I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”.
- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy – học:
Phiếu khổ to kẻ sẵn nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc nội dung ghi nhớ bài trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
___________________________________
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
___________________________________
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
________________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý chí - nghị lực
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”.
- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy – học:
Phiếu khổ to kẻ sẵn nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc nội dung ghi nhớ bài trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- Một số HS làm vào phiếu.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
* Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì.
b) Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ để đặt câu.
- GV gọi HS đứng tại chỗ nói câu mình vừa đặt.
- 2 HS lên bảng viết câu mình vừa đặt.
VD: + Gian khổ không làm anh nhụt chí.
+ Công việc ấy rất khó khăn.
+ Bài 3:
- Gọi 1 số HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại những đoạn văn hay.
VD: Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này, bày keo khác” ông lại quyết chí làm lại từ đầu.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV biểu dương những HS và nhóm HS làm việc tốt.
- Yêu cầu HS ghi lại vào sổ tay từ ngữ những từ ở bài tập 2.
_________________________________
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc về ý chí nghị lực
I. Mục tiêu.
- Củng cố - mở rộng và hệ thống hoá vốn từ nói về ý chí, nghị lực.
- Biết cách sử dụng từ thuộc chủ điểm trên một cách sáng tạo, linh hoạt.
- Tạo được các cụm từ so sánh từ các tính từ cho sẵn.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ - Bốn tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1:
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
ý chí, quyết chí, chí hướng, chí thân.
a. Nam là người bạn.. .. của tôi
b. Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một....
c. ... của Bác Hồ cũng là.... của toàn thể nhân dân Việt Nam.
d.
Không có việc gì k hó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lập biển
............. ắt làm nên.
- GV cuứng caỷ lụựp chửừa baứi
1 HS đọc yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm trên phiếu.HS dưới lớp làm vào vở .
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn trên bảng.
- Chữa bài (nếu sai)
Bài 2: Đặt câu với từ nghị lực
M: Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giày nghị lực:- Nhận xét,
- HS nêu yêu cầu
- HS Đặt câu
- Một số HS đọc câu mình đặt.
Bài 3:Thêm các từ rất, lắm, quá vào trước hoặc sau các tính từ: nhanh, đẹp, xanh
- Nhận xét, chữa bài:
rất nhanh, nhanh quá, nhanh lắm;
rất đẹp, đẹp quá, đẹp lắm.
rất xanh, xanh quá, xanh lắm.
- HS đọc đề.
- 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò.
- Tổng kết giờ học
______________________________________
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
(lần thứ hai :1075 – 1077)
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của người quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy - học: Lược đồ cuộc kháng chiến, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: Đọc bài học giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời.
Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau:
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
- Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
c. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến trên lược đồ.
d. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Trình bày kết quả của cuộc kháng chiến?
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
HS: Đọc SGK đoạn “Cuối năm rút về”.
HS: ý kiến thứ 2 đúng vì trước đó lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh nước Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
HS: 2 – 3 em trình bày lại.
HS: Thảo luận theo câu hỏi và trả lời.
- Do quân ta rất dũng cảm, Lý Thường Kiệt là tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).
Trình bày (SGK): Số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp
Thể dục
ễN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRề CHƠI: “CHIM VỀ TỔ”
A/ Mục tiờu:
- ễn từ động tỏc 4 đến động tỏc 8 của bài thể dục phỏt triển chung.Thực hiện đỳng thứ tự.
- Trũ chơi: “Chim về tổ” Biết cỏch chơi và tham gia chơi được cỏc trũ chơi nhiệt tỡnh...
B/ Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sõn trường hoặc trong lớp học.
- Giỏo viờn: Cũi, Phấn kẻ- Học sinh: Trang phục gọn gàng.
C/ Cỏc hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I. Phần mở đầu.
- Nhận lớp: Ổn định lớp, tập hợp bỏo cỏo sĩ số.
- Phổ biến nội dung yờu cầu giờ học.
- Khởi động: Xoay cỏc khớp tay, chõn..
- Chạy nhẹ nhàng trờn địa hỡnh sõn trường.
- Về đội hỡnh vũng trũn hoặc 4 hàng ngang, đứng hỏt tại chỗ, vỗ tay.
II. Phần cơ bản.
1.Trũ chơi vận động: “Chim về tổ”
- Trũ chơi: “Chim về tổ”. GV nờu tờn trũ chơi, nhắc lại cỏch chơi và luật chơi, gv cho chơi thử...
2.Bài TD phỏt triển chung:
- ễn từ động tỏc 4 đến động tỏc 8của bài thể dục phỏt triển chung: 2 x 8 nhịp.
Cỏn sự lớp cho cả lớp ụn lại 1 lầ n
- Gv quan sỏt sửa sai.
* Chia tổ tập luyện, mỗi đ/tỏc thực hiện 2x8 nhịp.
- Trỡnh diễn thi đua giữa cỏc tổ cú thưởng và phạt,
- ễn toàn bài: 2 lần, do cỏn sự điều khiển.
- Tổ trưởng điều khiển, gv q/sỏt sửa sai cho hs.
- GV+ HS q/s, nhận xột, biểu dương thi đua cỏc tổ.
III. Phần kết thỳc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cựng HS hệ thống bài.
- Đội hỡnh nhận lớp:
-
Đội hỡnh trũ chơi:
Phương phỏp sửa sai:
- HS đi thường thả lỏng.
- HS nghiờm tỳc thực hiện.
IV/ Củng cố, dặn dũ: (2 phỳt)
Biểu dương học sinh tốt, Rỳt kinh nghiệm.
GV nhận xột tiết học và bài tập ở nhà.
__________________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018
Tập đọc
Văn hay chữ tốt
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tính kiến trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ nội dung bài, 1 số vở sạch chữ đẹp
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài cũ + trả lời câu hỏi.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- Nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ khó, và hướng dẫn nghỉ ngơi những câu dài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
*. Tìm hiểu bài:
Đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi.
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Vì chữ viết rất xấu dù bài văn viết hay.
+ Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
- Vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
- Vì chữ xấu quá không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?
- Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu, luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.
+ Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện?
+ Mở bài: 2 dòng đầu.
+ Thân bài: tiếp đến “ cho đẹp”.
+ Kết bài: Đoạn còn lại.
*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 em nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn.
Luyện đọc diễn cảm theo cặp và theo cách phân vai.
- Thi đọc phân vai.
3. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học - Về nhà tập đọc bài.
Toán
Nhân với số có 3 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. Đồ dùng:
Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV ghi bảng: 258 x 203
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp:
x
2 5 8
2 0 3
Tích riêng thứ 2
gồm toàn số 0
7 7 4
0 0 0
5 1 6
5 2 3 7 4
- NX: Tích riêng thứ hai có đặc điểm gì?
- Gồm toàn số 0.
- Có cần viết vào không?
- Không cần viết tích riêng này.
x
2 5 8
2 0 3
7 7 4
5 1 6
5 2 3 7 4
c. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: 3 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
+ Bài 2: HS làm cá nhân.
HS: Tự tính và xem phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai, giải thích vì sao.
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc đầu bài suy nghĩ và làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- GV chấm bài cho HS.
Giải:
Số thức ăn cần trong 1 ngày là:
104 x 375 = 39 000 (g) = 39 (kg)
Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
39 000 x 10 = 390 (kg)
Đáp số: 390 kg.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
___________________________________
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn kể chuyện của lớp để liên hệ với bài của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi 1 bài viết của mình.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Nhận xét chung bài làm của HS:
- GV chép đề lên bảng.
HS: 1 em đọc lại đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- GV nhận xét chung.
a) Ưu điểm:
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
- Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không?
- Diễn đạt câu, ý?
- Sự việc, cốt chuyện liên kết giữa các phần?
- Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật?
- Chính tả, hình thức trình bày bài?
- Nghe và sửa chữa.
b) Khuyết điểm:
- GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng
- Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến.
- Nghe và sửa chữa.
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
HS: Đọc thầm lại bài của mình, đọc kỹ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi.
- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- GV đến từng nhóm kiểm tra, giúp đỡ HS sửa đúng lỗi trong bài.
HS: Đổi bài kiểm tra bạn sửa lỗi.
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc 1 đoạn, cả bài văn hay.
HS: Trao đổi và tìm ra cái hay của đoạn văn cô vừa đọc.
VD: Hay về chủ đề, bố cục, dùng từ, đặt câu, về ý
4. HS chọn viết lại 1 đoạn trong bài làm của mình:
- GV đọc lại 2 đoạn văn, 1 đoạn văn cũ và 1 đoạn văn vừa viết lại, so sánh giúp các em hiểu các em có thể viết bài hay hơn.
HS: Tự chọn đoạn văn cần viết lại.
5. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài cho hay.
_____________________________________
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính tả của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong 1 văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lên bảng chữa bài tập 1.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- GV treo bảng phụ kẻ 4 cột. Câu hỏi / của ai / hỏi ai / dấu hiệu. Ghi các câu hỏi vào cột câu hỏi.
HS: Đọc yêu cầu của bài, từng em đọc thầm bài “Người tìm đường đến các vì sao” và phát biểu.
+ Bài 2, 3:
HS: 1 em đọc to yêu cầu. HS suy nghĩ trả lời, GV ghi kết quả trả lời vào bảng, sau đó 1 em đọc lại bảng.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
Xi - ôn – cốp – xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi.
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn
Xi - ôn – cốp – xki
- Từ thế nào
- Dấu chấm hỏi.
c. Phần ghi nhớ:
HS: 3 – 4 HS đọc.
d. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV).
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, đọc cả mẫu.
- GV viết lên bảng 1 câu văn.
- 1 cặp HS làm mẫu sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp.
VD: Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
HS1: Về nhà bà cụ làm gì?
HS2: Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
- Một số HS thi hỏi đáp các câu khác.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn.
+ Bài 3:
- GV nhận xét, cho điểm.
HS: Đọc yêu cầu, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
VD: Vì sao mình không tự giải được bài tập này nhỉ?
- Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây?
- Không biết mình quên bút ở đâu?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại ND ghi nhớ.
- Về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi tự đặt.
_____________________________________
Toán+
Luyện tập
A.Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép tính cộng trừ, nhân chia.
- Rèn kỹ năng trình bày loại toán cho đúng
B.Đồ dùng dạy học:
- Thước mét.
C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Bài mới:
Cho HS làm các bài tập sau:
Tìm x?
a. x - 24138 = 62 975
b. x + 9898 = 100 000
c. 39700 - x= 30484
GV chấm bài nhận xét:
Tìm y?
a. y * 5 =106570
b. 517 * y = 151481
c. 450906 : y = 6
d.195906 : y = 634
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố:
2.Dặn dò: Về nhà ôn lại bài
Bài 1: Cả lớp làm vở -đổi vở kiểm tra
a. x - 24138 = 62 975
x = 62975 + 24138
x = 87113
b. x + 9898 = 100 000
x = 100 000 - 9898
x =90102.
c. 39700 - x= 30484
x = 39700 -30484
x = 9216
Bài 2:Cả lớp làm vở -2 em lên bảng chữa .
a. y * 5 =106570
y =106570 : 5
y =21314.
b. 517 * y = 151481
y=151481 :517
y =293
c. 450906 : y = 6
y = 450906 : 6
y = 75151
d. 195906 : y =634
y = 195906 : 634
y = 309
Tiếng Việt+
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Viết được một đoạn kết bài trong bài văn kể chuyện theo hướng kết bài mở rộng.
- Kết bài một cách tự nhiên, sinh động.
- Hiểu được nhận xét chung về kết quả viết bài văn kể chuyện của lớp để liên hệ với bài của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi 1 bài viết của mình.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Hãy tìm đoạn kết trong bài văn Người viết truyện thật thà.
- Nhận xét, cho điểm.
- HS dọc đề
- Trao đổi theo cặp
- Phát biểu, tìm lời giải.
Bài 2:
Hãy viết kết bài cho truyện: Người viết truyện thật thà theo hướng mở rộng.
- Đánh giá, cho điểm.
- Đọc đề bài.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
* Chữa bài kiểm tra viết:
- GV chép đề lên bảng.
- GV nhận xét chung.
1 em đọc lại đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
a) Ưu điểm:
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
- Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không?
- Diễn đạt câu, ý?
- Sự việc, cốt chuyện liên kết giữa các phần?
- Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật?
- Chính tả, hình thức trình bày bài?
b) Khuyết điểm:
- GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng
- Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến.
3. Củng cố – dặn dò.
- Tổng kết giờ học.
- Về xem lại bài.
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018
Tin học
Giáo viên bộ môn dạy
___________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Ôn tập cách nhân với số có 2 chữ số, có 3 chữ số.
- Ôn lại các tính chất nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 số với 1 hiệu,
- Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
- Tính giá trị của biểu thức số và giải toán trong đó có phép nhân với số có 2, 3 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng con - Đồ dùng dạy và học
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 em lên bảng chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
Cả lớp đọc đầu bài, tự đặt tính rồi tính vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV gợi ý để HS nhận xét:
+ 3 số trong mỗi dãy a, b, c là như nhau.
+ Phép tính khác nhau và kết quả khác nhau.
+ Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm 11.
+ Bài 3: Làm cá nhân.
a) 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 + 18)
= 142 x 30
= 4260.
b) 49 x 365 – 39 x 365 = (49 – 39) x 365
= 10 x 365
= 3650.
c) 4 x 18 x 25 = (4 x 25) x 18
= 100 x 18 = 1800.
+ Bài 4: Làm vào vở.
HS: Đọc đề bài, tóm tắt và làm vào vở.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Giải:
Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là:
8 x 32 = 256 (bóng)
Số tiền mua bóng là:
3500 x 256 = 896000 (đồng)
Đáp số: 896 000 đồng.
+ Bài 5:
HS: Đọc đầu bài, tự làm rồi chữa bài.
- GV hỏi lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
=> Vậy khi chiều dài gấp lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần.
- GV chấm bài cho HS.
a) Với a = 12 cm; b = 5 cm thì:
S = a x b = 12 x 5 = 60 (cm2).
Với a = 15 m; b = 10 m thì:
S = a x b = 15 x 10 = 150 (m2).
b) Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhật mới là:
a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x(a x b) = 2 x S.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập.
__________________________________
.Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Hiểu công lao của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Đóng vai (Bài 3 SGK).
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm đóng vai theo tình huống tranh 1 và tranh 2.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Lớp nhận xét về cách ứng xử.
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
HS: Thảo luận nhóm (Bài 4 SGK).
- GV nêu yêu cầu bài tập 4.
- GV gọi 1 số HS trình bày.
- Khen những em đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nhắc nhở các em khác học tập các bạn.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
c. Hoạt động 3: Trình bày những tư liệu sáng tác sưu tầm được (Bài 5, 6).
=> Kết luận chung:
Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà thực hiện theo nội dung bài học.
------------------------------------------------------------
Địa lý
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
- Tôn trọng các thành quả LĐ của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về nhà ở, cảnh làng quê
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 em nêu bài học giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Chủ nhân của đồng bằng:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
- là nơi đông dân nhất.
+ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
- chủ yếu là dân tộc Kinh.
* HĐ2: Thảo luận nhóm.
Các nhóm dựa vào tranh ảnh thảo luận.
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- làng có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
+ Nêu các đ.điểm về nhà ở của người Kinh?
- Nhà được xây bằng gạch rất chắc chắn.
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
- Thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng (là người có công với làng, với nước). Đình là diễn ra các hoạt động chung của dân làng, 1 số làng còn có các đền, chùa, miếu.
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- Nhà được xây kiên cố 2 – 3 tầng theo kiến trúc mới rất đẹp. Đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn (tủ lạnh, ti vi, quạt điện).
c. Trang phục và lễ hội:
* HĐ3: Thảo luận nhóm.
Các nhóm dựa vào tranh ảnh, kênh chữ, kênh hình và vốn hiểu biết để thảo luận.
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của bản thân người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Trang phục truyền thống của nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen. Của nữ là: váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ.
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
- Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho 1 năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên 1 số hoạt động trong lễ hội?
- Tế lễ và các hoạt động vui chơi giải trí như: Đua thuyền, đánh vật, hát trao duyên, đi cà khoeo, thi nấu cơm, đấu cờ người
+ Kể tên 1 số lễ hội nổi tiếng?
- Hội Lim, hội Chùa Hương, hội Gióng
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Về nhà học bài.
___________________________________________
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
___________________________________
Khoa học
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
I/ Mục tiêu: Sau bài học h/s biết
- Tìm ra được nguyên nhân nước ở sông hồ kênh rạch bị ô nhiễm.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra nước bị ô nhiễm ở địa phương.
Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình 54 - 55 trong sgk.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
? Do đâu mà ô nhiễm môi trường nước?
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
? Hình nào cho thấy nước sông, hồ bị nhiễm bẩn?
? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
? Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn?
? Nguyên nhân là gì?
? Hình nào cho biết nước bị nhiêmc bẩn? Nguyên nhân?
? Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn?
? Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân?
Bước 2:
Bước 3:
- GV gọi 1 số nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- GV nêu tác hại của việc sử dụngnước bị ô nhiễm.
- Nhận xét, kết luận.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài, nhận xét giờ.
- VN ôn bài.
- 2 h/s trả lời
- HS quan sát hình 1 đến hình 8 (54,55)
- HS trả lời câu hỏi, làm việc theo cặp.
- HS làm việc theo cặp.
- Làm việc cả lớp
- Hs đọc mục bạn cần biết.
- HS thảo luận
- Hs đọc mục bạn cần biết
_____________________________________
Hoạt động tập thể :
ATGT Biển bỏo hiệu giao thụng đường bộ
I. Mục tiờu:
- Giỳp HS nhận biết được biển bỏo hiệu giao thụng.
- Giỳp HS nhận biết được khi đi đường phải tuõn theo hiệu lệnh của cảnh sỏt giao thụng hoặc theo sự chỉ dẫn của biển bỏo hiệu.
II. Đồ dựng dạy – học
-Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. KTBC: - Ngồi an toàn trờn ụ tụ.
- GV nhận xột
2. GTB: GV nờu cõu hỏi:
- Cỏc em biết những loại biển bỏo hiệu giao thụng nào?
- GV bổ sung và nhấn mạnh
Hoạt động 1: Xem tranh và nờu tờn cỏc biển bỏo hiệu
- Xem tranh
- GV chia nhúm, yờu cầu thảo luận theo cõu hỏi.
- GV giới thiệu cỏc loại biển bỏo hiệu giao thụng đường bộ: Biển bỏo hiệu giao t ụng đường bộ gồm: Biển bỏo cấm, biển bỏo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh và biển phụ.
Hoạt động 2: Tỡm hiểu cỏc biển bỏo hiệu.
A. Biển bỏo cấm
- Quan sỏt hỡnh A, B điền từ hoặc cụm từ thớch hợp:
+ Biển cấm đi xe mỏy hỡnh trũn, nền màu.., viền.
+ Biển dừng lại cú . cạnh, màu
- GV ghi bảng ý kiến của HS.
- GV bổ sung và nhấn mạnh
- KL: Biển bỏo cấm cú đặc điểm:
+ Hỡnh trũn
+ Nền màu trắng cú viền đỏ (riờng biển cấm đi ngược chiều cú nền màu đỏ, ở giữa cú vạch trắng).
+ Cú hỡnh vẽ màu đen ở trong biểu thị nội dung cấm.
B. Biển hiệu lệnh
- GV giới thiệu cỏc loại biển hiệu lệnh.
- KL: Biển hiệu lệnh cú đặc điểm chung là: Hỡnh trũn, nền màu xanh, cú hỡnh vẽ màu trắng nhằm bỏo hiệu điều phải thi hành.
C. Biển bỏo nguy hiểm
- GV giới thiệu cỏc loại biển bỏo nguy hiểm
? Biểm bỏo nguy hiểm cú đặc điểm chung nào?
- KL:
3. Củng cố - dặn dũ
- Túm lược những điều HS cần nhớ
- GV nhận xột giờ học.
- Vài HS nờu lại ghi nhớ.
- HS trả lời theo sự hiểu biết
- HS quan sỏt tranh minh họa cỏc biển bỏo
- Chia nhúm thảo luận
- Trỡnh bày
- HS quan sỏt hỡnh ảnh minh họa sgk
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 13 Lop 4_12484698.doc