I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc, đọc thuộc cho h/s qua các bài tập đọc đã học.
- củng cố nội dung các bài tập đọc
- Giáo dục h/s yêu thích Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học: - SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
25 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thí nghiệm.
- Đọc mục thực hành trong SGK.
- Làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 và nhận xét kết quả.
- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét và rút ra kết luận:
Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác không khí cần được lưu thông.
=> Bài học (Ghi bảng).
HS: Đọc lại bài học.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài để giờ sau học.
_________________________________
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2019
Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
HS: Nêu các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
VD:
3 : 3 = 1
6 : 3 = 2
9 : 3 = 3
12 : 3 = 4
15 : 3 = 5
18 : 3 = 6
4 : 3 = 1 (dư 1)
8 : 3 = 2 (dư 2)
14 : 3 = 4 (dư 2)
19 : 3 = 6 (dư 1)
25 : 3 = 8 (dư 1)
? Với các số như thế nào thì chia hết cho 3
- Các số có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
? Các số như thế nào thì không chia hết cho 3
- Tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
=> Ghi nhớ (Ghi bảng).
HS: Đọc ghi nhớ.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- GV và cả lớp chữa bài.
VD: Số 231 có tổng các chữ số là:
2 + 3 + 1 = 6 mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3.
- Số 109 có tổng các chữ số:
1 + 0 + 9 = 10, mà 10 không chia hết cho 3 nên số 109 không chia hết cho 3.
- 2 em lên bảng làm và giảI thích tại sao em chọn số đó.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV chữa, chấm bài cho HS.
+ Bài 3 + 4:
HS: Tự làm, kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV gọi vài HS nêu kết quả.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nêu lại ghi nhớ.
___________________________________________
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
___________________________________
Thể dục
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
_______________________________________
Luyện từ và cõu
ÔN TẬP (tiêt 3)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của h/s về nhân vật trong các bài đọc qua bài tập đặt câu, nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ tục ngữ đã học
II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:- Không
2/ Bài mới: (tiết 3)
Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Kiểm ta tập đọc và học thuộc lòng.
GV gọi học sinh bốc thăm và đọc
GV nhận xét
* Hoạt động 2: Làm bài tập
Viết một mở bài theo kiểu gián tiếp.
? Mở bài trực tiếp là gì?
? Mở bài gián tiếp là gì?
? Thế nào là kết bài mở rộng?
VD: Mở bài theo kiểu gián tiếp
VD kết bài mở rộng.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- VN ôn bài.
- HS bbốc thăm bài và đọc
- Kết hợp trả lời câu hỏi.
- Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp cậu bé Nguyễn Hiền
Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam làm em càng thấm thiá về những lời khuyên của người xưa: có công mài sắt có ngày nên kim.
_______________________________________
Kể chuyện
ÔN TẬP (tiết 4)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của h/s về nhân vật trong các bài đọc qua bài tập đặt câu, nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ tục ngữ đã học
II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:- Không
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- GV tổ chức kiểm tra 5 h/s
- GV hỏi về nội dung bài đó
Nhận xét cho điểm
* Hoạt động 2: Viết chính tả.
Bài: Đôi que đan
GV đọc bài
- Chú ý từ ngữ dễ viết sai
? Bài thơ Đôi que đan nói về ai?
? Bạn trong bài đan những gì?
- GV đọc
- GV đọc lại
- Thu bài, chấm điểm
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- VN ôn bài.
- HS lên nhúm phiếu và đọc bài
- HS theo dõi
- HS trả lời
HS đọc thầm bài thơ chú ý những từ dễ viết sai
- HS viết bài
- HS soát bài.
________________________________________
Lịch sử
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ(Cuôi học kì 1)
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra kiến thức lịch sử học sinh đã học trong kỳ I.
Giúp học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử của nước ta.
II/ Đồ dùng: Giấy thi + đề kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2, Bài mới: Giới thiệu bài
T: Chép đề lên bảng
Câu hỏi:
1/ Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
2/ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đôid với nước ta thời bấy giờ?
3/ ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
3. Củng cố dặn dò
- T: Thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ học của học sinh.
H: Làm bài kiểm tra vào giấy.
- HS làm bài vào giấy kiểm tra
* Đáp án:
________________________________________________
Thể dục
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠYTRÒ CHƠI: “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
A/ Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”. Y/cầu biết cách chơi, tham gia chơi t/đối chủ động.
B/ Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân trường hoặc trong lớp học.
- Giáo viên: Còi, lá cờ đuôi nheo- Học sinh: Trang phục gọn gàng.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL (Phút)
Hoạt động học
I. Phần mở đầu.
- Nhận lớp:Ổn định lớp,tập hợp b/cáo sĩ số.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Xoay các khớp tay, chân...
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên sân.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”
II. Phần cơ bản.
a.Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy.
- GV hướng dẫn, tổ chức HS luyện tập.
*Từng tổ thi đua biểu diễn.
Nhận xét - Tuyên dương
- Ôn tập hợp hàng ngang, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy.
- Thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác
- Giáo viên nêu tên, giải thích kỹ thuật, cho HS làm mẫu. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển.GV quan sát, sửa sai.
b.Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và q/định chơi
- Nhận xét – Tuyên dương
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
6-10
1-2
1 - 2
18 - 22
13 - 15
4 - 5
4 - 5
1 - 2
- Đội hình tập hợp nhận lớp:
- Đội hình ôn tập:
- Đội hình chơi:
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
IV/ Củng cố, dặn dò: (4 phút)
Biểu dương học sinh tốt, rút kinh nghiệm.
______________________________________________________
Thứ tư ngày 2 tháng 1năm 2019
Tập đọc
ÔN TẬP (tiết 5)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng; bảng phụ viết sắn phần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: - Không
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- GV đưa các phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng, gọi học sinh còn lại lên nhúp phiếu dọc bài & TLCH
* Hoạt động 2: Bài tập
Bài 2:
- GV cho h/s xác định yêu cầu của đề
- GV đươa bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
- GV cho học sinh viết phần mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng.
- GV khen ngợi nhứng h/s viết bài hay.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- VN ôn bài.
-HS: số còn lại lên nhúp phiếu đọc bài. Kết hợp TLCH thuộc nội dung bài
- HS: đọc yêu cầu của bài
Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.
HS 2 em đọc
HS chọn 1 đồ dùng học tập để quan sát và ghi kết quả quan sát vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
HS: phát biểu ý kiến
Một số em trình bày dàn ý của mình.
- HS viết bài
- Một số em đọc bài của mình
__________________________________________________
_Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh.
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2,3,5,9 và giải toán
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: C2 về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
Bài 1: Trong các số: 3451; 4563; 2050;
2229; 3576; 66816.
a. Số chia hết cho 2 là:
b. Số chia hết cho 3 là:
c. Số chia hết cho 5 là:
d. Số chia hết cho 9 là:
Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai?
* Hoạt động 2: Viết các số chia hết cho 2,3,5,9.
Bài 3: Tìm c.số thích hợp để viết vào
Bài 4: Với 4 chữ số: 0,6,1,2
- Viết số có 3 c. số khác nhau : hết cho 2.
- Viết số có 3 c. số khác nhau : hết cho 3.
- Viết số có 3 c. số khác nhau : hết cho 5.
- Viết số có 3 c. số khác nhau : hết cho 9.
3/ Củng cố, dặn dò:
- T2 ND bài, Nx giờ học
- VN ôn và xem lại bài.
H: Nêu, lớp nhận xét
H: Làm bảng con.
- 2050; 3576; 66816
- 4563; 2229; 3576; 66816
- 2050
- 4563; 66816.
H: Làm miệng.
a. số 13456 k chia hết cho 3
b. số 70009 chia hết cho 9
c. số 78435 k chia hết cho 9
d. Số c.chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho2 vừa chia hết cho 5
H: Làm vở.
a. 94 chia hết cho 9
b. 2 chia hết cho 3
c. 76 chia hết cho3 và : hết cho 2.
H: Làm vở.
- 102; 120; 160; 106.
- 210; 201; 120; 102
- 610; 160; 210..
- 612; 621; 126; 162; 261; 216.
__________________________________________________
Mĩ thuật
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
_________________________________________
Tập làm văn
ÔN TẬP (tiết 6)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
- Ôn luyện về DT, ĐT, TT. Biết đặt câu hỏi cho bộ phận của câu.
- Giáo dục h/s yêu thích TV.
II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Không
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL
-Hướng dẫn HS lên gắp thăm bài tập đọc.
- GV nhận xét, cho điểm
*Hoạt động 2: Củng cố về DT, ĐT ,TT
Bài 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu nội dung bài
- GV chốt ý đúng:
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- VN ôn bài.
- HS gắp thăm.
- HS đọc bài
- HS đọc đề, phân tích đề
- HS làm vở
Đặt câu làm miệng
- DT: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, Hmông, hổ, quấn áo, sân, ..
- ĐT: dừng lại, chơi đùa
- TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
_______________________________________________
Luyện từ và câu
ÔN TẬP (tiết 7)
I. Mục tiêu: Kiểm tra ( Đọc hiểu - LTVC)
- Kiểm tra HS đọc các bài trong SGK, hoặc các văn bản chọn ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4.
- Văn bản có độ dài khoảng 200 chữ.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới.
- Nhắc nhở HS khi đọc phải rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, ...
- Nghe.
- Gọi từng HS lên đọc bài.
- Đọc bài
- Phát đề cho từng HS
- Đọc thầm để làm bài tập.
- Thu phần bài tập của HS và chấm
4. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét giờ kiểm tra.
__________________________________________________
Toán+
LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng:
- Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có 4,5 chữ số
- Giải toán có lời văn.
- Rèn kỹ năng tính nhanh chính xác
B.Đồ dùng dạy học:
- Thước mét
C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
3.Bài mới:
Cho hs làm các bài tập sau và chữa bài
- Đặt tính rồi tính?
6195+ 2785 =? 2057 *13=?
47836 +5409 =? 3167 *204=?
5342 -4185 =? 13498 :32=?
29041 -5987 =? 285120 :216=?
GV chấm bài nhận xét:
- Giải toán theo tóm tắt sau:
Ngày 1bán: 2632 kg
Ngày 2 bán ít hơn ngày 1: 264 kg
Cả hai ngày bán ...tấn đường?
Nêu các bước giải bài toán?
GV chấm bài nhận xét:
Tìm x?
x+ 126 =480 ; x-209 =435
x* 40 =1400 ; x :13 = 205
Bài 1:Cả lớp làm vào vở- 4 em lên bảng
Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 1 em chữa bài
Ngày thứ hai bán được số đường :
2632 -264 = 2368 (kg)
Cả hai ngày bán được số tấn đường :
2632 +2368 =5000 (kg)
Đổi 5000 kg = 5 tấn
Đáp số: 5 tấn đường
Bài 2: Cả lớp làm vở -2 em lên bảng chữa
a. x+ 126 = 480
x = 480 - 126
x = 354
b. x-209 = 435
x= 435 + 209
x= 644
(còn lại làm tương tự)
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia chưa biết?
____________________________________________
Tiếng việt+
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc, đọc thuộc cho h/s qua các bài tập đọc đã học.
- củng cố nội dung các bài tập đọc
- Giáo dục h/s yêu thích Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học: - SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Không
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Rèn kĩ năng đọc
- Kể tên các bài tập đọc đã học trong tuần 17?
- Hướng dẫn h/s luyện đọc theo nhóm.
? Nêu nội dung của bài?
*Hoạt động 2: Rèn kĩ năng đọc thuộc
? Hai chủ đề : Có chí thì nên và tiếng sáo diều có bài thuộc lòng nào?
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- Rất nhiều mặt trăng (2 phần)
1 h/s đọc cả 2 phần
- HS luyện đọc theo nhóm
- Các nhóm thi đọc
- Bình bầu nhóm đọc hay
- Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác với người lớn.
- Có chí thì nên.
- Tuổi ngựa
- HS HTL theo nhóm 4
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc thuộc
__________________________________________________
Thứ năm ngày 2 tháng 1 năm 2019
Tin học
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
__________________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
II. Các hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ
Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lời giải đúng:
a. Các số chia hết cho 2 là:
4568; 2050; 35766.
b. Các số chia hết cho 3 là:
2229; 35766.
c. Các số chia hết cho 5 là:
4735; 2050.
d. Các số chia hết cho 9 là:
35766
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào vở.
+ Bài 3: GV cho HS tự làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- Kết quả là:
a. 528; 558; 588
b. 603; 693
c. 240
d. 354
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
+ Bài 5: GV hướng dẫn.
HS: Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả.
- Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
- Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
® Số vừa chia hết cho 3 vừa chi hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; 60
Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KỲ I
I.Mục tiêu:
- Ôn lại cho HS những kiến thức đạo đức đã học ở học kỳ I.
- Luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
a. Hoạt động 1:
- GV nên câu hỏi:
HS: Trả lời cá nhân, mỗi em 1 bài:
Hãy kể tên các bài đạo đức đã học trong học kỳ I?
Bài 1: Trung thực trong học tập.
Bài 2: Vượt khó trong học tập.
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của.
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Bài 8: Yêu lao động.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia 4 nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu. Ghi vào phiếu.
* Nhóm 1:
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
2. Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Đại diện nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
* Nhóm 2:
1. Khi nào em nên bày tỏ ý kiến của mình?
2. Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
* Nhóm 3:
1. Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
* Nhóm 4:
1. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
2. Trong cuộc sống con người có cần lao động không?
- Đại diện nhóm 4 trình bày.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
___________________________________
Địa lí
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (kì I)
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức Địa lý học sinh đã học trong kỳ I.
- Rèn kỹ năng làm bài cho h/s.
II- Đồ dùng: Giấy kiểm tra + đề thi.
III- Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
T: Chép đề lên bảng
Câu hỏi:
1/ Kể tên các dãy núi chính ở Bắc bộ và nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn.
2/ Điền từ thích hợp vào chỗ chấm
a, Tây Nguyên dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cây
b/ Nổi tiếng cả trong và ngoài nước là cà phê
c, Vật nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên là
3/ Em hãy nêu đặc điểm chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?
3. Củng cố dặn dò:
T: Thu bài kiểm tra.
Nhận xét giờ làm bài của h/s
H: Làm giấy kiểm tra.
* Đáp án:
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
____________________________________
Khoa học
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
- HS biết nêu dẫn chứng để CM người động và thực vât đều cần ko khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ôxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 72, 73 SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
- GV nêu nhiệm vụ:
HS: Làm theo như hướng dẫn mục thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét: HS thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra.
- GV yêu cầu HS nín thở mô tả cảm giác của mình khi nín thở?
- Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật.
- GV yêu cầu:
HS: Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi.
? Vì sao sâu bọ và cây trong hình bị chết
- Vì không có không khí.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ôxi.
- GV yêu cầu:
HS: Quan sát hình 5, hình 6 SGK theo cặp. Hai HS quay lại chỉ và nói:
- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu ở dưới nước? (Bình ôxi người thợ lặn đeo ở lưng).
- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? (Máy bơm không khí vào nước).
- GV gọi 1 vài HS trình bày kết quả quan sát H5, H6 trang 73.
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
? Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật
? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở
- Ôxi.
? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ôxi
- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu
=> Kết luận: Người, thực vật, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
________________________________________
Hoạt động ngoài giờ
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
_ I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn.
-HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu
2.Kĩ năng:
Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn
3. Thái độ:
Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .
II. Chuẩn bị:
GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu ; hình ảnh tàu, thuyền.
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT
Cho HS kể tên các biển báo hiệu GTĐT
GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
GV? Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi choi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ?
Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô?
GV ? Người ta gọi những nơi ấy là gì?
Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết.
Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ?
Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì?
GV: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế, không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn,nói to làm ảnh hưởng đến người khác.
Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe.
GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC.
GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô
GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
Hoạt động 4: Ngồi trên tàu xe.
GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý:
-Có ngồi trên ghế không?
-Có được đi lại không?
-Có được quan sát cảnh vật không?
-Mọi người ngồi hay đứng?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV dặn dò, nhận xét
HS trả lời
HS trả lời theo thực tế của mình.
Bến tàu, bến xe, sân ga
HS liên hệ và kể.
Phòng chờ
Phòng bán vé.
HS kể.
HS nêu: lên xuống xe ở phía tay phải
Chỉ lên xuống tàu, xe đã dừng hẳn.
Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy.
HS kể
____________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2019
Tin học
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
____________________________________
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (cuối kì I )
I/ Mục tiêu: Kiểm tra học sinh về:
Kỹ năng thực hiện các phép tính với STN& kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
Đọc, viết các số đến hàng triệu, nhận biết 2 đường thẳng vông góc và 2 đường thẳng//.
Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5.
Tính diện tích hình vuông, chữ nhật.
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Đồ dùng : Giấy thi + đề thi.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Ko
2. Bài mới: Giới thiệu bài
T: Chép đề lên bảng
Bài 1: Viết các số sau:
H: Làm vào giấy thi
a. Ba mươi năm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn.
b. Một trăm sau mươi hai triệu ba trăm bảy sáu nghìn bốn trăm tám chín.
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a. 518946 + 72529 c. 237 x 23
b. 435260 – 82753 d. 2520:12.
Bài 3. Tính giá trị biểu thức:
468:3 +61 x4.
Bài 4: Trong các số: 45; 39; 127; 270.
a. Số nào chia hết cho 5?
b. Số nào chia hết cho 2.
c. Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
d. Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2?
Bài 5. Trong 2 ngày 1 cửa hàng vật liệu xây dựng đã bán được 3450 kg xi măng. Biết số xi măng ngày T1 bán được ít hơn số xi măng bán được T2 là 150kg, Hỏi mỗi ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu kilô gam – xi măng?
Bài 6. Hình vẽ dưới đây cho biết ABCD là hình vuông, hình ABNM và MNCD là các hình chữ nhật và có chiều rộng là 6 cm. A B
a. Cạnh BC vuông góc với những cạnh nào.
b. Canh MN song song với những cạnh nào? N M
c. Tính S hình vuông ABCD & diện tích hcn ABNM?
Bài 7. Khoanh vào chữ đặt dưới câu trả lời đúng.
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: C D
a) 3m2 5dm2 = dm2.
A. 35 B.350 C. 305 D. 3050.
B. 4 tấn 73 kg =..kg.
A, 473 B. 4073 C. 200 D. 80.
3. Củng cố – dặn dò.
T: Thu bài làm của học sinh.
Nhận xét giờ của học sinh.
* Đáp án chấm:
Bài 1. 1 đ Bài 2. 4 điểm
Bài 3: 1 đ Bài 4: 1 điểm.
Bài 5: 1 điểm Bài 6: 1 đ
Bài 7: 1 đ( a:0,5, bc: 0,5).
Tập làm văn
KIỂM TRA VIẾT (Chính tả - Tập làm văn)
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra viết chính tả 1 đoạn văn xuôi khoảng 80 chữ.
Viết một bài văn miêu tả đồ vật.
II/ Đồ dùng: Giấy kiểm tra + đề.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Chính tả ( nghe viết)
T: Đọc cho học sinh viết
Văn hay chữ tốt.
Thủa nhỏ, cao bá quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Sáng sáng, ân cần que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong 10 trang vở mới chịu đi ngủ , ông còn mượn những cuốn sách viết đẹp để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
B. Tập làm văn:
T: Chép đề lên bảng.
Đề: Tả chiếc áo em thường mặc đến lớp.
3. Củng cố dặn dò:
T: Thu bài kiểm tra.
Nxét giờ làm bài của học sinh.
H: Viết vào giấy thi.
H: Làm giấy thi.
Đáp án:
_______________________________________
Kỹ thuật
CẮT KHÂU THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( tiếp)
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 18 Lop 4_12508099.docx