Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 năm học 2017

I. MỤC TIÊU:

 - Kiến thức: Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).

 - Kĩ năng: Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2.Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các bài tập.

 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.

II. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

2. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc80 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 năm học 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên bằng nhau là 35. - Có dạng là một tích chia cho một số. - Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135: 3 = 45. - Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). - Là các thừa số của tích (9 x 15). + HS nêu qui tắc. (SGK) - Thực hiện theo yêu cầu của GV Đ/a: a. (8 x 23): 4 (8 x 23): 4 = 184: 4 = 46 = (8: 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b. (15 x 24): 6 (15 x 24): 6 = 360: 6 = 60 = 15 x (24: 6) = 15 x 4 = 60 - HS đọc yêu cầu đề bài. Cách 1: (25 x 36): 9 = 900: 9 = 100 Cách 2: (25 x 36): 9 = 25 x (36: 9) = 25 x 4 = 100 Bài 3: Bài giải 5 tấm vải dài tất cả số mét là: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán só mét vải là: 150 : 5 = 30 (m) Đ/s: 30 mét vải (có thể viết gộp: (30 x 5) : 5 = 30 m)) - HS đọc lại qui tắc tính. ________________________________________ Luyện từ và câu Tiết 28: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ). -Kĩ năng: Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). -Thái độ: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp * HS năng khiếu nêu được một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích khác (BT3, mục III) * KNS: -Lắng nghe tích cực II. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm 4 2. Đồ dùng dạy học: -GV:- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét. - Các tình huống ở bài tập 2 viết vào những tờ giấy nhỏ. - HS: SGK, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Gọi HS đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, làm gì, vì sao,. - Nhận xét, khen/ động viên. 2. Hình thành kiến thức mới:(10p) * Mục tiêu: Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ). * Cách tiến hành: Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại... - Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyệnChú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn. Bài 2: Yêu cầu HS trao đổi cặp. + Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì + Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì? + Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì? - Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó. Bài 3 - Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, bổ sung. + Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì? * Ghi nhớ: 3. Thực hành:(15p) * Mục tiêu Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể * Cách tiến hành: Cá nhân, cặp đôi, nhóm lớn. Bài 1: Các câu hỏi sau đây dùng làm gì? - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu hỏi trả lời chính xác. - Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói,viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói,câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc,người nghe hơn. Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống sau. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm 4. - Gọi HS đại diện mỗi nhóm phát biểu, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận đáp án đúng. Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận đáp án đúng. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 bày tỏ mong muốn. *KL: 4. Hoạt động tiếp nối:(5p - GV củng cố bài học. - Ta dùng câu hỏi vào những mục đích nào? - Nhận xét tiết hoc. - HS hát. - HS lên bảng đặt câu. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi. - Sao chú mày nhát thế? Nung ấy à? Chứ sao? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời. + Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất. + Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát. + Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa - 1 HS đọc thành tiếng. - HS trao đổi nhóm đôi. - Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn. + Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó. + HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm. - Thực hiện trao đổi nhóm. Đ/a: - Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc. Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống. Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ. - Thực hiện theo nhóm 4. Đ/a: a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không? b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế? c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ? d) Chơi diều cũng thích chứ? - Thực hiện cặp đôi. Đ/a: a) Tỏ thái độ khen, chê: - Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó: “Sao mày hư thế?” - Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”. b) Khẳng định, phủ định: - Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp. Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng hay chứ?” - Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “Tiếng Anh thì hay gì?” c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn. - Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em dang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?” _________________________________________________ Tập làm văn Tiết 28: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ). -Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III). -Thái độ: Yêu thích văn học. II. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. 2. Đồ dùng dạy học: -GV:- Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144, SGK. - HS:- Sgk, truyện đọc lớp 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - Gọi 2 HS lên viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được. (bài 2) - Thế nào là miêu tả? - Nhận xét, khen/ động viên. 2. Nhận diện đặc điểm loại văn:(10p) * Mục tiêu: Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài * Cách tiến hành: Bài 1: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc bài văn và chú giải. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xay sát như hiện nay nên người ta dùng cối xay tre để xay lúa. Hiện nay, một số gia đình nông thôn ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre giống như thế này + Bài văn tả cái gì? + Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? + Phần mở bài dùng giới thiệu đồ vật được miêu tả. Phần kết bài thường nói đến tình cảm, sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật ấy. + Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? + Mở bài trực tiếp là như thế nào? + Thế nào là kết bài mở rộng? + Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào? **Trong khi miêu tả cái cối, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh, nhân hóa sinh động: Chật như nêm cối, cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, cái tai tỉnh táo để nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động. Bài 2: + Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì? + Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man, dài dòng. c) Ghi nhớ. 3. HĐ Thực hành:(15p) * Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường * Cách tiến hành: Bài 1: Đọc các mở bài sau: - Gọi 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài. - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4 và trả lời câu hỏi. + Câu văn nào tả bao quát cái trống? + Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? + Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. - Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên. - Nhắc HS: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài. - Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và khen những em viết tốt. 4. Hoạt động tiếp nối:(5p) - GV củng cố bài học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 2 HS lên bảng viết. - Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để.... - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc bài văn và chú giải. - Quan sát và lắng nghe. + Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. + Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng,ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”. Mở bài giới thiệu cái cối. + Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi.. từng bước chân anh đi.. ” Nói lên tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà. + Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. + Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân. + Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật. + Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, hai cái tai, hàm răng cối, cần cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui của xóm. + Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy. - Lắng nghe. 2 -3 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS thảo luận và báo cáo kết quả. +Câu: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. + Bộ phận: ngang lưng trống, hai đầu trống. * Hình dáng: tròn như cái chum; mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu; ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. * Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!” – giục trẻ rảo bước tới trường/ trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để từng học sinh tập thể dục. / trống “xả hơi” một hồi dài là lúc học sinh nghỉ. - HS tự làm vào vở. + Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường. + Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của những ngày đầu bạn đi học là gì? Là cái cổng cao ngợp, là cái bàn học đứng gần tới cổ hay tường vôi trắng mới quét ngày khai trường.? Còn tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó. + Kết bài mở rộng: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi. + Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ “tìng, tùng, tùngtùng” gọi chúng tôi đến trường nhé. - 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình - HS đọc bài học. ______________________________________________ SINH HOẠT LỚP: NHẬN XÉT TUẦN 14 1. Nhận xét chung: * Ưu điểm : - Đi học đều, đúng giờ. - Học tập một số em đã có tiến bộ. - Tập thể dục giữa giờ và giờ truy bài đã có nề nếp. * Tồn tại : - Giờ truy bài vẫn còn một số em nề nếp ổn định chậm. 2. Kế hoạch tuần 15 : - Tích cực học tập, ôn tập - Thi đua giành nhiều điểm tốt - Duy trì tốt nề nếp của lớp __________________________________________________________________________ TUẦN 15 Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017 CHÀO CỜ Sinh hoạt theo miền _____________________________ Toán Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: -Kiến thức; Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Kĩ năng: Hs thực hiện thành thạo phép chia. -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài. *BT cần làm: Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a) II. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp hỏi đáp, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút. - Hình thức dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp, 2. Đồ dùng dạy học: -GV: Phiếu học nhóm. - HS: SGK, bảng con,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Trò chơi: Tìm lá cho hoa - Nhụy hoa là: 5 và 2 - Lá là: 50 : (2 x 5) 28 : ( 7 x 2) 25 : 5 28 : 7 : 2 10 : 5 50 : 2 : 5 - GV chữa bài, nhận xét, khen/ động viên. 2. Hình thành kiến thức mới: (13p) * Mục tiêu: Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. * Cách tiến hành: * Số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. VD1: GV ghi phép chia 320: 40 - Yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV nhận xét, HD làm theo cách sau cho thuận tiện: 320 : 4 = 320: (10 x 4). - Vậy 320 chia 40 được mấy? - Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32: 4? - Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 * KL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32: 4. - Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320: 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng **Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia. VD2: GV ghi lên bảng phép chia 32000: 400 - GV hướng dẫn tương tự ví dụ 1. GV nêu kết luận: Vậy để thực hiện 32000: 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320: 4. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000: 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. - Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào? - GV cho HS nhắc lại kết luận. 3. HĐ thực hành:(17p) Bài 1: Tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 2a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. - Củng cố cách thực hiện phép chia, cách tìm thừa số chưa biết. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 3a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV thu, chữa nhận xét một số bài. - Nhận xét, chữa bài. 4. Hoạt động tiếp nối: (3p) -GV củng cố bài học. - GV gọi HS nhắc lại quy tắc chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Nhận xét tiết học. - 2 đội lên bảng cùng chơi. - HS dưới lớp cổ vũ. - HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 320: (8 x 5); 320: (10 x 4) ; 320: (2 x 20) - HS thực hiện tính. 320: (10 x 4) = 320: 10: 4 = 32: 4 = 8 - bằng 8. - Hai phép chia cùng có kết quả là 8. - Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32: 4. - HS nêu kết luận. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 320 40 0 8 - HS đọc ví dụ - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 32000 400 00 8 0 - Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. - HS đọc. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. Đ/a: a. 420 60 4500 500 0 7 0 9 b. 85000 500 92000 400 35 170 12 230 00 00 - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: a. X x 40 = 25600 X = 25600: 40 X = 640 b. X x 90 = 37800 X = 37800 : 90 X = 420 - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: Giải: a. Nếu mỗi toa chở được 20 tấn thì cần số toa xe là: 180: 20 = 9 (toa) Đáp số: 9 toa. b. Nếu mỗi toa chở được 30 tấn thì cần số toa xe là: 180: 30 = 6 (toa) Đáp số: 6 toa. __________________________________________________________________ Tập đọc Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (Tạ Duy Anh) I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. -Kĩ năng: Hs hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài. II. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. 2. Đồ dùng: - GV:- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK (phóng to nếu có điều kiện). - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. - HS: SGK, Vở ghi,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - HS chơi trò chơi “Chiếc hộp bí mật” - Hs vừa hát vừa truyền tay nhau chiếc hộp bí mật với các câu hỏi sau: + Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất? + Nêu ý nghĩa bài học - Nhận xét, khen/ động viên. 2.Hoạt động luyện đọc:(8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. * Cách tiến hành: hoạt động cả lớp GV hoặc HS chia đoạn: 2 đoạn. + Đoạn 1: Tuổi thơ của đến vì sao sớm. + Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - GV gọi HS nêu từ khó HD luyện đọc từ khó. Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - GV giải nghĩa một số từ khó. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp – thi đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Ÿ Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. * Lưu ý giúp đỡ hs M1 đọc lưu loát. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hs hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ trước lớp - YC HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. - YC HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời các câu hỏi: + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào? + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? * Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Hãy nêu nội dung của bài. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. * KL: 4. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm một đoạn với giọng phù hợp. * Cách tiến hành: HĐ cá nhân - Cả lớp -Gọi 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2( hoặc tùy hs chọn). + Đọc mẫu đoạn văn. + Nêu giọng đọc. +Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm + Gọi vài em nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay. - Nhận xét, khen/động viên. * Lưu ý hs M3+M4 đọc diễn cảm toàn bài. 5. Hoạt động tiếp nối: (3p * Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp... - Bài văn nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học - HS hát kết hợp với chơi trò chơi. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1. - HS luyện đọc từ, câu khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp – thi đọc. - Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: + Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. + Tả vẻ đẹp của cánh diều. - HS đọc đoạn còn lại. + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. + Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!” + Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đemlại niềm vui và những ước mơ đẹp. + HS chọn một trong 3 ý. Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. - 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài. + Theo dõi, nêu cách đọc hay. + HS nêu + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. + Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường. +HS nêu _______________________________________________________ Đạo đức Tiết 15: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (t2) I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. -Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. -Thái độ:- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. *KNS: -Lắng nghe lời dạy của thầy cô -Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô II. NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Phương pháp - cách thức tổ chức: PP Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành đóng vai. 2. Đồ dùng: - GV: Thẻ chữ A, B, C, D. Thẻ mặt cười, mặt mếu. - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3 - HS: - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 3, tiết - SGK Đạo đức 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - TBHT điều khiển các bạn hát kết hợp với vận động + Bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo ? TBHT củng cố phần khởi động. - GV nhận xét, khen/ động viên dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động thực hành:(29p) * Mục tiêu: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. * Cách tiến hành: HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: (Bài tập 4, 5- SGK/23): -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. - TBHT mời một số bạn chia sẻ và giới thiệu. - GV nhận xét. HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. - GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. - GV theo dõi và hướng dẫn HS. - GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. * KL: + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 3. Hoạt động tiếp nối: (5p) - Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. - Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Chuẩn bị bài tiết sau. - Hs hát bài hát: Ngày đầu tiên đi học -HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. - HS trình bày, giới thiệu. - Lớp nhận xét, bình luận. - HS làm việc theo nhóm 4. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV (gửi tặng những tấm bưu thiếp tới thầy cô giáo cũ). - Cả lớp thực hiện. ______________________________________________________________________ Thứ ba, ngày 12 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). -Kĩ năng: HS làm Bài tập 1. Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các bài tậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 14 Lop 4_12504037.doc
Tài liệu liên quan