LỊCH SỬ :
THU- ĐÔNG 1947- VIỆT BẮC MỒ CHÔN GIẶC PHÁP
I – MỤC TIÊU: Giúp HS :
-Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến)
- Ý nghĩa : Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc).
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1 (4')KTBC :Nêu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?.
- GV vấn đáp - 1 HS nêu. Tổ chức nhận xét .
HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài. GV ghi tựa đề .
HĐ3 (4phút) Nêu nhiệm vụ bài học (làm việc cả lớp)
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao địch mở cuộc tiến công lên Việt Bắc.
+ Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
HĐ4 (14phút) (làm việc theo nhóm)
MT: HS nêu được nguyên nhân : Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải viết như thế nào? Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài ta phải viết hoa như thế nào? Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa như thế nào? ( viết hoa giống như cách viết tên riêng Vịêt Nam).HSTL, lấy VD, tổ/c NX, chốt kết quả đúng.
Bài 3 : Củng cố về đại từ xưng hô .
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.
- GV YC 1, 2 HS nhắc lại KT cần ghi nhớ về đại từ xưng hô, tổ chức nhận xét, GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu viết nội dung cần ghi nhớ, gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập thảo luận nhóm đôi, khoanh vào các đại từ xưng hô, 1 HS lên bảng làm, tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng .
( Lời giải : chị, em, tôi, chúng tôi)
Bài 4 : Củng cố kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.(Dành cho HS khá, giỏi)
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. GV nhắc HS : Đọc từng câu trong đoạn văn, xác định đó là kiểu câu gì ?(Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì?)
+ Tìm trong mỗi kiểu câu đó chủ ngữ là danh từ hay đại từ?
+ Với mỗi kiểu câu chỉ cần nêu 1 VD ( HS khá giỏi có thể nêu 2,3 VD)
- HS làm bài cá nhân, GV phát phiếu cho riêng 4 các nhân, mỗi em thực hiện 1 ý.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Tổ chức lớp nhận xét nhanh, sau đó mời 4 HS dán bài lên bảng lớp. Tổ chức nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Lời giải : a) Câu : 1, 3, 5 ,6, 7; b) Câu 8 ; c) Câu 2, 4 ; d) Câu : 2,4
HĐ4(5 phút) Củng cố về danh từ chung, danh từ riêng, quy tắc viết hoa danh từ riêng, đại từ xưng hô.
- GV vấn đáp - HS nêu .GV nhận xét giờ học.
kể chuyện :
pa - x tơ và em bé
I. mục tiêu : Giúp HS :
. Rèn kỹ năng nói :Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Pa- xtơ và em bé bằng lời của mình
Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học :
HĐ1 ( 5phút) Củng cố kỹ năng kể 1 việc làm tốt để bảo vệ môi trường mà em đã làm hay đã chứng kiến.
- 1 HS kể, tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề.
HĐ3 (10phút) GV kể:
- GV kể lần 1 - HS nghe
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh ứng dụng với 6 đoạn .
Tên riêng nước ngoài Lu- i Pa- xtơ GV cần viết lên bảng.
HĐ4 (22 phút) HD HS kể trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
- 1 HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập . GV nhắc nhở HS kể chuyện kết hợp với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- HS kể từng đoạn theo nhóm 4 . Sau đó kể toàn bộ câu chuyện trao dổi ý nghĩa
- 1 vài tốp HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp .
-2 đại diện 2 nhóm thi kể, cùng trao đổi về nội dung ý nghĩa .
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
HĐ5:Củng cố dặn dò (2phút) Củng cố ý nghĩa câu chuyện .
- 1 HS nhắc lại- GV nhận xét chung. Dặn dò HS .
tập đọc :
hạt gạo làng
I. mục tiêu :
. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
. Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người là tấm lòng của hậu phương góp phần với tiền tuyến trong những năm chiến tranh
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
. Thuộc lòng 2-3 khổ thơ
II. đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học:
HĐ1 (4phút) KTBC: Kiểm tra kỹ năng đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài
" Chuỗi ngọc lam " .
- 2 HS nối tiếp nhau đọc và nêu nội dung chính của bài . Tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề.
HĐ3 (12phút) Luyện đọc .
MT: Đọc lưu loát toàn bài thơ.
- 1 HS khá giỏi đọc bài thơ .
- Từng tốp 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ, GV kết hợp giúp HS giải nghĩa từ, sửa lỗi phát âm.
HS luyện đọc theo cặp, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
HĐ4 (10phút) Tìm hiểu bài
MT: HS trả lời câu hỏi cuối bài, nêu ý nghĩa bài thơ .
- HS đọc thầm, đọc lướt từng khổ thơ, suy nghĩ lần lượt trả lời các câu hỏi từ 1-4 SGK. GV tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng.
ý 1: Những thứ làm nên hạt gạo
ý2 : Sự vất vả của người nông dân
ý3: Sự góp sức của tuổi nhỏ để làm ra hạt gạo
- HS thảo luận nhóm đôi, nêu ý nghĩa bài thơ (như mục tiêu hiểu). Tổ chức nhận xét, GV chốt nội dung, 2 HS nhắc lại.
HĐ5 (11phút) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
MT: Đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, GV giúp đỡ HS đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, bài thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 .
- HS nhẩm HTL bài thơ, GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Cả lớp hát bài : Hạt gạo làng ta.
HĐ6: Củng cố dặn dò(2phút) Củng cố nội dung bài học .
1 HS nhắc lại nội dung bài học. GV nhận xét giờ học.
tập làm văn :
làm biên bản cuộc họp
I. mục tiêu : Giúp HS :
- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ)
- Xác định được trường hợp nào cần lập biên bản,(BT1; mục III); biết đặt tên cho văn bản cần lập ở BT1(BT2)
II. đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học, 3 phần chính của biên bản một cuộc họp .
III. các hoạt động dạy học:
HĐ1 (4phút) KTBC: Củng cố kỹ năng viết đoạn văn tả ngoại hình của 1 người mà em thường gặp.
- 2 HS đọc đoạn văn đã viết lại, tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề.
HĐ3 (7phút) Nhận xét .
MT: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS đọc lướt biên bản họp chi đội , trao đổi nhóm đôi, lần lượt trả lời 3 câu hỏi của bài tập 2.
- Một vài đại diện trình bày kết quả, tổ chức nhận xét, GV kết luận .
* Ghi nhớ : (SGK) : 3 HS đọc ghi nhớ, 2 HS không nhìn sách nhắc lại ghi nhớ.
HĐ4(26’)Luyện tập
MT: HS nắm được trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
Bài 1 : Trường hợp cần ghi biên bản.
- 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm, trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trao đổi ý kiến .
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung bài tập 1, mời 1 HS có ý kiến đúng lên bảng khoanh. GV kết luận:
a) Đại hội chi đội cần được ghi các ý kiến.....
b) Bàn giao tài sản cần ghi lại danh sách......
c) Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông....
g) Xử lý việc xây nhà trái phép .....
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ đặt tên.
- HS nối tiếp nhau nêu. Tổ chức nhận xét.
HĐ 5(2phút) :Củng cố nội dung bài học.
- GV vấn đáp - HS nêu . GV nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2015
toán (Tiết 68):
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS biết :
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng quy tắc về phép chia số tự nhiên cho số thập phân
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 (1phút)GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2(10) Hướng dẫn thực hiện phép chia một số tự nhiên cho 1 số TP
- Cho cả lớp tính kết quả các phép tính ở phần a và gọi lần lượt học sinh trả lời kết quả so sánh kết quả tính.
- Rút ra nhận xét như SGK
Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc ví dụ 1.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để học sinh tìm ra phép chia 57: 9,5 ; đồng thời GV viết phép chia lên bảng (viết to hoặc phấn mầu).
- GV thực hiện từng bước, dẫn dắt từ nhận xét trên, HS làm vào giấy nháp.
- Gọi 1 số HS nêu miệng các bước. Cần nhấn mạnh chuyển phép chia
57 : 9,5 thành 570 : 95 = 6 (m)
b. Giới thiệu phép chia 99 : 8,25
- GV hỏi để HS nêu số chữ số ở phần TP, số 0 viết thêm vào bên phải số bị chia để tìm ra 99 : 8,25 = 9900 : 825, cả lớp thực hiện phép chia, 1 em lên bảng làm.
c. Nêu quy tắc(SGK trang 69)
- GV đặt câu hỏi để gợi ý HS tìm ta quy tắc.
- Gọi một số HS nhắc lại
HĐ3 (25phút): Thực hành
Bài 1: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia 1 STN cho 1 STP
- GV lần lượt viết các phép tính chia lên bảng, cho cả lớp thực hiện.
- 4 HS lên bảng làm bài. Tổ chức nhận xét, nêu lại cách thực hiện
Kết quả : 2 ; 97,5 ; 2 ; 0,16
Bài 2 : Củng cố kỹ năng chia nhẩm cho 10, 100 , 1000...., rèn kỹ năng chia nhẩm cho 0,1 ; 0,01 ;0,001....
Hướng dẫn cho HS tính nhẩm chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001:
VD: 32: 0,1 = 32 : = 32 x 10 =320
- Cho HS thực hiện phép chia rồi so sánh số bị chia với kết quả vừa tìm được.
- Rút ra nhận xét: muốn chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01... ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt 1, 2 ... chữ số .
Bài 3 : Rèn kỹ năng giải toán
- HS đọc đầu bài tự làm , 1 HS lên bảng chữa bài, tổ chức lớp nhận xét chốt lời giải đúng
Đáp số : 3,6 kg
HĐ4 (4phút) Củng cố quy tắc chia 1 STN cho 1 số thập phân
- 2 HS nhắc lại. GV nhận xét giờ học.
lịch sử :
thu- đông 1947- việt bắc mồ chôn giặc pháp
i – mục tiêu: Giúp HS :
-Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến)
- ý nghĩa : Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
Ii - đồ dùng dạy học:
GV:- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc).
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
iii – các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HĐ1 (4')KTBC :Nêu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?.
- GV vấn đáp - 1 HS nêu. Tổ chức nhận xét .
HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài. GV ghi tựa đề .
HĐ3 (4phút) Nêu nhiệm vụ bài học (làm việc cả lớp)
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao địch mở cuộc tiến công lên Việt Bắc.
+ Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
HĐ4 (14phút) (làm việc theo nhóm)
MT: HS nêu được nguyên nhân : Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì?
+ Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày, tổ chức nhận xét.
Hoạt động 5(10phút) (làm việc theo nhóm)
MT: HS nêu được diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
- GV hướng dẫn để HS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, sau đó hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý dưới đây:
+ Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc.
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao?
+ Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi của GV, đại diện các nhóm nêu kết quả, tổ chức nhận xét.
HĐ 6 (2phút):Củng cố dặn dò: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947
- GV vấn đáp - 1 HS nêu. Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
kĩ thuật:
Bài 6 Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản
(Tiết 2, 3)
I. mục tiêu : (như tiết 1)
II. đồ dùng dạy học :(như tiết 1)
III.các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài
HĐ2(25phút). HS thực hành
- GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt ở giờ học trước.
- GV nhận xét và nêu thời gian, yêu cầu đánh giá sản phẩm (mục III – SGK). Nhắc HS thêu hình trang trí trước rồi mới khâu các bộ phận túi.
- HS thực hành vẽ mẫu thêu hoặc sang (in) mẫu thêu trong SGK lên vải. GV gợi ý để HS vẽ hình thêu theo ý thích của các em.
- HS thực hành thêu trang trí, khâu các bộ phận của túi xách tay. GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho những HS làm chưa đúng hoặc còn lúng túng.
HĐ3 (7’)Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- Nhắc lại các yêu cầu của sản phẩm để HS dựa vào đó đánh giá.
- Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của các nhóm và cá nhân được trưng bày.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
HĐ4(2’): Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2015
toán :
luyện tập
I. mục tiêu : Giúp HS biết :
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
II. đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
HĐ2 (37 phút) Luyện tập
- 1 HS nêu số lượng bài tập, 4 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của từng bài tập.
Bài 1 : Rèn kỹ năng chia nhẩm cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25 .
- Cả lớp làm bài vào vở (HS làm 3 phép, 1 phép của bài a ; 2 phép của bài b) .
- 3 HS lên bảng chữa bài, tổ chức lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
a) 5: 0,5 và 5 x 2 b) 3:0,2 và 3 x 5 18 :0,25 và 18 x 4
10 = 10 15 = 15 72 = 72
- GV vấn đáp để ra quy tắc chia nhẩm cho 0.5 ; 0,2 và 0,25 . (ta nhân số đó với 2, với 5 với 4).
Bài 2 : Củng cố kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- HS đọc yêu cầu, tự làm bài , 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm . GV chốt lời giải đúng.
Kết quả : a) x = 45 ; b) x = 42
Bài 3 : Củng cố kỹ năng giải toán.
- HS đọc thầm đề, tóm tắt đề toán, tự giải vào vở, 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 em giải vào bảng nhóm , dán kết quả lên bảng, tổ chức lớp nhận xét .
- GV chốt lời giải đúng. GV vấn đáp hỏi HS để tìm cách giải khác .
Đáp án: 48 chai
Bài 4 : Rèn kỹ năng giải toán
- 1 HS đọc đề, 1 em nêu tóm tắt đề - GV ghi tóm tắt .
- HS tự giải vào vở 1 vài em đọc bài giải. Tổ chức lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, củng cố cách giải.
Đáp số : 125m
HĐ 4 (2 phút) :Củng cố quy tắc chia nhẩm, cách tìm thành phần chưa biết.
- GV vấn đáp - HS nêu.
- GV nhận xét giờ học.
luyện từ và câu :
ôn tập về từ loại
I. mục tiêu : Giúp HS :
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài hạt gạo làng ta, viết được doạn văn theo yêu cầu.
II. đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học :
HĐ1 (4phút) Bài cũ :Củng cố tìm danh từ chung, danh từ riêng, đại từ .
GV ghi câu văn, yêu cầu 2 HS lên tìm, lớp làm nháp. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim, Mai khoe :
HĐ 2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề.
HĐ3 (33phút) Luyện tập
Bài 1 :Củng cố kỹ năng tìm động từ, tính từ. quan hệ từ.
- 2 HS đọc nội dung bài tập, lớp theo dõi SGK.
- HS suy nghĩ nhắc lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ.(Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật . Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm .... Quan hệ từ là từ nối các từ miêu tả các từ ngữ ....)
- HS đọc đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng.
- GV gọi hs lên bảng làm bài . Tổ chức nhận xét.
- 1 HS đọc kết quả của bảng phân loại đúng. Cả lớp sửa theo lời giải đúng .
Động từ : nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
Tính từ : xa, vời vợi, lớn .
Quan hệ từ : qua, với, ở.
Bài 2 : Củng cố kỹ năng viết đoạn văn - Tìm động từ, tính từ, quan hệ từ.
1 HS đọc yêu cầu bài tập .
2 HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài "Hạt gạo làng ta"
HS làm việc cá nhân. HS nối tiếp nhau đọc kết quả .
GV nhận xét. Cả lớp bình chọn người viết tốt, chỉ đúng tên các từ loại.
HĐ 4 (2 phút) Củng cố nội dung vừa học.
GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét giờ học.
chính tả :
nghe viết : Chuỗi ngọc lam
I. mục tiêu : Giúp HS :
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu càu BT3; làm được BT2a .
II. đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1 (5phút) KTBC :Củng cố kỹ năng viết từ chứa âm đầu s/x: sương giá/ xương xẩu. siêu nhân / liêu xiêu .
- GV đọc, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp. Tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1 phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề.
HĐ3 (6phút) Tìm hiểu nội dung cách trình bày.
MT: HS nêu mục tiêu (Chú Pi- e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị)
- Viết đúng: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ.
- GV đọc đoạn văn cần viết - HS theo dõi SGK
- GV nêu câu hỏi - HS nêu nội dung đoạn viết. Tổ chức nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn viết, chú ý cách viết các câu đối thoại: câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ dễ viết sai .
- GV lưu ý HS cách trình bày.
HĐ4 (16 phút) Nghe viết.
MT: Nghe viết chính xác, đảm bảo tốc độ.
GV đọc - HS viết bài .
GVđọc - HS soát lại bài.
GV chấm nhanh 5- 7 bài. HS trong bàn đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nêu nhận xét, GV nhận xét chung.
HĐ5 (10phút) Luyện tập
Bài 2 a: Phân biệt tiếng có phụ âm đầu tr/ ch
- HS đọc yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm đôi, Đại diện 4 nhóm lên bảng làm(mỗi nhóm 1 cặp từ). Tổ chức nhận xét,đánh giá cao nhóm tìm đúng và được nhiều từ .
Bài 3 : Củng cố kỹ năng điền vần ao hoặc au.
- GV nhắc HS nhớ điều kiện bài tập đã nêu .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn- HS làm việc cá nhân .
- HS lên bảng làm bài . Tổ chức nhận xét.
HĐ6 (2 phút) Củng cố về cách trình bày bài viết, nét chữ.
- GV hỏi - HS nêu . GV nhận xét giờ học.
Khoa học : Bài 28
Xi măng
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quả xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II.đồ dùng dạy – học :
III.Hoạt động dạy – học
HĐ 1 (4phút)KTBC :Phân biệt gạch ngói với các loại đồ sành sứ
- GV vấn đáp - HS nêu, tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề .
HĐ3(16phút) thảo luận
Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta
Cách tiến hành: GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
- ở điạ phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
(Ví dụ: Nhà máy xi măng Hoàng thạch, Bỉm sơn, Nghi sơn, Bút sơn, Hà tiên,)
HĐ4 (11phút): thực hành xử lí thông tin.
Mục tiêu: Giúp HS :
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
Cách tiến hành: Bước 1: làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, các nhóm
khác bổ sung.
Dưới đây là đáp án:
+ Tính chất của xi măng: Xi măng có màu xám xanh ( hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không ta khi bị trộn với một ít nước thì trở nên dẻo; khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
+ Cần bảo quản xi măng ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thấm vào xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá, không dùng được nữa..
+ Tính chất của vữa xi măng: Khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng.
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường.
+ Bê tông cốt thép: Trộn đều xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước,
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS TLCH: Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
Kết luận:
HĐ5 (3phút) Củng cố lại tính chất của xi măng (2 HS nêu)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2015
toán (T70)
chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân
- Vận dụng trong giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 (4phút )KTBC: Củng cố quy tắc chia một số tự nhiên cho 1 STP.
- GV vấn đáp - 2 HS nêu. Tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề.
HĐ3 (10phút): Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
a. Ví dụ 2: GV nêu bài toán ở ví dụ 1. Hướng dẫn HS nêu phép tính chia: 23,56 : 6,2
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 (như SGK).
- GV động viên để nhiều HS phát biểu các thao tác để thực hiện phép chia 23,56 : 6,2.
- GV ghi tóm tắt bước làm lên góc bảng.
a. Ví dụ 2: 82,55: 1,27
GV nêu phép chia ở ví dụ 2, cho HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia.
Lưu ý: GV cần nhấn mạnh xác định các chữ số ở phần thập phân của số chia ( chứ không phải của số bị chia)
Cho HS tự rút ra quy tắc chia số thập phân cho số thập phân
- Gọi một số HS đọc quy tắc.
HĐ4 (23phút): Thực hành
Bài 1: Rèn kỹ năng thực hiện chia một số TP cho 1 số TP.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài, GV giúp đỡ HS còn lúng túng .
- 4 HS lên bảng chữa bài ( nêu lại cách thực hiện). Tổ chức lớp nhận xét . GV chốt lời giải đúng.
Kết quả :a)3,4 ; b) 1,58 ; c) 51,52 ;d) 12
Bài 2 : Củng cố kỹ năng giải toán.
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi. Đại diện 2 nhóm lên chữa bài . Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng .
Đáp số : Bài 2 : 6,08 kg
HĐ 5 (2phút)Củng cố dặn dò : Củng cố quy tắc chia.
- GV vấn đáp - 2 HS nêu .
- GV nhận xét giờ học.
tập làm văn :
luyện tập làm biên bản cuộc họp
I. mục tiêu : Giúp HS:
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ lớp hoặc chi đội đúng thể thức nội dung theo gợi ý SGK.
II. đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học:
HĐ1 ( 3phút) KTBC: Củng cố ghi nhớ làm biên bản một cuộc họp .
- GV vấn đáp - 2 HS nhắc lại. Tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề .
HĐ3 (33phút) :Luyện tập
MT: Rèn kỹ năng thực hành viết biên bản một cuộc họp .
Đề bài : Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ , lớp hoặc chi đội em .
- 1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2 ,3 trong SGK
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS , nhiều HS nói trước lớp chọn viết biên bản cuộc họp nào .... GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không ?
- GV nhắc HS trình bày đúngthể thức của một biên bản .
+ Nhớ lại chủ đề, thời gian, địa điểm thành phần tham dự, nội dung cuộc họp
+ Sắp xếp các ý theo thứ tự giống như dàn ý của bài văn .
+ Trình bày biên bản đúng quy định .
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi gợi ý 3, dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp. 1 HS đọc lại .
- HS làm bài theo nhóm 4. Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Tổ chức nhận xét, GV chấm điểm những biên bản viết tốt.
HĐ 4(3’)Củng cố dặn dò:- Nhắc lại dàn ý 3 phần của một biên bản .
- 1 HS nhắc lại, GV nhận xét giờ học.
địa lý:
Giao thông vận tải
I. mục tiêu :Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông của nước ta.
+ Nhiều loại đườg và phương tiện giao thông .
+ Tuyến đường sát Bắc Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông.
II. đồ dùng dạy học :
- GV : Bản đồ giao thông Việt Nam
- Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.(nếu có )
III. các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1 (4phút) KTBC: Nêu một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh .
- GV vấn đáp - 2 HS nêu. Tổ chức nhận xét.
HĐ2 ( 1phút) GTB :GV giới thiệu bài, ghi tựa đề.
1. Các loại hình giao thông vận tải .
HĐ3 (15phút) Làm việc cá nhân
- HS làm việc cá nhân trả lời cá câu hỏi ở mục 1 SGK- HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- GV kết luận .
2. Phân bố một số loại hình giao thông
HĐ4(13phút) : Làm việc cá nhân
- HS làm bài tập ở mục 2 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc - Nam , quốc lộ 1 A, các sân bay, cảng biển.
- GV kết luận.
HĐ 5 ( 2phút) Củng cố dặn dò:- 1 HS đọc nội dung chính của bài .
GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.
Mĩ thuật
Bài 14: Vẽ trang trí
TRang trí đường diềm ở đồ vật
I - Mục tiêu :
- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật
- Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật.
- Vẽ được đường diềm vào đồ vật.
II - Chuẩn bị
- GV : Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- HS: Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giới thiệu bài: GV giới thiẹu bài và ghi tựa đề.
HĐ 1:(5') Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK, ở bộ ĐDDH và đặt các câu hỏi để HS tìm hiểu về vẽ đẹp của đường diềm ở một số đồ vật. Ví dụ:
+ Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào ?
+ Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào?
- GV bổ sung : trang trí đường diềm có thể làm cho đồ dùng thêm đẹp
+ Những hoạ tiết giống nhau thường được sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc, xung quanh đồ vật.
+ Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
HĐ2:(3') Cách trang trí
- GV có thể vẽ lên bảng hoặc giới thiệu hình gợi ý cách trang trí đường diềm ở SGK, ĐDDH để HS nhận ra các bước trang trí:
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước của đường diềm, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều.
+ Chia các khoảng cách để vẽ hoạ tiết.
+ Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích ơt hoạ tiết và nền.
HĐ3:(22') Thực hành
- HS làm bài vào vở thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA t 14.doc