CHÍNH TẢ : (NGHE VIẾT) :
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
1. Nghe viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con, trình bày đúng hình thức văn xuôi(BT1)
2. Làm đúng bài tập ôn mô hình cáu tạo vần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Một vài tờ giấy khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ1 ( 1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ 2(7) :Tìm hiểu nội dung bài viết và cách trình bày.
MT: HS nêu nội dung bài viết (Ca ngợi tấm lòng nhân ái của mẹ Nguyễn Thị Phú )
Viết đúng : 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải.
- 1 HS đọc đoạn viết, cả lớp theo dõi.
- GV nêu câu hỏi - HS nêu nội dung đoạn viết. Tổ chức nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn viết - nêu từ khó, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp .
37 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t) : Củng cố kỹ năng đọc và cảm thụ bài " Ngu Công xã Trịnh Tường".
- 2 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi. Tổ chức nhận xét, ghi điểm.
HĐ 2 (1phút) GTB: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ 3 (12phút) Luyện đọc :
MT: Đọc các bài ca dao lưu loát và hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 bài ca dao. Lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng bài. GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa các từ mới và khó.
- HS luyện đọc theo cặp, 2 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ4 (10phút) Tìm hiểu bài :
MT: HS trả lời đúng các câu hỏi cuối bài và nêu được ý nghĩa của bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt từng bài, cả 3 bài suy nghĩ trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu hỏi 1 : Khuyến khích HS yếu trả lời.
ý 1: Nỗi lo lắng vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất.
Câu hỏi 2 : HS thảo luận nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi.
Tổ chức nhận xét, GV chốt lời giải đúng .
ý 2: Tinh thần lạc quan của ngời nông dân.
- Hs trả lời câu hỏi 3. Rút ý chính .
ý: Khuyên người nông dân chăm chỉ và thể hiện lòng quyết tâm trong lao động sản xuất đồng thời muốn nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- HS thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung của bài (như mục tiêu hiểu), HS nối tiếp nhau nhắc lại, GV ghi bảng HS ghi bài vào vở.
HĐ5 : (11phút) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
MT: Đọc với giọng tâm tình nhẹ nhàng.
- HS luyện đọc diễn cảm bài 1- luyện đọc nhóm đôi
- HTL cả ba bài thơ.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm bài 1, nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng bài. HS thi đọc thuộc lòng, nhận xét, ghi điểm.
HĐ 6 : (2phút) Củng cố nội dung của bài.
- 1 HS nhắc lại nội dung của bài.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS chuẩn bị bài tuần sau.
Tập làm văn (tiết 33)
ôn luyện về viết đơn
I. mục tiêu : Giúp HS:
- Biết điền đúng nội dung vào lá đơn in sẵn (BT1)
- Viết được xin học môn tự chọn ngoại ngữ hoặc tin họcđúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II. đồ dùng dạy học:
III. các hoạt động dạy học:
HĐ1 ( 1phút) GTB: GV mêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2 : (36 phút) Luyện tập :
Bài 1: Điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- HS đọc yêu cầu, GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập .
- HS làm việc cá nhân, GV giúp đỡ HS yếu .
- Một số HS đọc kết quả, tổ chức nhận xét.
Bài 2 :Rèn kỹ năng viết một lá đơn theo yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu, GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu .
- HS tự làm, GV giúp đỡ HS yếu .
- Một số HS đọc bài làm, tổ chức nhận xét.
HĐ 3 ( 3phút) Củng cố về cách viết đơn.
- GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ1 .
Thứ 4 ngày 19 tháng 12 năm 2012
toán (tiết 83)
giới thiệu máy tính bỏ túi
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng trừ, nhân, chia các STP, chuyển một số phân số thành số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học
Máy tính bỏ túi cho các nhóm nhỏ nếu mỗi HS không có 1 máy tính.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 (1') GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tự đề.
Hoạt động 2(5phút): Làm quen với máy tính bỏ túi
Các nhóm quan sát máy tính, trả lời các câu hỏi: Em thấy có những gì? (màn hình, các nút). Em thấy ghi gì trên các nút ? (HS kể tên)
Sau đó HS ấn nút ON/C và nút OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói sẽ tìm hiểu dần về các nút khác.
Hoạt động 3: (7’)Thực hiện các phép tính
GV ghi một phép cộng lên bảng, ví dụ: 25,3 + 7,09
Đọc cho HS ấn lần lượt các nút cần thiết (chú ý ấn . để ghi dấu phẩy). Đồng thời vừa quan sát kết quả trên màn hình.
- Tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia. Nên để các em HS giải thích cho nhau nếu có HS chưa rõ cách tính.
Hoạt động 4: (25’)Thực hành
Các nhóm HS tự làm. Đây là những bài tập dễ. GV lưu ý để tất cả HS được thay phiên nhau tự tay bấm máy tính, mỗi em trực tiếp làm một bài tập.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu trả lời đúng của bài tập 3, phần b là C
Nếu còn thời gian, có thể tổ chức thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
HĐ 5 (2phút) Củng cố về nội dung vừa học.
GV vấn đáp - HS nêu, nhận xét giờ học.
lịch sử :
ôn tập học kỳ I
I. mục tiêu : Giúp HS:
- Nhớ lại mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1954
II. đồ dùng dạy học :
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập cho hoạt động 3.
III. các hoạt động dạy học :
HĐ1 : (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
HĐ2 (18 phút) Ôn tập hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ(1858-1945 )
- GV lần lượt nêu câu hỏi. HS trả lời, nhận xét bổ sung- GV chốt câu trả lời đúng.
- HS thảo luận nhóm đôi nêu ý nghĩa lịch sử của Đảng CSVN ra đời và CM tháng Tám thành công.
HĐ3 : (17phút) Ôn tập : Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm ( 1 nhóm làm vào giấy khổ to), mỗi nhóm làm 1 câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 4 : (4phút) Củng cố nội dung vừa ôn.
- GV vấn đáp- HS nêu
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
kỹ thuật :
thức ăn nuôi gà
I - Mục tiêu : Giúp HS:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp,)
- Phiếu đánh giá kết quả học tập
III- Các hoạt động dạy – học
HĐ1 (1phút) Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
HĐ2 (10phút) . Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? (Từ nhiều loại thức ăn khác nhau).
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung, GV kết luận .
Hoạt động 3.(10phút) Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- GV đặt câu hỏi để yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà.
- Một số HS trả lời câu hỏi. GV ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu lên bảng, ghi theo nhóm thức ăn.
-1 số HS nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, bột khoáng,
Hoạt động 4(12phút). Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK.
- GV đặt câu hỏi: thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn.
- Chỉ định một số HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.
- Giới thiệu phiếu học tập, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
+ Cách tìm các thông tin. Ghi các câu trả lời vào giấy khổ A3 để trình bày trước lớp.
- GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ, vị trí thảo luận cho các nhóm
- HS thảo luận nhóm. Tổ chức cho đại diện từng nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận về tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS
HĐ 5 (2phút) Củng cố ích lợi của việc nuôi gà.
GV vấn đáp -1 HS nêu, GV nhận xét giờ học, dặn dò học sinh.
Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2012
toán : Tiết 84:
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán
về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu: Giúp HS :
Biết sử dụgn máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm HS.
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1 : (1phút) GTB: GV giới thiệu bài và ghi tựa đề
HĐ2(15phút): a) Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
Một HS nêu cách tính theo quy tắc:
- Tìm thương của 7 và 40 (lấy 4 chữ số sau dấu phẩy).
- Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải thương tìm được.
GV: Bước thứ nhất có thể thực hiện nhờ máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.
Kết quả là : 17,5 %
b) Cách tính 34% của 56
Một HS nêu cách tính (theo quy tắc đã học): 56 x 34 : 100
Cho các nhóm tính, GV ghi kết quả lên bảng. Sau đó nói: Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta ấn các nút: 56 x 34%
HS ấn các nút trên và thấy kết quả trùng với kết quả ghi trên bảng.
c) Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
Một HS nêu cách tính đã biết:
78 : 65 x 100
Sau khi HS tính, GV gợi ý các ấn nút để tính là:
78 : 65% =120. Vậy số cần tìm là : 120
Từ đó HS rút ra cách tính nhờ máy tính bỏ túi.
HĐ3 (22phút): Thực hành
Bài 1: Rèn kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi. (dòng 1,2)
2: Rèn kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
(dòng 1,2)
Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính, một em ghi vào bảng. Sau đó đổi lại: em thứ hai bấm máy rồi đọc cho em thứ nhất kiểm tra kết quả đã ghi vào bảng.
Bài 3: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán.(Phần a, b)
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi, nêu dạng toán. Các nhóm tự tính, nêu kết quả.
Sau đó cho các nhóm tự tính và nêu kết quả.
HĐ 4: (2phút) Củng cố nội dung vừa học.
- GV vấn đáp - HS nêu.
- GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
ôn tập về câu
I. mục tiêu : Giúp HS :
1. Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, cầu cầu khiến .
2. Củng cố kỹ năng về kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?). Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạngngữ trong từng câu.
II. đồ dùng dạy học:
GV: 2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ như SGV.
- Một vài tờ phiếu để HS làm bài tập 1,2.
- Một vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể để HS làm bài tập 2.
III. các hoạt động dạy học:
HĐ1 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tự đề .
HĐ 2 : (37phút) Luyện tập
Bài 1 `: Củng cố kiến thức về kiểu câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
-Một HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1.
- GV hỏi - HS lần lượt nêu nội dung cần ghi nhớ .
- GV dán lên bảng tờ giấy khổ to đã chuẩn bị sẵn, 1 HS đọc.
- HS đọc thầm mẫu chuyện vui tự làm . 2 HS làm vào giấy khổ to dán trên bảng lớp . Tổ chức nhận xét, chốt lời giả đúng.
Bài 2 : Củng cố kỹ năng phân loại các kiểu câu trong mẫu chuyện "Quyết định độc đáo", xác định thành phần từng câu.
- Ai làm gì?
- Ai thế nào?
- Ai là gì?
HS đọc nội dung bài tập, GV hỏi HS nêu những kiểu câu kể - GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn nội dung.
-1 HS nhìn đọc
- HS đọc thầm mẫu chuyện - Thảo luận nhóm đôi, GV phát bút dạ + giấy khổ to cho 2 nhóm - dán bài lên bảng lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
HĐ 3(2phút) Củng cố nội dung vừa học .
- GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét giờ học.
chính tả : (nghe viết) :
người mẹ của 51 đứa con
I. mục tiêu : Giúp HS:
1. Nghe viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con, trình bày đúng hình thức văn xuôi(BT1)
2. Làm đúng bài tập ôn mô hình cáu tạo vần.
II. đồ dùng dạy học
GV : Một vài tờ giấy khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2.
III. các hoạt động dạy học :
HĐ1 ( 1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ 2(7’) :Tìm hiểu nội dung bài viết và cách trình bày.
MT: HS nêu nội dung bài viết (Ca ngợi tấm lòng nhân ái của mẹ Nguyễn Thị Phú )
Viết đúng : 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải....
- 1 HS đọc đoạn viết, cả lớp theo dõi.
- GV nêu câu hỏi - HS nêu nội dung đoạn viết. Tổ chức nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn viết - nêu từ khó, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp .
HĐ3 (18phút) Nghe viết
MT: Nghe viết chính xác, đảm bảo tốc độ quy định
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc lại cho HS soát bài.
- GV chấm 5- 7 bài, HS cùng bàn đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nêu nhận xét.
- GV nhận xét chung.
HĐ4 (12phút) Luyện tập
Bài 2a) Ôn kỹ năng xác định mô hình của cấu tạo vần .
- HS đọc yêu cầu, GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập .
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào phiếu khổ to, dán bảng lớp, tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng .
2b) Rèn kỹ năng tìm những tiếng bắt vần với nhau.
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm nêu, tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
HĐ 5: (2phút) Củng cố mô hình cấu tạo vần của tiếng .
- GV vấn đáp - 1 HS nêu .
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 21/tháng 12 năm 2012
toán (tiết 85) :
hình tam giác
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có ba đỉnh, ba góc, ba cạnh.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và chiều cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học: Các dạng hình tam giác. Êke.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 ( 1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2(2phút) : Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ hình như SGK, HS chỉ ra 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của một hình tam giác.
HĐ3 (3phút): Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác (theo góc)
- HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc) trong tập hợp nhiều hình hình học. Tổ chức nhận xét, GV chốt đặc điểm:
+ Tam giác có ba góc nhọn.
+ Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
+ Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
HĐ4(5phút): Giới thiệu đáy và chiều cao
GV giới thiệu hình tam giác nêu tên cạnh đáy và chiều cao (tương ứng). Nêu tên đáy (BC) và chiều cao (AH).
Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh (A) vuông góc với đáy tương ứng (BC) gọi là chiều cao của hình tam giác (ABC).
- HS tập nhận biết chiều cao của hình tam giác (dùng êke) trong các trường hợp:
HĐ5 (27phút): Thực hành
Bài 1: Rèn kỹ năng viết tên 3 góc, 3 cạnh của từng hình tam giác .
- HS đọc yêu cầu, tự làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
-3 HS đọc bài làm. Tổ chức nhận xét.
HS cùng bàn đổi vở kiểm tra lẫn nhau nêu nhận xét.
Tam giác ABC : cạnh AB, BC; AC; góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C.
Bài 2 : Rèn kỹ năng nêu đáy và đường cao tương ứng.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện 2 nhóm nêu. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3 : Rèn kỹ năng so sánh diện tích hình tam giác.
Tiến hành như bài 2 .
HĐ 6 (2phút) : Củng cố đặc điểm hình tam giác.
- GV vấn đáp - 1 HS nêu .
- GV nhận xét giờ học.
tập làm văn (tiết 34)
trả bài văn tả người
I. mục tiêu : Giúp HS :
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người(bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Nhận biết lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn cho đúng.
II. đồ dùng dạy học :
- GV: Bảng phụ viết 4 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần 16, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn ý,... trong bài làm của HS cần chữa chung trước lớp .
III. các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1 : (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề
HĐ2 (10phút) GV nhận xét chung về kết quả bài làm của học sinh.
- GV mở bảng phụ đã chuẩn bị, nhận xét chung về bài làm của cả lớp, HS theo dõi .
* Ưu điểm chính : Đa số HS đã nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề tài đã cho.
* Hạn chế : Còn một số em có sử dụng văn mẫu, một vài câu văn trong bài viết rườm rà...
- Thông báo điểm số cụ thể: GV đọc điểm từng em, học sinh theo dõi.
HĐ3 (25 phút) Hướng dẫn HS chữa bài .
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. HS cả lớp trao đối về bài chữa trên bảng. GVchữa lại nếu sai.
b) Hướng dẫn chữa trong bài làm của từng HS:
- HS tự sửa lỗi, dổi bài cho nhau để soát lại lỗi đã sửa.
- GV kiểm tra HS làm bài.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GVđọc, HS trao đổi thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học.
Mỗi HS chọn viết một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn.
HĐ4 (4phút) Củng cố bố cục của bài văn tả người .
- 1 HS nhắc lại, GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
địa lý :
ôn tập học kỳ 1
I. mục tiêu : Giúp HS :
- Hệ thống kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước tảơ mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lý tự nhiênViệt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
-Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. đồ dùng dạy học:
- GV : Bản đồ địa lý tự nhiên VN, phân bố dân cư, kinh tế VN.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1 ( 1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2 (9phút) Mô tả vị trí địa lý nước ta trên bản đồ .
- Gọi 1 số HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ. Tổ chức nhận xét, hoàn thiện.
HĐ3 (9 phút) Nêu tên chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn.
(Tiến hành như hoạt động 2 .)
HĐ3 (10phút) Nêu các yếu tố tự nhiên và đặc điểm chính .
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện từng nhóm nêu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ5 : (10phút) Nêu đặc điểm về dân cư các ngành kinh tế, xác định một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
- HS làm việc cá nhân, lần lượt trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ, tổ chức lớp nhận xét, hoàn thiện.
HĐ nối tiếp (2phút) : Củng cố nội dung vừa ôn .
- GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ 1.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần qua.
- Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt :
GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp :
Các tổ sinh hoạt, nhận xét két quả học tập và bình xét hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua :
Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ.
+ Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ.
+ Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp.
+ Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình.
Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp .
- Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ.
3. GV phát biểu ý kiến :
- GV nhận xét tình hình của lớp.
- Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ.
4. Thống nhất ý kiến :
- GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến
5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới :
- Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về.
Thể dục : Bài 33
trò chơi “chạy tiếp sức theo
vòng tròn”
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi theo đúng quy định.
iI- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2 – 4 vòng tròn bán kính 4 – 5 m cho trò chơi
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Hoạt động 2: Ôn tập đi đều vòng phải, vòng trái: ( 15')
Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó cả lớp cùng thực hiện. Lần đầu, do giáo viên hướng dẫn; lần 2 cán sự điều khiển; lần 3 tổ chức chơi dạng thi đua Tổ nào thực hiện tốt được biểu dương, tổ nào còn nhiều người thực hiện chưa đúng sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh sân tập.
Hoạt động 3: Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” : 7 phút.
Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi, sau đó cho học sinh chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình, rồi mới chơi chính thức. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên có thể dùng còi hoặc hiệu lệnh khác để phát lệnh di chuyển. Giáo viên luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong tập luyện và vui chơi.
Hoạt động 4: Kết thúc: 5 phút
- Thực hiện một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu: 1 phút
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ đã học.
Thể dục : Bài 34
Đi đều vòng phải, vòng trái trò chơi
“ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
iI- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu (10phút)
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Học sinh chạy chậm 1 hàng dọc theo nhịp hô của giáo viên xung quanh sân tập: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai.
* Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra bài thể dục phát triển chung
Hoạt động 2: Ôn tập đi đều vòng phải, vòng trái: (13 phút.)
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công, học sinh thay nhau điều khiển cho các bạn tập. Giáo viên đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh, nhắc nhở các em tập luyện.
* Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của giáo viên: 1 lần.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”: 7 phút.
Trước khi chơi giáo viên phải cho các em khởi động lại các khớp cổ chân, khớp gối. Giáo viên nêu tên trò chơi và nhắc lại (tóm tắt) cách chơi. Có thể học sinh chơi thử rồi mới chơi chính thức. Giáo viên điều khiển, làm trọng tài cuộc chơi và nhắc học sinh để phòng chân thương.
Hoạt động 4: Kết thúc: 5 phút
- Đi thành 1 hàng theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu: 1 – 2 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 2 – 3 phút. Giáo viên giao bài tập về nhà ôn các động tác đội hình vừa học
khoa học:
Ôn tập
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức để đề phòng các bệnh truyền nhiễm, cách phòng tránh tai na giao thông, lí do không nên hút thuốclá.
- Công dụng của tre, mây, song và của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học :
HĐ1 (1'): GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 (35') Ôn tập
GV: GV đàm thoại – HS cả lớp nối tiếp nhau phát biểu. TC nhận xét.
Câu 1 : Nêu cách đề phòng chung cho 3 bệnh : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não .
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
Diệt muỗi
Diệt bọ gậy.
Tránh để muỗi đốt (ngủ màn)
Câu 2 : Các chất gây nghiện có ảnh hưởng như thế nào thế nào đối với người sử dụng và những người xung quanh ?
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh ; làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội .
Câu 3 : Kể tên một số đồ dùng bằng tre, mây, song mà em biết .
Một số đồ dùng bằng tre : Chõng tre, đòn gánh, ống lấy nước.....
Bằng mây : Gối mây, làn mây xuất khẩu...
Bằng song : khung bàn, khung ghế, khung tủ, đồ mĩ nghệ.....
Câu 4 : Nêu cách nhận biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ?
Nhỏ một vài giọt dấm chua thật chua hoặc xít loãng lên hòn đá, nếu thấy sủi bọt và có khí bay lên thì đó chính là đá vôi.
Câu 5 : Đá vôi thường dùng để làm gì ?
Đá vôi dùng để lát đường, xây nhà , nung vôi, sản xuất xi măng, tác tượng, làm phấn viết....
-Câu 6 : Nêu 4 lý do không nên hút thuốc lá :
Hơi thở hôi, răng ố vàng, da nhăn sớm, gây nên các bệnh về đường tim mạch, hô hấp......
Câu 7 : Nêu 4 việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?
1. Tìm hiểu học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ .
2. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ.
3. Thận trọng khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
4. Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường
HĐ3 (4') GV nhận xét giờ học
Lịch sử :
ôn tập
I. mục tiêu : Giúp HS ôn tập lại các kiến thức đã học từ đầu năm .
II. các hoạt động dạy học :
HĐ1 (1phút)GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
HĐ2 (35phút) Ôn tập.
MT: Củng cố cho HS các kiến thức đã học.
Câu 1 : Điền tiếp vào chỗ trống để trở thành câu trả lời đúng :
Người được suy tôn Bình Tây Đại nguyên soái là : .........................................
Nguyễn Trường Tộ mong muốn : ...................................................................
Người tổ chức phong trào Đông Du là :...........................................................
Câu 2 : Hãy ghi lại sự kiện lịch sử hoặc mốc thời gian tương ứng vào .......... ở bảng dưới đây:
Ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh :............................................................
.............................................................: Ngày 3 tháng 2 năm 1930
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn đọc lập : ..................................................................
Câu 3:Hãy khoanh tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng nhất .
Sau cách mạng tháng Tám (1945) dân tộc ta phải chống chọi với :
"Giặc dốt"
"Giặc đói "
Giặc ngoại xâm
Cả 3 thứ giặc trên
b) Năm 1930- 1931, địa phương có phong trào cách mạng nổi lên mạnh nhất là : A)Hà Nội
B) Nghệ Tĩnh
C) Quảng Nam
D )Thanh Hoá
Câu 4 :Em hãy ghi lại lời khẳng định của Hồ Chủ Tịch cuối bản tuyên ngôn độc lập .
- GV lần lượt nêu câu hỏi - HS nối tiếp nhau trả lời. Tổ chức nhận xét và nhắc lại . GV chốt chung .
HĐ nối tiếp : (4phút) :Củng cố nội dung vừa ôn
- GV vấn đáp - HS nhắc lại
GV
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA tuan 17.doc