I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm đuợc một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là những trận quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng và kị binh vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy .
+ Ý nghĩa: Dập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Lê lợi rút về nước. Lê Lơi lên ngôi Hoàng đế(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
+ Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần )
- Tích cực chia sẻ, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học.
- Yêu quý người tài. Tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
33 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 20 năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói, mùi hôi thối của rác, ảnh hưởng đến người, động vật, thực vật
-HS nghe.
- Đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Không mắc một số bệnh nguy hiểm do không khí bị ô nhiễm.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời
- HS phát biểu.
+ Do khí thải của nhà máy.
+ Khói, khí độc của các phương tiện giao thông : ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.
+ Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.
+ Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa. Khói nhóm bếp than của một số gia đình. Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.
+ Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp về những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
- HS nối tiếp nhau trình bày .
+ Gây bệnh viêm phế quản mãn tính.
+ Gây bệnh ung thư phổi.
+ Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.
+ Gây khó thở.
+ Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được,
- HS trả lời
*******************************************************************
Soạn: Ngày 15 tháng 1 năm 2019
Dạy: Thứ 3 ngày 22 tháng 1 năm 2019
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? (BT3). HSK viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2,3 câu kể đã học (BT3)
- Có ý thức học tập, sử dụng đúng mẫu câu khi viết bài, đặt câu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tờ phiếu viết rời từng câu văn trong BT1 để HS làm BT1, 2.
- Bút dạ và 2-3 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 3.
- Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp ( gợi ý viết đoạn văn – BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm lại bài 1 tiết trước
- Nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Luyện tập
Bài 1: (cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS đọc thầm, tìm câu kể Ai làm gì? .
- Gọi HS trả lời. GV nhận xét, chốt lại lời giải, củng cố: câu kể ai làm gì? thường chỉ hoạt động của sự vật được nhắc đến trong câu
Bài 2: (nhóm đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu rồi đánh dấu // phân cách hai bộ phận, sau đó gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ. Sau đó chia sẻ kết quả làm việc
- Củng cố:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? (chỉ người, con vật, đồ vật được nhân hóa)
+ Chủ ngữ thường do DT, cụm DT tạo thành
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm gì? (chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật)
+ Vị ngữ thường do ĐT, cụm ĐT tạo thành
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV treo tranh cảnh HS đang trực nhật lớp. GV gợi ý HS:
+ Đề bài yêu cầu các em viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em. Em cần viết ngay vào thân bài, kể công việc cụ thể của từng người. Không cần viết hoàn chỉnh cả bài.
+ Đoạn văn phải có 1 số câu kể Ai làm gì?
- Yêu cầu HS viết bài.
- Gọi HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV mời những HS làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. GV nhận xét, chấm bài; khen những HS có đoạn văn viết đúng yêu cầu, viết chân thực, sinh động.
3 . Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở.
- Nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
- HS làm bài
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ? .
- HS phát biểu : các câu : 3, 4, 5, 7
- HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc thầm câu 3, 4, 5, 7, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được – các em đánh dấu ( // ) phân cách hai bộ phận, gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN.
- 4 HS lên thực hiện
+ Câu 3: Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.
+ Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu.
+ Câu 5: Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
+ Câu 7: Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS xem tranh và lắng nghe yêu cầu của bài.
- HS viết đoạn văn. Một số HS làm trên phiếu.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì ?
- Lắng nghe, ghi nhớ
********************************************
Lịch sử (4D)
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm đuợc một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là những trận quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng và kị binh vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy .
+ Ý nghĩa: Dập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Lê lợi rút về nước. Lê Lơi lên ngôi Hoàng đế(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
+ Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần)
- Tích cực chia sẻ, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học.
- Yêu quý người tài. Tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài học, ảnh Lê Lợi
- Lược đồ trận Chi Lăng phóng to, Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Những mẩu chuyện về Lê Lợi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
? Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly và tự xưng làm vua có hợp lòng dân không? Vì sao?
? Đến năm 1406, sự kiện gì xảy ra với nước ta?
- Nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Bài mới
*Hoạt động 1: Ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng (nhóm 2)
- HS quan sát hình minh hoạ trang 46 sgk và hỏi:
? Hình chụp đền thờ ai? Người đó có công lao gì đối với dân tộc ta?
? Em biết gì về nghĩa quân Lam Sơn? Về Lê Lợi?
- GV giới thiệu thêm về Lê Lợi
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
-Yêu cầu HS thảo luận, trình bày
? Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta?
? Thung lũng có hình dạng thế nào?
? Hai bên thung lũng là gì?
? Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
? Theo em với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho ta và có hại gì cho địch?
-GV nhận xét, KL
*Hoạt động 2: Trận Chi Lăng (nhóm 6 – lớp)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 theo nội dung sau (diễn biến)
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào?
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Kị binh, bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
- GV cho HS trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận (tìm hiểu nguyên nhân – ý nghĩa)
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?
+ Theo em vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng (gợi ý: quân tướng ta đã thể hiện điều gì trong trận đánh này? Địa thế Chi Lăng như thế nào?)
+ Theo em, chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta.
- GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố toàn bài
- GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
=> Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc
- GV nhận xét tiết học; HS chuẩn bị bài sau
-Việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là hợp lòng dân vì các vua cuối đời Trần lao vào ăn chơi hưởng thụ, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dân đói khổ làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi, và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ
- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta, nhà Hồ không chống nổi quân Minh, nước ta bị nhà Minh đô hộ
- Lắng nghe, ghi vở
-HS xem tranh, dựa vào nội dung sgk và hiểu biết để TLCH:
- HS xem bản đồ
- HS thảo luận theo các câu hỏi của GV
- HS trình bày, chia sẻ
+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh Lạng Sơn nước ta.
+ Thung lũng này hẹp và có hình bầu dục.
+ Phía tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở, phía đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
+ Lòng thung lũng lại có sông, có 5 ngọn núi nhỏ là núi Quỷ Môn Quan, núi Ma Sẳn, núi Phượng Hoàng, núi Mã Yên, núi Cai Kinh.
+ Địa thế Chi Lăng thuận cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc đã lọt vào Chi Lăng thì khó mà có đường ra.
- Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Lê Lợi từ Thanh Hóa kéo quân ra bao vây Đông Quan
+ Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng và kị binh của giặc vào ải
+ Kị binh của giặc ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ đang ở phía sau lũ lượt chạy
+ Khi ngựa của chúng vào vùng đầm lầy thì từ hai bên sườn núi, ta phóng tên và lao xuống
+ Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi, lòng khe núi tấn công, hàng vạn quân giặc bị giết, số còn lại rút chạy
-HS trình bày.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời .
-Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
- Quân Minh phải xin hàng và rút về nước
- Ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn:
+ Chiến thắng Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.
+ Nước ta hoàn toàn độc lập
+ Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
*GIỚI THIỆU THÊM VỀ LÊ LỢI
Lê Lợi (6 tháng 8 năm 1385), người làng Lam Giang hay Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
Năm 1416, Lê Lợi đã cùng 18 người khác tham gia cùng thề ở Lũng Nhai nguyện đánh quân Minh cứu nước. Khi nhà Minh đánh bại hoàn toàn nhà Hồ đã đem kêu gọi Lê Lợi ra làm quan cho họ nhưng Lê Lợi từ chối. Lê Lợi nhận thấy thế quân Minh còn mạnh, nên đem nhiều tiền của hối lộ cho các chỉ huy nhà Minh là Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ,...để khỏi bị nạn, chờ thời cơ. Thổ quan người Việt phục vụ cho Nhà Minh là Lương Nhữ Hốt quê ở huyện Cổ Đằng (nay là Hoằng Hóa, Thanh Hóa) biết Lê Lợi có chí lớn, ngầm ghen ghét, bèn báo cho quân Minh. Bị quân Minh bức bách, Lê Lợi quyết định dấy binh khởi nghĩa
Sau khi quân Minh rút về vào tháng 12 năm 1427, Trần Cảo là người được triều đình nhà Minh phong làm quốc vương của Đại Việt. Đến tháng Giêng, ăm 1428, Trần Cảo tự biết mình không có công, lòng người không theo nên bỏ trốn vào châu Ngọc Ma (phủ Trấn Ninh), bị quan quân bắt mang về và bị ép uống thuốc độc chết. Trước khi lên ngôi vào ba tháng sau đó, Lê Lợi đã thi hành nhiều chính sách khác nhau để khôi phục đất nước. Vào tháng 8 năm 1427, lúc chiến sự đang diễn ra, Lê Lợi sai sứ sang nhà Minh xin lập Trần Cảo làm An Nam quốc vương, vua Minh đồng ý. Liền sai sứ giả sang sắc phong, đến tháng 3 năm 1428 đoàn sứ giả nhà Minh mới đến được thành Đông Quan, Đại Việt. Lê Lợi lại sai sứ giả sang nhà Minh báo tang về cái chết của Trần Cảo.
Ngày 15 tháng 4 âm lịch năm 1428, Lê Lợi từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam sơn động chủ, sử gọi là Thái Tổ Cao Hoàng Đế, dựng lên triều đại quân chủ gọi là nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam
***************************************************
Toán
TIẾT 98: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SÓ TỰ NHIÊN (Tiếp - Tr 109)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số. Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
- Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập có liên quan: Bài 1, bài 3
- Có ý thức học toán tốt, vận dụng kiến thức vào trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Viết dưới dạng phân số : 3 : 9 ; 5 : 6 ; 7 : 8 ; 2 : 5 ; 6 : 8
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Phân số và phép chia số tự nhiên
a.VD1: GV nêu ví dụ 1 trong SGK
+ Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần?
+ Vân ăn thêm quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa?
- GV khẳng định lại ý đúng.
b.VD 2: GV nêu ví dụ 2 trong SGK.
- Yêu cầu HS chia 5 quả cam cho 4 người.
- Vậy: 5 : 4 =
c/ Nhận xét:
? So sánh quả cam và 1 quả cam
? So sánh và 1.
? So sánh tử số và mẫu số của phân số
* Hãy viết thương của phép chia 4 : 4 dưới dạng phân số và dưới dạng số tự nhiên.
Vậy: = 1
? So sánh tử số và mẫu số của phân số
* Hãy so sánh 1 quả cam và quả cam.
- So sánh 1 và .
? So sánh tử số và mẫu số của phân số
c) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài: viết thương của mỗi phép chia dưới dạng thương. Lưu ý dấu gạch ngang của phân số thay cho phép chia.
- Nhận xét, đánh giá. Củng cố nội dung bài
Bài 3: (nhóm đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài: 1 bạn đọc phân số, bạn còn lại cho biết phân số đố như thế nào với 1, nhận xét
- Củng cố khái niệm phân số lớn hơn, bé hơn, bằng 1
3 . Củng cố dặn dò.
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
- HS làm bài
- HS lắng nghe
- HS nghe.
+ Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam .
+ Tức là ăn thêm 1 phần, như vậy Vân đã ăn tất cả 5 phần hay quả cam .
+ Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam.
+ quả cam nhiều hơn 1 quả cam.
+ > 1
+ Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
+ 4 : 4 = ; 4 : 4 = 1
+ Các phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì phân số đó bằng 1 .
+ Một quả cam nhiều hơn quả cam.
+ < 1
+ Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài, HS khác nhận xét, chữa bài, nêu lại cách làm
9 :7 = 8 :5 = 19 : 11 =
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài
a/ < 1 ; < 1 ; < 1
b/ = 1 c/ > 1 ; > 1
********************************************
Tập đọc
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
(Dạy 4A tiết 4 sáng + Dạy 4D tiết 3 chiều)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam.
- Có ý thức học tập, tự hào về bản sắc văn hóa Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Ảnh trống đồng trong SGK phóng to.
Tranh minh họa bài học
Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập đọc “bốn anh tài (tiếp)” và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài + tranh
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: hươu nai có gạc.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài theo 2 lượt
+ Lượt 1: kết hợp luyện đọc từ khó
+ Lượt 2: kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc bài theo cặp
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
? Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
- Ghi bảng: hoa văn (hình trang trí trên đồ vật)
? Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ?
- Ghi bảng: vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng
? Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
? Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
? Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của ngưới Việt Nam ta?
- Hãy nêu nội dung chính của bài ?
=> Liên hệ, giáo dục:
? Em đã từng nhìn thấy hình ảnh trống đồng chưa? Em thấy ở đâu?
+Giáo dục truyền thống văn hóa và niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc
c) Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc bài văn và tìm giọng đọc
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn: Nổi bật trên hoa văn trống đồngnhân bản sâu sắc trên bảng phụ
+ Đọc mẫu. Gọi HS đọc mẫu, sửa mẫu
+ Yêu cầu luyện đọc trong nhóm 4
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, tuyên dương
3 . Củng cố dặn dò.
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi
- HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp
+ HS đọc lần 1 + đọc từ khó
+ HS đọc lần 2 + giải nghĩa từ chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS chú ý nghe
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh. Hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chéo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc.
=> ý 1: Sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của trống đồng Đông Sơn.
+ Đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ
+ Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người - con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên ; con người nhân hậu ; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
=> ý 2: Hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững.
- HS nêu: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam.
- HS đọc bài
- HS đọc bài văn và tìm giọng đọc
- Lắng nghe
- Luyện đọc trong nhóm
- Từng nhóm thi đọc trước lớp
- HS nêu
****************************************
Địa lý (4D)
ĐỒNG BĂNG NAM BỘ
(Đã soạn và dạy thứ 2 ngày 21 tháng 1)
****************************************
Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng đề cắt , khâu , thêu .
- Biết cách và thực hiện được thao tc xâu ưchỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ)
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi thực hiện thao tác cắt, khâu, thêu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bộ kĩ thuật cắt, khâu, thêu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể tên các dụng cụ , vật liệu dùng để cắt , khâu , thêu ?
? Cách cầm kéo cắt vải như thế nào ?
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Bài mới
Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
? Quan sát hình 1 và kim khâu mẫu, em mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu
- Gv bổ sung những đặc điểm của kim khâu , kim khâu có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau phù hợp với từng chất liệu vải và mẫu khâu thêu khác nhau
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a , 5b , 5c trong SGK
? Nêu cách xâu chỉ vào kim ?
? Cách vê nút chỉ ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác xâu kim
- GV và HS quan sát nhận xét
- GV vừa nêu những điểm cần lưu ý vùa thực hiện thao tác minh họa để HS biết cách xâu kim và vê nút chỉ
? Theo em vê nút chỉ có tác dụng gì ?
Hoạt động 2 HS thực hành xâu chỉ vào kim
- Kiểm tra sự chuẩn bị
- GV đến từng bàn quan sát chỉ dẫn hoặc giúp đỡ thêm những em còn lúng túng .
- Đánh giá kết quả thực hành GV gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ vê nút chỉ
- GV đánh giá kết quảhọc tập một số HS
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố nội dung toàn bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- Kim khâu gồm 3 phần : đầu ,thân , đuôi
+ Đầu nhọn sắc
+ Thân thon về phía đầu
+ Đuôi có lổ để xâu chỉ
-HS lắng nghe
- Vuốt cho 1 đầu chỉ nhọn, tay trái cầm kim đưa ngang tầm mắt . Tay phải cầm chỉ cách đầu chỉ đã vuốt 1 cm
- HS trả lời
- HS lên bảng thực hiện
- HS quan sát
- Làm cho sợi chỉ không tuột ra khỏi mảnh vải .
- HS đem bộ đồ dùng cắt khâu thêu ra
- HS thực hành xâu chỉ và vê nút chỉ theo nhóm
- HS khác nhận xét các thao tác của bạn
+ Chỉ vê gọn gàng
+ Không xơ sợi chỉ
+ Xâu chỉ qua lỗ kim thành công
*********************************************
Luyện từ và câu
MRVT: SỨC KHỎE
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2) ; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe (BT3, BT4).
- HS biết quí trọng và giữ gìn sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bút dạ ; một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì ? trong đoạn viết.
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Luyện tập
Bài 1: (nhóm 4)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV phát phiếu cho các nhóm. Cho HS thảo luận nhóm 4
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
Bài 2: (thi tiếp sức)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV dán lên bảng 3-4 tờ phiếu, phát bút dạ mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức..
- GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3: (truyền điện)
- Cách tổ chức hoạt động thi truyền điện, HS đọc thuộc lòng các thành ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh các từ ngữ; viết vào vở lời giải đúng .
Bài 4: (lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý :
+ Tiên là những ai?
+ Người “Không ăn không ngủ”được là người như thế nào ? “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào?
+ Người “ăn được ngủ được” là người như thế nào?
+ “ Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì ?
- GV chốt lại.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau
- HS làm bài
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a/ Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí
b/ Từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn
- HS đọc yêu cầu bài
- HS trao đổi theo nhóm tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
- HS viết vào vở hoặc VBT. VD: bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, quần vợt,
- HS các nhóm đọc kết quả.
a) Khoẻ như : trâu - voi - hùm
b) Nhanh như : cắt (chim cắt) - gió - chớp - điện - sóc
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Tiên : những nhân vật trong cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng (Sướng như tiên).
+ HS nêu theo hiểu biết
+ Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khoẻ tốt.
+ Có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
*************************************************
Khoa học
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,...
* KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí, tuyên truyền và lựa chọn giải pháp bảo vệ bầu không khí trong lành ở nơi mình sinh sống.
* BVMT: Các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Có ý thức học tập và bảo vệ bầu không khí trong lành, tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là không khí sạch?
? Thế nào là không khí bẩn?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch (cặp – lớp)
* Mục tiêu: nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một hình minh hoạ. HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).
-Nhận xét sau mỗi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh:
=>Liên hệ: Em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-GV nhận xét, KL: chống ô nhiễm không khí bằng cách:
Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.
Giảm lượng khí thải độc hại của các nhà máy, của xe có động cơ chạy bằng xăng dầu, giảm khói đun bếp, ...
Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh, ...
* Hoạt động 2: “Đội tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch”. (nhóm 4)
* Mục tiêu: Bản thân học sinh cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
+Thảo luận để tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+Phân công từng thành viên trong nhóm
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
-Yêu cầu những nhóm được bìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 20 Lop 4_12521868.doc