T.H.TOÁN:
HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Tiếp tục nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- HS chuẩn bị thước kẻ và compa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động 1(12) Giới thiệu bài:
Hoạt động 2(35)Thực hành.
Bài 1,2 : Rèn kĩ năng vẽ đường tròn
- HS làm các bài tập vào vở .
- GV theo dõi nhắc nhở HS
- Yêu cầu HS ghi bán kính hoặc đường kính cho trước vào hình.
37 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ đó chuyển sang GT người định tả.
III- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1(1phut). Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2( 37 phút ). Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS 1 đọc phần lệnh và đoạn mở bài a (MBa), HS 2 đọc đoạn mở bài b(MBb) và chú giải từ khó). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của hai cách MBa, MBb. GV nhận xét, kết luận:
+ Đoạn MB a) - mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (là người bà trong gia đình)
+Đoạn MB b)- mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng)
Bài tập 2
- Một số HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau:
+ Chọn 2 đề văn để viết đoạn mở bài (trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể, cần trả lời các câu hỏi:
Người em định tả là ai, tên gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trongdịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ. Người ấy thế nào?
+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề vă đã chọn, GV nhắc HS : cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp, một mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Năm, bảy HS nói tên đề bài em chọn.
- HS viết các đoạn mở bài. Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
Hoạt động 3(2 phút )Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người .
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết được những đoạn mở bài hay. Yêu cầu những HS viết đoạn mở bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại.
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
Toán: Tiết 93:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác vuông , hình thang
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị :
: Hình vẽ bài 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(1')GT B : GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2 (36’) Luyện tập.
Bài 1: Củng cố kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác vuông
- HS tự làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra.
- Chữa chéo cho nhau.
- Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
- HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: Củng cố tính diện tích hình thang, hình tam giác.
- Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích hình thang ABED
+ Dễ dàng xác định được đáy lớn bằng 2,5dm; đáy nhỏ 1,6dm đường cao 1,2dm
HS tính diện tích tam giác BED, từ đó suy ra câu trả lời của bài toán.
HS tự làm bài, 1 em đọc kết quả- HS khác nhận xét.
GV chốt lời giải đúng.
HĐ(3’)Củng cố dặn dò:
- GV đàm thoại để củng cố cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang.
Lịch sử : Bài 17
chiến thắng lịch sử điện biên phủ
i – mục tiêu: Giúp HS :
Học xong bài này, HS biết:
- Kể sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ : là mốc son chói lọi góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của quân đội ta trong chiến dịch : tiêu biểu là anh hùng Phan đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Ii - đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Điện Biên Phủ).
- Lược đồ phóng to (để thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ)
- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ (ảnh, truyện kể).
- Phiếu học tập của HS.
iii – các hoạt động dạy – học chủ yếu:
* Hoạt động 1 (1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biện Phủ.
* Hoạt động 2 (10’) (làm việc theo nhóm và cả lớp):
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm1 ,5: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953 – 1954.
N2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N 4,6: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.Tổ chức nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3(10’) (Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp)
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ của bài học.
Nhóm 1: Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhóm 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
Gợi ý. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví dụ với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà các em đã được học ở SGK Lịch sử và Địa lý 4? (Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên kết luận
* Hoạt động 4(10’)(Làm việc cả lớp)
- GV có thể cho học sinh quan sát ảnh tư liệu.
- HS có thể tìm đọc một số câu thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ hoặc nêu tên (và có thể hát) một bài hát tiêu biểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Học sinh kể về một trong những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoạt động 5(4’) 2-3 HS đọc ghi nhớ cuối bài trong SGK.
HS nhắc lại ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
kỹ thuật :
Nuôi dưỡng gà
I - Mục tiêu
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- Biết cách cho gà ăn uống
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II - Đồ dùng dạy học: Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGK
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1(1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(8’). Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- GV nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK). Sau đó, đặt câu hỏi và gợi ý, dẫn dắt để HS nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Tóm tắt nội dung chính
Hoạt động 3(18’). Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống
a) Cách cho gà ăn
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a (SGK).
- HS nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng).
- Nhận xét và giải thích cho HS về cách cho gà ăn các loại thức ăn bột đường , đạm , khoáng , vi ta min
- Tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung SGK.
b) Cách cho gà uống
- HS nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4).
- Nhận xét và giải thích về vai trò của nước đối với đời sống động vật- HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- HS đọc mục 2b và nêu cách cho gà uống.
- Nhận xét và nêu tóm tắt cách cho gà uống nước theo SGK.
Kết luận hoạt động 2: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu càu về dinh dưỡng ở từng thời kỳ sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nước .Cách sử dụng cho gà uống. Thức ăn, nước uống dùng để nuôi gà phải sạch sẽ, không bị ôi mốc và được đựng trong máng sạch.
Hoạt động (5). Đánh giá kết quả học tập
- dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết qủa học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo két quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập .
Hoạt động 6(3’)
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2016
Toán: Tiết 94:
Hình tròn, đường tròn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ vẽ các hình minh hoạ như trong SGK.
- HS chuẩn bị thước kẻ và compa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1(12’) Giới thiệu bài: GV giới thiệu về hình tròn - đường tròn.
- HS dùng compa để vẽ trên giấy (GV vẽ trên bảng) một đường tròn và GV nói: “Đầu chì của compa vạch ra một đường tròn”.
- GV yêu cầu HS nêu tên các yếu tố của hình tròn như: tâm, bán kính, đường kính.
- Nhận xét về đặc điểm của các yếu tố đó.
- GV giới thiệu tiếp về hình tròn và các yếu tố của hình tròn.
Hoạt động 2(25’)Thực hành.
Bài 1,2 : Rèn kĩ năng vẽ đường tròn
- HS làm các bài tập vào vở .
- GV theo dõi nhắc nhở HS
- Yêu cầu HS ghi bán kính hoặc đường kính cho trước vào hình.
Hoạt động 3(3’):
GV vấn đáp- HS nhắc lại nội dung bài học.
GV nhận xét tiết học.
T.h.toán:
Hình tròn, đường tròn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tiếp tục nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS chuẩn bị thước kẻ và compa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1(12’) Giới thiệu bài:
Hoạt động 2(35’)Thực hành.
Bài 1,2 : Rèn kĩ năng vẽ đường tròn
- HS làm các bài tập vào vở .
- GV theo dõi nhắc nhở HS
- Yêu cầu HS ghi bán kính hoặc đường kính cho trước vào hình.
Bài 3: Rèn luyện kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
- GV cho HS quan sát hình vẽ và nhận xét cách vẽ.
- HS tự vẽ.
- GV quan sát, kiểm tra.
Hoạt động 3(3’): GV vấn đáp- HS nhắc lại nội dung bài học.
GV nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
I- Mục tiêu : Giúp HS :
. Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từvà nối các vế câu ghép không từ nối (ND ghi nhớ)
. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1 mục III, viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.
II - đồ dùng dạy – học :
III- các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1(5 phút ) 1HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước và làm miệng BT3 (phần Luyện Tập)
Hoạt động 2(1phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và giới thiệu bài.
Hoạt động 3(14phút). Phần nhận xét
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- Mời 4 HS lên bảng, mỗi em phân tích 1 câu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
- GV hỏi: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?(Hai cách: dùng từ có tác dụng nối; dùng dấu câu để nối trực tiếp).
Hoạt động 3(3phút) Phần ghi nhớ
- Ba, bốn HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
- Một, hai HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK )
Hoạt động 4(15 phút). Phần luyện tập
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép. Các em hãu viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
- GV mời 1-2 HS làm mẫu. VD:
Câu ghép gồm 2 vế, các vế nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì.nên
- HS viết đoạn văn. GV phát giấy khổ to cho 3-4 HS.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV mới những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
Hoạt động 4( 2 phút )
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn (BT2, phần Luyện tập) chưa đạt về nhà viết lại.
t.h.luyện từ và câu
Ôn Cách nối các vế câu ghép
I- Mục tiêu : Giúp HS :
Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ và nối các vế câu ghép không từ nối
Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn
II - đồ dùng dạy – học :
III- các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1(5 phút ) 1HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước và làm miệng BT3 (phần Luyện Tập)
Hoạt động 2(1phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học và giới thiệu bài.
Hoạt động 4(32 phút). Phần luyện tập
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép. Các em hãu viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
- GV mời 1-2 HS làm mẫu. VD:
Câu ghép gồm 2 vế, các vế nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì.nên
- HS viết đoạn văn. GV phát giấy khổ to cho 3-4 HS.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV mới những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
Hoạt động 4( 2 phút )
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả :
nhà yêu nước nguyễn Trung trực
I- Mục tiêu: Giúp HS
Viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Làm đúng BT2. BT3a) luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/ gi .
II - đồ dùng dạy – học
- GV chép lên bảng những dòng thơ (câu văn) có chữ cần điền.
III. các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1(1’) Giới thiệu bài: GV nêu tiêu, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2( 23 phút ). Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực- đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì?
- HS phát biểu, GV nhấn mạnh Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh, ông đã có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”)
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý những tên riêng cần viết hoa (Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây),
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai :
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt.
- GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lỗi.
- GV chấm chữ từ 7 đến 10 bài.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 3(14 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của BT2, nhắc HS ghi nhớ:
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, tự làm bài hoặc trao đổi theo cặp.
- GV chia lớp thành 4-5 nhóm, các nhóm thi tiếp sức. HS điền chữ cái cuối cùng sẽ thay mặt nhóm đọc lại toàn bộ bài thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm. Nhóm nào điền xong trước và được nhiều điểm, nhóm ấy thắng cuộc.
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Bài tập (3)
- GV cho HS lớp mình làm BT3a
- Cách tổ chức tiếp theo tương tự BT2.
- Hai, ba HS đọc lại mẩu chuyện vui và câu đố sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.’
Hoạt động 4. (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Khoa học : Bài 38-39:
sự biến đổi hoá học (Tiết 1 )
I- Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một sốví dụ về sự biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II.đồ dùng dạy – học - Hình 78, 79, 80, 81SGK.
- Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
- Một ít đường kính trắng, giấy nháp, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 (5’) KTBC: Dung dịch là gì ? Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
Hoạt động 2(10’): thí nghiệm
* Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để nhận sự biến đổi từ chất này thành chất khác
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học
* Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy : - Mô tả hiện tượng xảy ra
- Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa bò, đun trên ngọn lửa đèn cồn). :
-Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
+ Hoà tan đường vào nước, ta được gì?
+ Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì?
+ Như vậy, đường và nước có thể bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?)
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa. Các nhóm khác bổ sung.
GV yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi:
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì? Sự biến đổi hoá học là gi?
GV kết luận.
Hoạt động 3 (15’)thảo luận
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi:
- Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận:
HĐ 4 (5’) GV đàm thoại để củng cố nội dung bài học.
Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2016
Toán :Tiết 95:
Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu. Giúp HS
- Nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
II. đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1(1’)GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2 (8)Nhận biết về quy tắc và công thức chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu các công thức chu vi hình tròn (tính thông qua đường kính và bán kính).
- GV ghi công thức tính lên bảng:
C = d x 3,14
C = r x 2x 3,14
- HS vận dụng các công thức qua các ví dụ 1 và 2.
- HS nêu kết quả.
- GV công nhận kết quả đúng.
Hoạt động 3(28’): Thực hành tính chu vi hình tròn.
Bài 1ab : Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính
- HS nêu kết quả.
- HS dưới lớp đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2c : Củng cố cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính r
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm
Lớp theo doic nhận xét sửa sai nếu có
Bài 3 : HS vận dụng các công thức tính chu vi trong việc giải các bài toán thực tế. Các bài toán này có mô hình toán học thể hiện khá rõ ở chỗ HS đã biết “bánh xe hình tròn” và yêu cầu tính chu vi của hình tròn đó. Chú ý yêu cầu HS tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của “bánh xe” nêu trong bài toán.
- HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
- GV chữa chung.
Hoạt động 4.(2') GV đàm thoại để HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn.
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I- Mục tiêu : Giúp HS :
.Nhận biết được hai kiểu kết bài ( Mở rộng và không mở rộng) qua 2 đoạn kết bài trong SGK(BT1)
Viết được 2 đoạn kết bài theo yêu cầu BT2.
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết kiến thức đã học từ (lớp 4) về hai kiểu kết bài:
+ Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm cảu em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
III- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 (5 phút)HS đọc các đoạn mở bài (BT2, tiết TLV trước) đã được viết lại.
Hoạt động 2 (1’) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu và ghi tựa đề.
- GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài, mới 1 HS đọc
Hoạt động 3(32 phút ). Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1 : Củng cố kiến thức về đoạn kết bài.
- Một HS đọc nội dung BT1
- HS tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của kết bài a (KBa), kếtbài b (KBb). GV nhận xét, kết luận.
Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu. do đó, vẫn có thể gọi kết bài a. (Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi) là đoạn kết bài.
Bài tập 2 : Rèn kĩ năng viết đoạn kết bài theo hai kiểu : mở rộng và không mở rộng
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài), tr.12 (Tả một người thân trong gia đình em; Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ởgần nhà em; Tả một ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích)
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
- Năm, bảy HS nói tên đề bài mà các chọn
- HS viết các đoạn kết bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
Hoạt động 4(2 phút )
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí :Bài 17 Châu á
I - Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Nhớ tên các châu lục, đại dương
- Nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á:+ ở bán cầu Bắc trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, có 3 phía giáp biển và đại dương.
+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình khí hậu Châu á
Sử dụng quả địa cầu, bản đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn của Châu á.
- Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn, sông lớn của châu á trên bản đồ.
II- Đồ dùng dạy học GV: Quả Địa cầu, bản đồ tự nhiên châu á
- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu á
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động(1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
1. Vị trí địa lí và giới hạn
Hoạt động 2(8’) (làm việc theo nhóm 4 )
Bước 1: HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi trong SGK về tên các châu lục, đại dương trên Trái Đất; về vị trí địa lí và giới hạn châu á.
- GV hướng dẫn HS: + Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương
+ Cách mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu á: nhận biết chung về châu á
+ Nhận xét vị trí địa lí của châu á:
Bước 2: Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm việc, kết hợp chỉ vị trí địa lí và giới hạn của châu á trên bản đồ treo tường.
Kết luận: châu á nằm ở bán cầu Bắc: có ba phía giáp biển và đại dương
Hoạt động 3(10’) (làm việc theo cặp)
Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu và câu hỏi hướng dẫn trong SGK để nhận biết châu á có diện tích lớn nhất thế giới.
Bước 2: Các nhóm trao đổi kết quả học tập trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV có thể yêu cầu HS so sánh diện tích của châu á với diện tích của các châu lục khác để thấy châu á lớn nhất, gấp gần 5 lần châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
Kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
2. Đặc điểm tự nhiên
Hoạt động4(8’) (làm việc cá nhân sau đó làm việc nhóm)
Bước 1: GV cho HS quan sát hình 3, sử dụng phần chú giải để nhận biết các khu vực của châu á, yêu cầu 2 hoặc 3 HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ. Sau đó cho HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của hình 2, rồi tìm chữ ghi tương ứng của các khu vực trên hình 3, cụ thể:
Bước 2: Sau khi HS đã tìm được đủ 5 chữ (khoảng 4-5 phút), GV yêu cầu từ 4 đến 5 HS trong nhóm kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo đúng các chữ a, b, c, d, đ tưng ứng với cảnh thiên nhiên ở các khu vực nêu trên. Đối với HS giỏi, có thể yêu cầu mô tả những cảnh thiên nhiên đó. GV nói thêm khu vực Tây Nam á chủ yếu có núi và sa mạc.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả làm việc
- Với đối tượng HS giỏi, GV có thể hỏi thêm: “Vì sao có tuyết?” đó là khu vực Bắc á có khí hậu khắc nghiệt, có mùa đông lạnh dưới 00C nên có tuyết rơi.
- GV tổ chức cho HS thi tìm các chữ trong lược đồ và xác định các ảnh tương ứng các chữ, nhóm HS nào hoàn thành sớm và đúng bài tập được xếp thứ nhất.
Bước 4: GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu á.
Kết luận: Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên.
Hoạt động 5(5’) (làm việc cá nhân và cả lớp)
Bước 1: HS sử dụng hình 3, nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy, đọc thầm tên các dãy núi, đồng bằng.
Bước 2: GV yêu cầu 2 hoặc 3 HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng đã ghi chép, GV sửa cách đọc của HS.
GV cần nhận xét ý kiến của HS và bổ sung thêm .
Kết luận: châu á có nhiều dẫy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Hoạt động6(3’) 2-3 HS nhắc lại nội dung bài học SGK - GV nêu câu hỏi để củng cố lại nội dung của bài.
Thể dục : (Bài 37)
trò chơi “đua ngựa” và “lò cò tiếp sức”
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn đi đều và đổi chân khi đi sai nhịp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi hai trò chơi “Đua ngựa”, “lò cò tiếp sức” . Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
* Trò chơi khởi động : Kết bạn .
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Đua ngựa”: (7 phút.)
Giáo viên nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho học sinh chơi thử một lần rồi mới chơi chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phát.
HĐ3(10') Ôn đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp: Thi đua giữa các tổ với nhau 1 – 2 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Giáo viên biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất sẽ phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Lò cò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 19 - 2011.doc