phận? Bài làm Bài 5. Đặt 1 câu có 8 đến 10 tiếng , trong đó không có tiếng không có âm đầu. Bài làm c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM: Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2017 TOÁN (Tiết 18) YẾN, TẠ, TẤN I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa yến,tạ ,tấn và kilôgam 2. Kĩ năng - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (từ đơn vị lớn ra đơn vị bé). - Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng. 3.Thái độ - Biết hợp tác trao đổi với bạn bè, rèn tính tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: kế hoạch bài học – SGK Học sinh: Bài cũ – bài mới. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3. - GV chữa bài, nhận xét Bài mới Giới thiệu bài - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki- lô- gam.(GV ghi đề) Tìm hiểu bài HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo (12p) Mục tiêu: Nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn mối quan hệ giữa yến, ta, tấn và kg. * Giới thiệu yến: - GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào? - GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki- lô- gam người ta còn dùng đơn vị là yến. - 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg. - GV ghi bảng: 1 yến = 10 kg. - Một người mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo? - Bác Lan mua 30 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau? * Giới thiệu tạ: - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ. - 10 yến = 1 tạ, 1 tạ = 10 yến. - 10 yến =1 tạ, biết 1 yến = 10 kg - Vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki- lô- gam? - Bao nhiêu ki- lô- gam thì bằng 1 tạ? - GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg. - 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki- lô- gam? - Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến? * Giới thiệu tấn: - Để đo khối lượng các vật.... - 10 tạ = 1 tấn, 1 tấn = 10 tạ. - Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến? - 1 tấn bằng bao nhiêu ki- lô- gam? - GV ghi bảng: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg - Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ? - Một xe chở hàng chở được 3000 kg hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ? HĐ 3: Thực hành. (15p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức. Bài 1: Viết “ 2 kg’, GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất. - Yêu cầu HS tự làmvào VBT. * GV có thể đặt câu hỏi thêm. - Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki- lô- gam? - Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ? Bài 2: Viết số thích hợp vào GV hướng dẫn: 1 yến 7 kg = .kg? (1 yến 7 kg = 10 kg+ 7 kg = 17 kg) - GV phát bảng nhóm cho HS. - GV sửa chữa, khen. Bài 3: Tính. - GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo. HĐ 4: Củng cố- Dặn dò (4p) - Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg. - GV tổng kết tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng. - Nhận xét tiết học - HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu. 1.Giới thiệu yến, tạ, tấn: - Gam, ki- lô- gam. - HS nghe giảng và nhắc lại. - Tức là mua 20 kg. - Bác Lan đã mua 3 yến rau. - HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ - 1 tạ = 100kg - 100 kg = 1 tạ. - 10 yến = 100kg. - 20 yến = 2 tạ. - 1 tấn = 100 yến. - 1 tấn = 1000 kg. - 2 tấn = 20 tạ. - Xe đó chở được 3 tấn = 30 tạ. - HS đọc: - HS tư làm. - Báo cáo kết quả a) Con bò nặng 2 tạ. b) Con gà nặng 2 kg. c) Con voi nặng 2 tấn. - Là 200 kg. - 20 tạ. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm theo nhóm. - Báo cáo kết quả.(treo bảng nhóm lên bảng lớp) a.1 yến = 10 kg 5 yến = 50 kg 10 kg = 1 yến 1 yến 7 kg = 17 kg 5 yến 3 kg = 53 kg b.1 tạ = 10 yến 4 tạ = 40 yến 10 yến = 1 tạ 1 tạ = 100 kg 9 tạ = 900 kg 100 kg = 1tạ c.1 tấn = 10 tạ 3 tấn = 3 tạ 10 tạ = 1 tấn 1 tấn = 1000 kg 5 tấn = 5000 kg 1000 kg = 1 tấn + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lên bảng.Lớp làm VBT. 135 tạ x 4 = 540 tạ 512 tấn: 8 = 64 tấn - Nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM: TẬP ĐỌC (Tiết 8) TRE VIỆT NAM I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: cây tre tượng trưng cho con ngườiViệt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu, ngay thẳng, chính trực. - Hiểu được nghĩa của các từ - Học thuộc lòng những câu thơ em thích. 2. Kĩ năng:- Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc( ca ngợi tre Việt Nam) và nhịp điệu của các vần thơ, đoạn thơ. 3. Thái độ:- GDHS có tình cảm yêu thương đất nước, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ. GDHS có tình cảm yêu thương đất nước, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 41- SGK (Nếu có) Học sinh: SGK, VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ - Bài “Một người chính trực” + Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? + Hãy nêu ý nghĩa bài học? - Nhận xét Bài mới Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? - Giới thiệu: Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam.Tre được làm từ các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ Mĩ nghệ.Cây tre luôn gần gũi với làng quê Việt Nam.“ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, ”. Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt.Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài HĐ 2: Hướng dẫn luyện đọc (12p) Mục tiêu: Ðọc trôi chảy, lưu loát toàn bài + GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Tre xanh...bờ tre xanh. + Đoạn 2: Yêu nhiều...hỡi người. + Đoạn 3: Chẳng may...gì lạ đâu. + Đoạn 4: Mai sau...tre xanh. - GV ghi từ khó kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn HS đọc bài. Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. Đoạn 1: giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3. Đoạn 2, 3: giọng đọc sảng khoái. Đoạn 4: ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp, dấu luyến như trong bản nhạc. + GV ghi từ ngữ phần chú giải lên bảng. * Có tự: có từ. * áo cộc: áo ngắn (lớp bẹ bọc ngoài củ măng) + GV đọc mẫu. HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10p) Mục tiêu: Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN, giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. + Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam? **Không ai biết tre có tự bao giờ. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa.Tre là bầu bạn của người Việt. + Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người VN? + Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cú? + Hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người VN? * Tre có tính cách như người: biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên thành luỹ, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt. + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? *Tre được tả trong bài có tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất. - Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao? + Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? HĐ 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm (5p) Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn. - Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ. - Nhận xét HS đọc nhanh thuộc. HĐ 5: Củng cố - dặn dò (2p) + Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì? Nêu ý nghĩa bài học? - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài: “ Những hạt thóc giống”. - Nhận xét tiết học. + Hát + Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua mất . + HS nêu ý nghĩa bài học - Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre. - HS đọc tiếp nối. - HS đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp. - HS đọc thầm phần chú giải + HS luyện đọc theo cặp. - HS tiếp nối đọc toàn bài. - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. + Câu thơ: Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. - HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời. + Phẩm chất cần cù, đoàn kết, ngay thẳng. + Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. + Hình ảnh: Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm / Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ/ Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn: lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con. + Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng. - 1 HS đọc, trả lời tiếp nối. Em thích hình ảnh: + Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người: biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn. + Có manh áo cộc tre nhường cho con: Cái mo tre màu nâu, không mối mọc, ngắn cũn bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con. + Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Ngay từ khi còn non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong. - Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già- măng mọc. + HS đọc lại toàn bài. - Luyện đọc nhóm đôi. + Thi đọc diễn cảm. - Bình chọn người đọc hay. Nội dung: Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre. RÚT KINH NGHIỆM: LỊCH SỬ (Tiết 4) NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Xong bài này, học sinh biết: - Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước văn lang - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc - Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng học và ghi nhớ các sự kiện lịch sử 3. Thái độ: - Yêu quê hương đất nước, biết ơn các anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Nước Văn Lang. - Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Ở khu vực nào? - Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt? - Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay? - GV nhận xét – Đánh giá. Bài mới Giới thiệu: Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc như thế nào? Hôm nay các em học bài: “Nước Âu Lạc”. Tìm hiểu bài: HĐ 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc (7p) Mục tiêu: Biết cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. Biết nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang. - GV phát phiếu bài tập cho HS - GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. £ Sống cùng trên một địa bàn. £ Đều biết chế tạo đồ đồng. £ Đều biết rèn sắt. £ Đều trống lúa và chăn nuôi. £ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau. - GV nhận xét , kết luận: cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau. HĐ 3: Những thành tựu của người Âu Lạc. (9p) Mục tiêu: Biết những thành tựu của người Âu Lạc - GV treo lược đồ lên bảng - Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc. - GV hỏi: “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”. - Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? ) - GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc. HĐ 4: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà (10p) Mục tiêu: Biết nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. - GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn: “Từ năm 207 TCN phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận: + Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại? + Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc? - GV nhận xét và kết luận. HĐ 5: Củng cố - dặn dò (4p) - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. - GV hỏi: + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? + Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc là gì? - GV tổng kết và giáo dục tư tưởng. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc - Nhận xét tiết học. - HS hát - 3 HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung - HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô £ trong PBT để chỉ những điểm giống nhau giữa cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. - Cho 2 HS lên điền vào bảng phụ. - HS khác nhận xét. - HS xác định. - Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng. - Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần. - Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh. - HS đọc. - HS khác nhận xét và bổ sung. - Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả. - Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố. - Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng Thuỷ sang . - Nhóm khác nhận xét ,bổ sung - 3 HS đọc. - Vài HS trả lời. RÚT KINH NGHIỆM: TẬP LÀM VĂN (Tiết 7) CỐT TRUYỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện( mở đầu, diễn biến, kết thúc). 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của câu chuyện, tạo thành cốt truyện. - Sử dụng Tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động. - Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình. 3.Thái độ: - GDHS yêu quý kho tàng văn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giấy khổ to+ bút dạ. Hai bộ băng giấy – mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1. 2. Học sinh: SGK, VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5’) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ Bài “ Viết thư” - Một bức thư thường gồm những phần nào? đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn? - Nhận xét từng HS. Bài mới Giới thiệu bài - Hỏi: Thế nào là kể chuyện? - Trong chuỗi sự việc có đầu có cuối ấy có một nòng cốt trong mỗi câu chuyện.Nòng cốt ấy gọi là gì? Để trả lời câu hỏi đó các em học bài cốt truyện. Tìm hiểu bài HĐ 2: Nhận xét – Ghi nhớ (13p) Mục tiêu: HS nắm được cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện Bài 1: Ghi lại những sự việc chính trong truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” - Theo em thế nào là sự việc chính? - GV đi giúp đỡ từng nhóm.Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu. - Nhóm xong trước báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận về phiếu đúng. + Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá. + Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn hiếp. + Sư việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện. + Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò. + Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do. Bài 2: Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Vậy cốt truyện là gì? Bài 3: + Sự việc 1 cho em biết điều gì? + Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì? + Sự việc 5 nói lên điều gì? - Kết luận: + Sự việc khơi nguồn cho những sự việc khác là phần mở đầu của truyện. + Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện. + Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện *Cốt truyện thường có những phần nào? Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Luyện tập – Củng cố: HĐ 3: Thực hành (14p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức. Bài 1: Truyện cổ tích cây khế bao gồm các sự việc chính sau.Hãy sắp xếp các sự việc chính sau thành cốt truyện. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số thứ tự. - Gọi HS lên bảng xếp thứ tự các sự việc bằng băng giấy.Cả lớp nhận xét. - Kết luận: 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g. Bài 2: Dựa vào cốt truyện, kể lại truyện cây khế. - Yêu cầu HS tập kể lại truyện trong nhóm - Tổ chức cho HS thi kể. + Lần 1: GV tổ chức cho HS thi kể bằng cách kể lại đúng các sự việc đã sắp xếp. + Lần 2: GV tổ chức cho HS thi kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động. - Nhận xét HĐ 4: Củng cố – dặn dò (3p) - GV củng cố ND bài học. - Bài tập số 3 là dựa vào cốt truyện đã sắp xếp đúng em hãy kể lại câu chuyện “Cây khế” chúng ta sẽ kể vào tiết học buổi chiều. - Như vậy các em có thể dùng cốt truyện để tóm tắt lại một câu chuyện cho ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung hoặc từ cốt truyện có sẵn các em có thể kể lại câu chuyện đó. - Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm mấy phần? - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và Chuẩn bị bài: “ Luyện tập xây dựng cốt truyện”.- Nhận xét tiết học. + Một bức thư gồm có ba phần: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư. - HS đọc bức thư mình viết cho bạn. - Nhận xét. - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. - 1 HS đọc thành tiếng. - Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa. - Hoạt động trong nhóm. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc lại nội dung sự việc. - Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu. + Sự việc 1 nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò. + Sự việc 2, 3, 4 kể lại Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào? + Sự việc 5 nói lên kết quả bọn nhện phải nghe theo Dế Mèn. - Có 3 phần: phần mở đầu, phần diễn biến, phần kết thúc. - 2 đến 3 HS đọc phần Ghi nhớ. - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận và làm bài. - 2 HS lên bảng xếp, HS dưới lớp nhận xét. - Đánh dấu bằng bút chì vào vở. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK - Tập kể trong nhóm. HS nhắc lại ND bài học. RÚT KINH NGHIỆM: Rèn Toán tuần 3 tiết 3 Ôn Tập Số Tự Nhiên Đến 100 000 (tiết 9) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về viết số, số liền trước, số liền sau và cấu tạo các số tự nhiên trong phạm vi 100 000. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Số có chữ số 8 chỉ 8000 là: A. 80 006 B. 68 312 C. 280 034 D. 42 380 b) Số có chữ số 4 chỉ 40 000 là: A. 72 140 B. 36 400 C. 540 276 D. 14 000 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 705; 706; 707; ....; ....; .... b) 315; 317; 319; ....; ....; .... c) ....; ....; ....; 514; 515; 516. Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống: Số liền trước Số đã biết Số liền sau 4134 7319 28910 41799 50999 72100 Bài 4. Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 734 = 700 + 30 + 4 915 = ......... 84744 = ........ 52614 = .......... 60387 = ........ c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM: Thứ năm, ngày 14 tháng 9 năm 2017 TOÁN (Tiết 19) BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nhận biết về tên gọi,kí hiệu độ lớn của đề-ca-gam,héc-tô-gam ,mối quan hệ giữa đề-ca-gam,héc-tô-gam với nhau 2.Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng 3.Thái độ: Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 4.doc