Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 28 năm 2013

TIẾNG VIỆT:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)

I- MỤC TIÊU:

1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1)

2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II.(BT2) Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1.(1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học

Hoạt động 2(20). Kiểm tra TĐ và HTL (1/5 số HS trong lớp):

Thực hiện như tiết 1.

Hoạt động 3.(16) Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu của bài; mở Mục lục sách tìm nhanh tên các bài đọc là văn miêu tả tuần từ 19 – 27

- HS phát biểu. GV kết luận: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 28 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu : 1- Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( YC như tiết 1) 2- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại được thay thế trong đoạn văn (BT2) II- Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL ( Như tiết 1) III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1(1’) Giới thiệu bài: (2 phút) Giáo viên nêu mục tiêu tiêt yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: (20’)Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. ( 25 phút ) - Kiểm tra 1/5 số HS trong lớp: Thực hiện như tiết 1. Hoạt động 3(16’) Bài tập 2 ( 12 phút ) - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: HS 1 đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó (con dạ, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều); HS 2 đọc các câu hỏi. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn:. + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. +Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Cách tổ chức thực hiện: HS đọc câu hỏi 4. GV mời 1 HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ) Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: HS đọc thầm bài văn, tìm các từ ngữ được lặp lại; phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu. Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: Cách tổ chức thực hiện tương tự BT1. GV kết luận: Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi(câu 1) Đoạn 2: mảnh đất quê hương(câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3) Hoạt động 4(3’). GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị ôn tập tiết 4 (đọc trước nội dung tiết ôn tập; xem lại các bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu học kì Đạo đức : Đ1 Em tìm hiểu về liên hợp quốc (T1) I- Mục tiêu: Giúp HS : - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở Việt Nam. II- Đồ dùng: Tranh ảnh minh hoạ. III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: (15phút)Tìm hiểu thông tin. MT: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc các thông tin và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc. - HS nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc. - GV giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. - GV chốt: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. HĐ2(12 phút) Bày tỏ thái độ. MT: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1. - HS thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. HĐ3 (6’) Tự liên hệ (Bài tập 2 SGK) - GV nêu yêu cầu – HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi. - GV mời 1 số HS tự liên hệ trước lớp. - GV kết luận. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. HĐ 4(2’) GV nhận xét giờ học Tiếng việt: ôn tập giữa học kì ii (Tiết 4) I- Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1) 2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II.(BT2) Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó. II - đồ dùng dạy – học iii- các hoạt động dạy – học Hoạt động 1.(1’) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 2(20’). Kiểm tra TĐ và HTL (1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1. Hoạt động 3.(16’) Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài; mở Mục lục sách tìm nhanh tên các bài đọc là văn miêu tả tuần từ 19 – 27 - HS phát biểu. GV kết luận: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì II: Phong cảnh đề Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài. - Một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn dàn ý cho bài văn miêu tả nào (bài Phong cảnh đền Hùng hoặc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tranh làng Hồ) - HS viết dàn ý của bài văn vào VBT. - HS đọc dàn ý bài văn; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích; giải thích lí do. GV nhận xét. Hoạt động 4(3’) GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn; chuẩn bị ôn tập tiết 5 (quan sát một cụ già để viết được đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già) Tiếng việt: ôn tập Tiết 5 I- Mục tiêu 1. Nghe – viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.Tốc độ viếkhoảng 10 chữ /15 phút 2. Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già ;biết chọn những nét tiêu biểu để miêu tả. II - đồ dùng dạy – học: Một số tranh, ảnh về các cụ già. iii- các hoạt động dạy – học Hoạt động 1(1’). Giới thiệu bài: Thuyết trình. Hoạt động 2.(20’) Nghe – viết - GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè – giọng thong thả, rõ ràng. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài chính tả, tóm tắt nội dung bài - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý các tiếng, từ dễ viết sai - HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết. GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung. Hoạt động 3.(19) Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của bài. GV hỏi: + Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè +Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? - GV nhắc HS: Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. + Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật. + Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết (một ông cụ hoặc bà cụ)- em nên viết đoạn văn tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật. - Một vài HS phát biểu ý kiến – cho biết các em chọn tả một cụ ông hay cụ bà, người đó quan hệ với em như thế nào. - HS làm bài vào VBT. - HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay. Hoạt động 4(2’) - GV nhận xét tiết học. Thứ 4 ngày 20 tháng 3 năm 2013 Toán :Tiết 138: Luyện tập chung. I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều - Biết tính: Vận tốc, quãng đường, thời gian. II đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1(4’): Ôn kiến thức cũ: - Gọi học sinh nêu cách tìm vận tốc, quãng đường, thời gian. - Gọi học sinh lên bảng viết công thức tính Hoạt động 2 (1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học Hoạt động 3 (33’) Thực hành. Bài 1: Rèn kĩ năng giải bài toán với chuyển động cùng chiều 1 HS đọc đề bài - GV : Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay chuyển động ngược chiều ? - GV tiếp tục nêu câu hỏi để HS tìm hiểu về chuyển động cùng chiều. - Hs tự làm bài, 1 HS (K-G) lên bảng làm bài. - Tổ chức lớp nhận xét GV chốt lời giải đúng Bài 2: Rèn kĩ năng tính quãng đường - HS đọcđề bài rồi làm bài vào vở. GV cho học sinh nêu lời giải và đáp số để kiểm tra việc nắm kiến thức và kỹ năng tính toán của học sinh. HĐ4( 2’)GV đàm thoại để củng cố nội dung bài học Lịch sử: Tiến vào dinh độc lập I- Mục tiêu: Giúp HS : - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc khán chiến chống Mĩ cứu nước.Từ đây đất nước ta hoàn toàn độc lập thố + Ngày 26-4 -1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu , các cánh quân của ta đòng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố . + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. II- Đồ dùng dạy học : ảnh tư liệu, lược đồ các địa danh ở Miền Nam III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1(4’):KTBC : Nêu những điểm cơ bản trong Hiệp định Pa – ri. Nêu ý nghĩa của Hiệp định Pa – ri. -2 HS trả lời. Lớp nhận xét, GV ghi điểm. HĐ2 (4’) GTB : + Sau Hiệp định Pa-ri, trên chiến trường Miên Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy, bắt đầu từ ngày 4 - 3 - 1975. + Sau 30 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải đất miền Trung. - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn. + Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4/1975. HĐ3(10’) : Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào? - HS dựa vào SGK, tường thuật lại. HĐ3(10’) Làm việc theo nhóm. - HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/4/1975. - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận và rút ra kết luận: + Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ). + Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. HĐ4(10’): Làm việc cả lớp. - GV nêu lại nhiệm vụ. HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975. HĐ 5 (2’): GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kĩ Thuật : lắp máy bay trực thăng I - Mục tiêu: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp máy bay trực thăng. - Lắp từng bộ phận và lắp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II - Đồ dùng dạy học - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 (1’) TGB : GV nêu mục tiêu bài học Hoạt động 2.(27’) HS thực hành lắp máy bay trực thăng a)Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận - Trước khi HS thực hành, GV cần: + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng. + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau: + Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý mà GVđã hướng dẫn ở tiết1 + Khi lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm. + Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải; mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít. - GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng. c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1-SGK) - HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. + Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt. Hoạt động (5’) Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử một nhóm HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên). - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. Hoạt động 6 (2’) - Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép máy bay trực thăng. - Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp rô-bôt” Thứ 5 ngày 21 tháng 3 năm 2013 Toán ôn tập về số tự nhiên I/ Mục tiêu: Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(1’): Giới thiệu bài.(bằng lời) HĐ2: (37’)Thực hành. Bài 1: Rèn kĩ năng đọc viết các số tự nhiên. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi. - Gọi HS nêu miệng kết quả . - HS và GV nhận xét chốt lại ý đúng. KL: Rèn kĩ năng đọc viết các số tự nhiên. Bài 2: GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập. - 1HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng điền trên bảng phụ. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu - Gọi 1 số HS nêu kết quả. - HS, GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - Gọi 2,3 HS (K) nêu mối quan hệ các số tự nhiên liên tiếp, số chẵn, số lẻ liên tiếp. KL: Củng cố về số chẵn, số lẻ. Bài 3: Rèn kĩ năng so sánh các số tự nhiên. (Cột 1) - 1 HS nêu yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 3HS lên bảng làm .GV quan tâm giúp đỡ HS yếu . - Gọi 1 số HS (K-G) nêu kết quả và cách làm. - HS, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. - 2 HS nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên trong từng trường hợp. KL: Rèn kĩ năng so sánh các số tự nhiên. Bài 5: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9. - 1 HS nêu yêu cầu bài 5. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 4HS lên bảng làm (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu ) - HS, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng - Yêu cầu HS (Y) đọc lại kết quả đúng. GVcủng cố về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9. Hoạt động 4(2’) GV hệ thống kiến thức toàn bài. Tiếng việt : ôn tập Tiết 6 I- Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1) 2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu theo yêu cầu của BT2. II - đồ dùng dạy – học iii- các hoạt động dạy – học Hoạt động 1(1’). Giới thiệu bài: Thuyết trình. Hoạt động 2(22’). Kiểm tra TĐ và HTL(số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1 Hoạt động 3(15’). Bài tập 2 - Ba HS tiếp nhau đọc nội dung BT2 - GV nhắc HS chú ý: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào. - Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào VBT. Một số HS làm bài trên bảng. Hoạt động 3(2’) GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết. Tiếng việt : ôn tập Tiết 7 Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu (Thời gian làm bài khoảng 30 phút) - Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). Các bước tiến hành như sau: + GV giao đề kiểm tra cho HS ( SGK ) + GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài (chọn ý đúng\ ý đúng nhất bằng cách đánh đấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng / đúng nhất). + HS đọc kĩ bài văn trong khoảng 15 phút. + HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời. Đáp án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 7 (SGK): Câu 1: ý a (Mùa thu ở làng quê) Câu 2: ý c(bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi)) Câu 3: ý b (Chỉ những hồ nước) Câu 4: ý c (Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất) Câu 5: ý c (Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai) Câu 6: ý b (Hai từ. Đó là các từ “xanh mướt, xanh lơ”) Câu 7: ý a (chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển) Câu 8: ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ) Câu 9: ý a (Một câu. Đó là:”Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”) Câu 10: ý b (Bằng cách lặp từ ngữ)(Từ lặp lại từ là từ không gian) Khoa học sự sinh sản của côn trùng I/ Mục tiêu: HS biết: - Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng(bướm cải, ruồi, gián) -Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng . - Vận dụng những hiểu biết về sự phát triển của côn trùng để có những biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Hình trang 114, 115 SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(5')1/ Bài cũ: Kể tên một số động vật đẻ trứng và động vật dẻ con . HĐ2 (1’) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học HĐ3(16’): Làm việc với SGK Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh. - Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải. - Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu. Cách tiến hành: - HS làm việc theo nhóm 4: + Quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 SGK mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. Thảo luận trả lời câu hỏi: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? ( Mặt trái ) + ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu ? (HS: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,) - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung - HS, GV nhân xét kết luận. HĐ 4(16’): Quan sát và thảo luận Mục tiêu: Giúp HS : - So sánh tìm ra được sự giống và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián. - Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. - Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng. Cách tiến hành: - HS làm việc theo nhóm 4 , nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng; HS (TB-Y) nhắc lại. KL: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Hoạt động 5 (2’) - HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Mĩ thuật: (Bài 28): Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu I- Mục tiêu: Giúp HS : - HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp. - HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai vật mẫu. - Vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc màu - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II- Đồ dùng: SGK, tranh tĩnh vật của họa sĩ. III- Các hoạt động dạy - học: * Giới thiệu bài: Thuyết trình. HĐ1(4’) Quan sát, nhận xét. - GV cùng HS bày mẫu chung theo nhóm để các tìm ra cách bày mẫu hợp lí, sau đó gợi ý cho các em nhận xét về: - Tỉ lệ chung của mẫu vẽ. - Vị trí của lọ, quả. - Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả. - Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, hoa, quả. HĐ2(4’) Cách vẽ. - GV gợi ý HS: + Ước lượng chiều cao, chiều ngàn của mẫu để vẽ khung hình chung. + Quan sát mẫu, ước lượng và phác khung hình của lọ, hoa, quả. + Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa, quả. + Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng. + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu. HĐ3(22’) Thực hành. - GV cho HS vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu. - Trước khi HS thực hành, GV cho các em quan sát hình tham khảo ở SGK. - Khi HS làm bài, GV quan sát lớp, nhắc nhở các em: + Quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu: hình dáng, tỉ lệ. + Ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu. - GV gơi ý cách vẽ: + Cách vẽ khung hình, ước lượng tỉ lệ bộ phận, cách vẽ hình... + Tìm mảng đậm nhạt và vẽ màu. HĐ4(4’) Nhận xét đánh giá GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp rồi gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục, hình vẽ. Cách vẽ chì hoặc vẽ màu hay xé dán giấy. HĐ 4: (1’) GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 22 tháng 3 năm 2013 Toán : ôn tập về phân số I/ Mục tiêu: Giúp HS Biết xác định phân số bằng trực giác ; Biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. II/ Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ vẽ sẵn các hình ở bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(1’): Giới thiệu bài. HĐ2 (37’): Thực hành . Bài 1: GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 4HS lên bảng làm.GV quan tâm HS yếu . - HS , GV nhận xét chốt lại cách làm đúng. - Yêu cầu HS giải thích cách viết phân số, hỗn số của mình. KL: Rèn kĩ năng về đọc, viết phân số. Bài 2: Rèn kĩ năng rút gọn phân số. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi + Nêu cách rút gọn phân số ?( Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số khác 0) - HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu), - 5 HS lên bảng làm.(mỗi em làm 1 bài) ) - HS, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. KL: Rèn kĩ năng rút gọn phân số. Bài 3: (Phần a, b) - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi + Nêu cách qui đồng mẫu số các phân số?( HS trả lời ) - HS làm việc cá nhân, 3HS lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu). - HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. KL: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số Bài 4: - 1 HS đọc yêu cầu bài 4. cả lớp theo dõi + Muốn so sánh các phân số ta làm như thế nào?(1 HS trả lời trước lớp) - HS làm việc cá nhân, 3HS lên bảng làm. GV quan tâm HS yếu. - HS, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. KL: Rèn kĩ năng so sánh các phân số Hoạt động 3(2’) - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Tiếng việt : ôn tập tiết 8 kiểm tra tập làm văn (Thời gian làm bài khoảng 40 phút) Viết được một bài văn miêu tả (tả người hoặc tả cảnh) Bài viết được đánh giá về các mặt: - Nội dung, kết cấu (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)(7 điểm). Trình tự miêu tả hợp lí. - Hình thức diễn đạt (3 điểm): Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. Địa lý: (Bài 26): Châu Mĩ (tiếp theo) I- Mục tiêu: -Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ : + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì Chỉ và đọc trên bản đồ kinh tế của Hoa kì . - Sử dụng tranh ảnh bản đồ, lược đồ để nhận biết một ssos đặc điển của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ II- Đồ dùng: BĐ thế giới, một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở Châu Mĩ. III- Các hoạt động dạy - học: 3- Dân cư châu Mĩ HĐ1: (12’)Làm việc cá nhân. B1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau: + Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục? + Người dân từ các châu lục nào đã đến Châu Mĩ sinh sống. + Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở đâu? B2: Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV sửa chữa và giúp HD hoàn thiện câu trả lời - GV chốt: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư Châu Mĩ là dân nhập cư. 4- HĐ kinh tế: HĐ2(12’): Làm việc theo nhóm. B1: HS trong nhóm quan sát hình 4 SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi sau: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ và Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. B2: Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV chốt: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại, còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng 5- Hoa Kì. HĐ3(13’) Làm việc theo nhóm. B1: GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô O-sinh-tơn trên bản đồ thế giới. - HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. B2: Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV chốt: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau. HĐ 4: (3’)- 2-3 HS đọc bài học SGK. GV nhận xét giờ học Thể dục : Bài 55 Môn thể thao tự chọn trò chơi “bỏ khăn” I- Mục tiêu: - Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi “Bỏ khăn ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 10 -15 quả bóng 150g hoặc 2 học sinh 1 quả cầu, kẻ sân ném bóng hoặc đá cầu có căng lưới và kẻ sân, chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi. iiI- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu 10 phút - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 120 – 150m. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay. * Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). * Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn : 15 phút - Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng đùi: Đội hình tập do giáo viên sáng tạo hoặc theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển, hay theo một vòng tròn do cán sự điều khiển, khoảng cách giữa các em tối thiểu 1,5m. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Nêu tên động tác, cho 1 – 2 học sinh thực hiện động tác tốt làm mẫu, cho 1 -2 học sinh giải thích động tác theo tranh; cho học sinh tập theo sân tập đã chuẩn bị xen kẽ giữa các lần tập giáo viên có nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Ném bóng: Ôn ném bóng trúng đích: Giáo viên nêu tên động tác, cho học sinh tập luyện theo sự điều khiển thống nhất của giáo viên hoặc chia tổ cho học sinh tự quản tập luyện, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh 5 phút. GV nêu tên trò chơi, cùng học si

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGV tuan 28-2012 dung.doc
Tài liệu liên quan