Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16

KỸ THUẬT :

MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA

I - MỤC TIÊU :HS cần phải:

- Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- Có ý thức nuôi gà

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt.

-Phiếu học tập hoặc câu hỏi thảo luận.

- Phiếu đánh giá kết quả học tập

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ 1(1phút) GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học

HĐ2(8phút) Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương.

- GV nêu: Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết (qua xem truyền hình, đọc sách, quan sát thực tế).

- HS kể tên các giống gà. GV ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm: Gà nội, gà nhập nội, gà lai.

- Kết luận hoạt động1: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác, Có những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt-ri,.

HĐ3(20phút). Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

 

doc42 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2% của 345kg là 12 x 345 : 100 = 41.4 kg 67% của 0,89 ha là 67 x 0,89 : 100 = 0,5963 ha ... Bài 2: Củng cố kỹ năng giải toán có liên quan đến tính số phần trăm của 1 số. - HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán, 1 HS lên bảng tóm tắt, cả lớp giải vào vở. - 1 em lên bảng chữa bài, tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng, củng cố cách làm. Số gạo tẻ đã bán 240: 100 x 85 = 204 (kg) Số gạo nếp đã bán 240 -204 = 36 (kg) Bài 3 : Rèn kỹ năng giải toán . - HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài . - Yêu cầu HS nêu cách giải. Đại diện nhóm lên bảng chữa bài Diện tích mảnh đất 24 x 15 = 360 m2 Diện tích phần đất làm nhà 360 : 100 x 25 = 90 m2 Bài 4 số phần trăm của 1 số 1 học sinh đọc đề bài lớp theo dõi đọc thầm HS làm bài cá nhân vào vở 3 học sinh lần lượt nêu miệng kết quả và cách làm. Lớp theo dõi nhận xét sửa sai nếu có HĐ 4 (2phút) Củng cố cách tìm 1 số phần trăm của một số. - GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét giờ học. Lịch sử : hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới i – mục tiêu: Giúp HS: - Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: + Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi . + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận . + GD được đẩy mạnh nhằm phục vụ kháng chiến + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 -1952 để đảy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Ii - đồ dùng dạy học: GV: - Phiếu học tập của HS. iii – các hoạt động dạy – học chủ yếu: HĐ1 (4phút) KTBC: Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 ? - GV vấn đáp - HS nêu. tổ chức nhận xét . HĐ2 (1phút) GTB: GVnêu mục tiêu bài học. HĐ3(15') (làm việc cả lớp) - GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới. Sau đó, giáo viên chuyển ý vào bài mới.GV nêu nhiệm vụ bài học. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta?Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. + Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao? Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến? HĐ4(10phút) (làm việc theo nhóm và cả lớp): - GV chia lớp thàng 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ: Nhóm1,2: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào? + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì? Nhóm 3,4: Tìm hiểu Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc: + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào? + Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến? + Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu. Nhóm 5,6: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt: + Kinh tế (thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến). + Văn hoá, giáo dục (thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến). + Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới. + Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Tổ chức nhận xét, bổ sung. GV kết luận. HĐ 4(5phút ) - GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến). - HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc mà em biết .GV nhận xét giờ học. kỹ thuật : một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta I - Mục tiêu :HS cần phải: - Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Có ý thức nuôi gà II - Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt. -Phiếu học tập hoặc câu hỏi thảo luận. - Phiếu đánh giá kết quả học tập III- Các hoạt động dạy – học HĐ 1(1phút) GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học HĐ2(8phút) Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương. - GV nêu: Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết (qua xem truyền hình, đọc sách, quan sát thực tế). - HS kể tên các giống gà. GV ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm: Gà nội, gà nhập nội, gà lai. - Kết luận hoạt động1: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác, Có những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt-ri,.. HĐ3(20phút). Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - GV nêu cách thức tiến hành hoạt động 2: Thảo luận nhóm về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Nêu nhiệm vụ hoạt động nhóm: Các nhóm thảo luận thư kí nhóm ghi chép kết quả thảo luận. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm. Những HS khác quan sát, theo dõi bổ sung ý kiến. - Nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm chủ yếu của từng giống gà theo nội dung SGK, kết luận theo những nội dung tóm tắt trong bảng trên. HĐ4(6phút) . Đánh giá kết quả học tập,nhận xét – dặn dò - Kết luận nội dung bài học: ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng. Khi nuôi gà, cần căn cứ vào mục đích nuôi( nuôi lấy trứng hay nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt) và điều kiện chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp. - GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS làm bài tập. - GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - Hướng dẫn HS đọc trước nội dung bài “ Thức ăn nuôi gà" Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015 toán (tiết 79) giải toán về tỷ số phần trăm I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. - Vận dụng giải bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. II. đồ dùng dạy học III.Các hoạt động dạy học HĐ1(3phút) Củng cố cách tìm số phần trăm của một số : Tìm 0,5% của 350 . 1 HS lên bảng làm, cả lớp nháp bài, tổ chức nhận xét, củng cố cách tìm . HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3(12phút) Tìm hiểu cách tính một số biết 52,5% của nó là 420 VD1: GV đọc bài toán ví dụ và tóm tắt lên bảng: 52,5% số HS toàn trường là 420 HS. 100% số HS toàn trường là ... HS ? - GV vấn đáp để HS đi tìm 1 % số HS của trường Cả lớp nháp bài, 1 em lên bảng làm . Tổ chức nhận xét . Số HS của trường là : 420 : 52,5 x 100 = 800 (HS) hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 (HS) Một HS phát biểu quy tắc, một HS khác nhắc lại: Muốn tìm một số biết 52,5% của nó là 420, ta lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100. b) Bài toán : Tìm hiểu bài giải mẫu HS đọc bài toán trong SGK, GV tóm tắt đề lên bảng , 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải nháp. Tổ chức nhận xét, chốt lại cách làm bài. HĐ4 (22phút) Luyện tập MT: Củng cố giẩi toán dạng tìm 1 số khi biết 1 số phần trăm của nó Bài 1: HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi, rồi làm bài. Đại diện 1 nhóm lên bảng chữa bài . Tổ chức nhận xét, củng cố cách làm Đáp số : 600 học sinh Bài 2: HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. Đáp số : 800 sản phẩm . HĐ5(2phút) Củng cố nội dung vừa học. - GV vấn đáp - HS nêu . GV nhận xét giờ học . luyện từ và câu : tổng kết vốn từ I. mục tiêu : Giúp HS : -Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho(BT1) - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3. II. đồ dùng dạy học : III. các hoạt động dạy học : HĐ 1 (4phút) KTBC: Củng cố tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - GV vấn đáp - HS nối tiếp nhau nêu. Tổ chức nhận xét. HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựâ đề. HĐ3 (32phút) Luyện tập Bài 1 : HS tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho. - HS đọc yêu cầu bài. GV giúp đỡ HS hiểu yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân. HS nối tiếp nhau trình bày kết quả, tổ chức nhận xét, bổ sung . Câu a) Các nhóm từ đồng nghĩa : + đỏ, điều, son ; trắng , bạch. + xanh biếc lục ; hồng, đào Câu b) Bảng màu đen gọi là bảng đen..... Bài 2 : Củng cố về khả năng dùng từ. - 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm . - GV giúp HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ : + Trong miêu tả người ta thường hay so sánh. ( Yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1 ) + So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng ( Yêu cầu tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2) + Trong so sánh người ta thường tìm ra cái mới, cái riêng ...... HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng. Bài 3 : Củng cố về cách đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hoá. - HS đặt câu rồi nối tiếp nhau nêu câu đã đặt. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. VD: Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng. Đôi mắt em bé tròn xoe và sảng long lanh như hai hòn bi ve. Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo. HĐ 4 (3phút) Củng cố nội dung vừa học. - GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét tiết học. chính tả (NV) : Về ngôi nhà đang xây I. mục tiêu : Giúp HS : - Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài Về ngôi nhà đang xây. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/ gi ; phân biệt các tiếng có các vần iêm, im, iêp, ip. II. đồ dùng dạy học : III. các hoạt động dạy học: HĐ 1(5phút) : Củng cố tìm các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch - HS nối tiếp nhau nêu, tổ chức nhận xét. HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3 (6phút) Hướng dẫn HS nghe viết. MT: HS hiểu nội dung bài viết. - GV đọc bài viết 1 lần- HS theo dõi . - GV vấn đáp - HS nêu nội dung của bài . - HS đọc thầm bài viết nêu những tiếng khó viết, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp. Tổ chức nhận xét . HĐ4 (16 phút) Viết chính tả. MT: HS viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ quy định . - GV đọc cho HS viết bài. - Đọc lại cho HS soát lỗi . - GV chấm 5-7 bài. Nhận xét chung . HĐ5 (10phút) Làm bài tập chính tả . Bài 2 a) Củng cố viết các tiếng có âm đầu r/d/ gi . HS làm bài cá nhân vào vở Gv theo dõi giúp đỡ nếu cần. Gọi học sinh nêu miệng kết quả. Lớp theo dõi nhận xét. Bài 3 : Củng cố viết các tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi; v hoặc d. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập. GV nhắc lại yêu cầu của bài tập . HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày kết quả, tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng . HĐ 6(2phút) Củng cố nội dung bài. - GV nhận xét về nét chữ, cách trình bày, tuyên dương những em viết đẹp. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau . Khoa học : Bài 32:Tơ sợi I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi - Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. II.đồ dùng dạy – học: - GV: Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa hoặc bao diêm III. các hoạt động dạy học HĐ1 (4phút) KTBC: Nêu vật liệu, tính chất, công dụng của các chất dẻo. - GV vấn đáp - HS nêu, tổ chức nhận xét. HĐ2(2phút) GTB: Gọi một vài HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo. GV giới thiệu bài và ghi tựa đề. HĐ3(10phút): Quan sát và thảo luận Mục tiêu: HS kể được tên một số loại tơ sợi Cách tiến hành:Bước 1: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời các câu hỏi Tr 66 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho một hình. Các nhóm khác bổ sung câu hỏi liên hệ thực tế: + Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai + Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm -GV KL: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên + Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nh/tạo. HĐ4(8phút): Thực hành Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợ tự nhiên và tơ sợi nhân tạo Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở Thực hành trang 67 SGK. Thư kí ghi lại kết quả quan sát được khi làm thực hành. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện từng nhóm trình bày kết quả là thực hành của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức đúng : HĐ5(8') Làm việc với phiếu học tập Mục tiêu: HS nêu được đđ nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi Cách tiến hành:Bước 1: Làm việc cá nhân GV y/cầu HS đọc kĩ thông tin trang 67 SGK.Ghi nhanh đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. HS nối tiếp nhau trình bày kết quả, tổ chức nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng . HĐ 6(3phút) Củng cố nội dung bài học dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015 toán (tiết 80 ) : luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: -Làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm. - Tính tỉ số phần trăm của hai số - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số khi biết giá trị giá trị một số phần trăm của nó II. đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học HĐ1 (4phút) : Củng cố quy tắc tìm một số biết 52,5 % của nó là 420. - GV vấn đáp- HS nêu. Tổ chức nhận xét, GV khẳng định. HĐ2 (1phút ) GTB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3 (32phút) : Luyện tập . Bài tập 1 : Củng cố về tỷ số phần trăm của 2 số .(làm phần 1b.) - HS đọc yêu cầu - tự làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. - 2 HS lên bảng chữa bài , mỗi em 1 ý Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng . a) 37 : 42 = 0,8809.....= 88,09% b) Đáp số : 10,5 % Bài 2b : Củng cố tìm 1 số phần trăm của một số. - Tiến hành như bài tập 1- 2 HS lên bảng chữ bài (mỗi em 1 ý). Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng . HS cùng bàn đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nêu nhận xét. a) 29,1 b) Đáp số : 900 000 đồng Bài 3 a: Củng cố kỹ năng tính một số khi biết một số phần trăm của nó . - HS thảo luận nhóm đôi- GV giúp đỡ các nhóm. - Đại diện 1 nhóm lên bảng chữa bài. Nhóm khác nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng, củng cố cách làm. a) 240 b) Đáp số : 4 tấn . HĐ4(3phút) Củng cố nội dung của từng bài tập. - GV vấn đáp - HS nêu . GV nhận xét giờ. địa lý : ôn tập I. mục tiêu : Giúp HS : - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một sô dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II. đồ dùng dạy học: GV: Các bản đồ phân bố dân cư kinh tế Việt Nam . - Bản đồ trống VN. III. các hoạt động dạy học: HĐ1 (4phút) KTBC :Nêu khái niệm về thương mại, nội thương, ngoại thương. - Nêu tên các mặt hàng được xuất khảu nhập khẩu chủ yếu ở nước ta . - GV vấn đáp - HS nêu . Tổ chức nhận xét HĐ2 (1phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3 Ôn tập (20phút) MT: Hệ thống lại các kiến thức đã học về dân cư, kinh tế, các trung tâm công nghiệp, các cảng biển lớn ở nước ta. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: +Nhóm 1, 2 : Tìm hiểu về đặc điểm dân cư của nước ta. + Nhóm 3,4 : Tìm hiểu về đặc điểm các ngành kinh tế của nước ta . + Nhóm 4,5 : Tìm hiểu và xác định trên bản đồ các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta . - HS thảo luận, đại diện các nhóm trình bày và chỉ trên bản đồ. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung. HĐ4(10phút)Củng cố dặn dò : Tổ chức trò chơi đố vui. - GV dựa vào các bản đồ công nghiệp, giao thông vận tải, bản đồ trống VN để tổ chức cho HS chơi các trò chơi đố vui về vị trí các thành phố, trung tâm công nghiệp, các cảng biển lớn của nước ta. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. tập đọc : thầy cúng đi bệnh viện I. mục tiêu :Giúp HS : . Biêt đọc diễn cảm bài văn. . Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. đồ dùng dạy học : III. các hoạt động dạy học: HĐ 1 (5phút) : Kiểm tra kỹ năng đọc và cảm thụ bài " Thầy thuốc như mẹ hiền" - 2 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi. Tổ chức nhận xét. HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu của bài và ghi tựa đề. HĐ3 (13phút) Luyện đọc MT: Đọc lưu loát bài văn, với giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của truyện. - 1 HS đọc toàn truyện. - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của truyện . GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa các từ mới và khó trong bài . + Phần 1 : Gồm đoạn 1 : Từ đầu đến học nghề cúng bái +Phần 2 : Gồm đoạn 2 : Từ Vậy mà đến không được thuyên giảm . +Phần 3 : Gồm các đoạn 3,4. +Phần 4 : Gồm các đoạn 5,6 còn lại. - HS luyện đọc theo cặp, 1,2 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài . HĐ4(9phút) Tìm hiểu bài MT: HS trả lời đúng câu hỏi cuối bài và nêu được nội dung bài . - HS đọc thầm từng đoạn, đọc lướt cả bài, lần lượt trả lời các câu hỏi cuối bài. Câu hỏi 1, : Kh-khích HS chưa mạnh trong học tập trả lời. Rút ý : Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan Câu hỏi 2;3 ; HS thảo luận nhóm đôi . Đại diện nhóm trình bày kết quả. Tổ chức nhận xét, chốt kết quả đúng. Rút ý 2 : Cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới chữa khỏi bệnh. Câu 4: Thảo luận cả lớp. - HS thảo luận nhóm đôi nêu nội dung của bài (như mục tiêu hiểu). Tổ chức nhận xét, vài em nhắc lại, HS ghi bài vào vào vở. HĐ 5 (10phút) Hướng dẫn đọc diễn cảm MT: HS đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, nhấn giọng ở các từ ngữ: khẩn khoản, nói mãi, nể lời, không tin, quằn quại.... - HS nối tiếp nhau đọc lại bài , nêu cách đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễncảm phần 3,4. HS thi đọc diễn cảm . Tổ chức nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. HĐ 6 (2phút) Củng cố nội dung của bài. - 1,2 HS nhắc lại nội dung của bài . - GV nhận xét giờ học . thể dục : bài thể dục phát triển chung . trò chơi " lò cò tiếp sức" I. mục tiêu : Giúp HS : - Ôn bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài . - Chơi trò chơi"Lò cò tiếp sức ". Yêu cầu tham gia chơi tương động chủ động nhiệt tình . II. địa điểm phương tiện: - GV chuẩn bị sân bãi sạch sẽ, còi, kẻ sân cho trò chơi. III. nội dung và phương pháp lên lớp : HĐ1(8phút) : Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học. - HS thực hiện các động tác khởi động. * Trò chơi : "kết bạn" HĐ2(20 phút): Phần cơ bản - Ôn bài thể dục phát triển chung Phương pháp dạy như bài 30. GV dành 2-3 phút cuối để1, 2 nhóm thực hiện kiểm tra thử nhằm giúp cả lớp làm quen với cách kiểm tra và đánh giá . Chơi trò chơi " Lò cò tiếp sức " GV nêu tên trò chơi cùng học sinh nhắc lại cách chơi, 1-2 HS làm mẫu, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần , chơi chính thức 1 lần. HĐ3 (7 phút) Phần kết thúc - HS thực hiện 1 số động tác hồi tĩnh (do GV tự chọn) - Thực hiện trò chơi hồi tĩnh. - GV cùng HS hệ thống bài học. - GV nhận xét giờ học . Thể dục : Bài 32 Bài thể dục phát triển chung I- Mục tiêu: Giúp HS : - Ôn tập hoặc kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng từng động tác và thứ tự toàn bài iI- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, bàn ghế để kiểm tra, kẻ sân và dụng cụ để có thể tổ chức chơi trò chơi. iiI- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu (8 phút) - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân thành vòng tròn: 1 phút. - Xoay cá khớp cổ tay , cổ chân, vai, khớp gối, hông: 2 phút do giáo viên hoặc cán sự điều khiển. Họat động 2:(15') Ôn tập hoặc kiểm tra bài thể dục phát triển chung - Ôn tập: Nội dung và phương pháp dạy như bài 31. Tập đồng loạt cả lớp theo đội hình vòng tròn (vừa khởi động) hoặc hàng ngang hay đội hình do giáo viên chọn theo giáo viên hô nhịp, cán sự làm mẫu. - Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. + Nội dung kiểm tra: Mỗi học sinh sẽ thực hiện cả 8 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học. + Phương pháp kiểm tra : Giáo viên gọi mỗi đợt 4 – 5 học lên thực hiện 1 lần cả bài thể dục, dưới sự điều khiển của giáo viên. + Đánh giá: Theo mức độ thực hiện động tác của từng học sinh Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả bài Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng tối thiểu 6/8 động tác. Chưa hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng dưới 5 động tác. Chú ý: Đối với học sinh xếp loại chưa hoàn thành, giáo viên có thể cho kiểm tra lần 2 hoặc cho tập luyện để kiểm tra vào giờ học sau. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”:( 7 phút) Giáo viên cùng học sinh nhắc lại cách chơi, cho 1 – 2 tổ chơi thử để học sinh nhớ lại cách chơi sau đó chơi chính thức có phân thắng thua 1 – 2 lần. Họat động 4: Kết thúc (5 phút) -Giáo viên nhận xét phần kiểm tra, đánh giá xếp loại, khen ngợi những học sinh đạt kết quả tốt. Động viên những học sinh chưa đạt hoặc chưa được kiểm tra cần cố gắng hơn nữa. Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu : Giúp HS : - Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần qua. - Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt : GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp : Các tổ sinh hoạt, nhận xét két quả học tập và bình xét hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua : Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ. + Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ. ' + Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp .. + Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình. Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp : - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt. Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp . - Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ. 3. GV phát biểu ý kiến : - GV nhận xét tình hình của lớp. - Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ. 4. Thống nhất ý kiến : - GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến 5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới : - Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về. - Ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kì I. Tập đọc : Ôn tập I. mục tiêu : Giúp HS : - Ôn các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 15 . - Trả lời các câu hỏi của các tập đọc bài . II. đồ dùng dạy học : - GV chuẩn bị thăm ghi tên các bài tập đọc từ tuần 11-15. III. các hoạt động dạy học : HĐ1 (1’) GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học : HĐ2 (37’) Ôn tập - HS lên bốc thăm chuẩn bị 1-2’ rồi nối tiếp nhau lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài tập đọc. - Nêu nội dung của bài tập đọc. - Tổ chức lớp nhận xét, ghi điểm. HĐ 3(2') : GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc. toán : luyện tập I. mục tiêu : Giúp HS : - Hoàn thành bài tập 1- 4 vở bài tập toán 5 trang 91/92 ( Củng cố kỹ năng làm các phép tính liên quan đến tỷ số phần trăm ) II. đồ dùng dạy học : III. các hoạt động dạy học : HĐ 1 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề . HĐ2 (30phút) Luyện tập Bài 1 : Củng cố kỹ năng làm các phép tính liên quan đến tỷ số phần trăm - HS đọc yêu cầu, tự làm , rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả, GV chốt lời giải đúng. Bài 2+3 : Củng cố giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm. - HS đọc yêu cầu - Tự làm bài, GV giúp đỡ HS yếu, 1 số Hs lên bảng chữa bài. - Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: Củng cố kỹ năng giải toán vè tỷ số phần trăm . - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi. Đại diện 1 nhóm lên chữa bài. Tổ chức nhận xét chốt lời giải đúng . HĐ nối tiếp : (3phút) Củng cố nội dung vừa học. GV vấn đáp - HS nêu, GV nhận xét giờ học . Mĩ thuật : Bài 16: vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai vật mẫu I - Mục tiêu : Giúp HS - HS hiểu được đặc điểm của mẫu. - HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu. - HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh. II - Chuẩn bị -GV : Một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu - Hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH hoặc tự chuẩn bị. - Một số bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của HS lớp trước. -HS : Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu HĐ1(1) Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi tựa đề HĐ2:(3’) Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK để HS quan sát, nhận xét đặc điểm của mẫu. Ví dụ: + Sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật như chai, lọ, phích, bình đựng nước,... Giống nhau: Có miệng, cổ, vai, thân, đáy,... Khác nhau: ở tỉ lệ các bộ phận (to, nhỏ, rộng, hẹp cao thấp,...). Chi tiết: Nắp đậy, quai sách, tay cầm,... + Sự khác nhau về vị trí tỉ lệ, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan16.doc
Tài liệu liên quan