TOÁN TIẾT 155: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kỹ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1 (1) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(3): Ôn về phép nhân với phép cộng và trừ.
- Nêu cách thực hiện một số nhân với một tổng (hiệu)
- Cho học sinh lên bảng viết
a x (b + c) = a x b + a x c
a x (b - c) = a x b - a x c
Hoạt động 3(34): Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg x 8 = 6,75 kg x (1 + 1 + 8)
= 6,75 kg x 10 = 67,5 kg
36 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 31 năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lập dàn ý); mời HS nói đề đề bài các em chọn.
Lập dàn ý: - Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 4 HS (chọn 4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau).
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2.
- Đại diện các nhóm thi hành trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mốih trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
Hoạt động nối tiếp (2’)
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
tuần 31 Thứ 2 ngày 09 tháng 4 năm 2012
Toán Tiết 152: ôn Phép trừ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II. đồ dùng dạy học
Hệ thống bài tập, cách vận dụng tính chất của phép trừ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động1(1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(5’) Ôn tập về phép trừ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ.
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính.
+ Một số tính chất của phép trừ ... (như SGK)
Hoạt động 3(32): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ
Cho học sinh thực hiện phép trừ rồi thử lại bằng pháp cộng.
3 HS lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét, GVchốt kết quả đúng
Bài 2: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
Cho học sinh tự làm bài.
-2 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
GV củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
Cho học sinh tự giải rồi chữa bài.
HS dưới lớp tự kiểm tra kết quả lẫn nhau.
Lớp nhận xét, GV chốt kết đúng
Đáp số : 696,1 ha
Hoạt động nối tiếp (2’)
GV đàm thoại củng cố nội dung bài
Thứ 3 ngày10 tháng 4 năm 2012
Toán : Tiết 152 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố việc vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
II Đồ dùng dạy học :
Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(4’)KTBC : Ôn về phép cộng, phép trừ.
- Cho học sinh nêu tính chất của phép cộng, phép trừ.
- Cho học sinh lên viết tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
a + b = b + a
(a + b) + c = a + (b + c)
Hoạt động 2 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 3(33’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng cộng trừ phân số, số thập phân
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Bài 1a) 3 HS lên bảng làm bài.
Bài 1b) 2 HS lên bảng làm bài
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng
Bài 2: Củng cố tính bằng cách thuận tiện
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
2 HS lên bảng làm vào bảng phụ rồi trình bày kết quả
Tổ chức lớp nhận xét, HS nêu lại cách làm.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán(dành cho học sinh khá, giỏi)
Đáp số : a) 15% tiền lương ; b) 600 000 đồng
Hoạt động nối tiếp (2’): GV nhận xét giờ học .
Thứ 4 ngày11 tháng 4 năm 2012
Toán Tiết 154: Phép nhân
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
II. đồdùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1( 1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2(5’): Ôn phép nhân.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép nhan
+ Tên gọi thành phần và kết quả, dấu phép tính.
+ Một số tính chất của phép nhân ... (như SGK)
Hoạt động 3(32’): Thực hành.
GV hướng dẫn học sinh tự làm rồi chữa các bài tập trong.
Nếu có điều kiện nên khuyến khích HS (hoặc một số HS) làm thêm bài tập trong SGK. Chẳng hạn.
Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
-Lớp nhận xét. Đổi bài để kiểm tra kết quả của nhau
GV nhận xét chung.
Bài 2: Củng cố kĩ năng nhân nhẩm
Cho học sinh nêu cách nhân nhẩm số thập phân với 10, hoặc với 0,1;.... (bằng cách chuyển dấu phẩy về bên phải, hoặc bên trái một chữ số ...) rồi tự làm và chữa bài. Chẳng hạn.
3,25 x 10 = 32,5 417,56 x 100 = 41756
3,25 x 0,1 =0,325 417,56 x 0,01= 4,1756
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả. Lớp nhận xét.
Bài 3: Củng cố tính bằng cách thuận tiện
Cho HS tự làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng làm (khuyến khích HS yếu )
Tổ chức lớp nhận xét.
Bài 4 : Rèn kĩ năng giải toán
-1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi
1 HS nêu dạng toán và cách giải(K-G)
- Cả lớp giải vào vở, 1 HS lên bảng giải.
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Đáp số : 123 km
HĐNT(2’) GV củng cố cách nhân nhẩm với 10, .....với 0,1, 0,01...
Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 2012
Toán Tiết 155: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kỹ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
II.đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(3’): Ôn về phép nhân với phép cộng và trừ.
- Nêu cách thực hiện một số nhân với một tổng (hiệu)
- Cho học sinh lên bảng viết
a x (b + c) = a x b + a x c
a x (b - c) = a x b - a x c
Hoạt động 3(34’): Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg x 8 = 6,75 kg x (1 + 1 + 8)
= 6,75 kg x 10 = 67,5 kg
-3 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức
Cho học sinh tự làm vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng
GV củng cố về cách tính
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
- 1 HS đọc đề bài
Cho học sinh tự giải , 1 HS lên bảng giải (HS K-G)
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng
Đáp số : 78 522 695 người
Hoạt động nối tiếp(2’)
GV nhận xét giờ học.
Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2012
Toán Tiết 156: Phép chia
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm và giải bài toán.
II. đồ dùng dạy học :
- Tính chất của phép chia.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(5’)
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia.
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính.
+ Một số tính chất của phép chia ... (như SGK)
Hoạt động 2(33’) Thực hành
Cho học sinh lần lượt làm các bài trong vở bài tập rồi chữa bài
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
HS cùng bàn đổi vở, kiểm tra bài.
Bài 2: Rèn kĩ năng chia phân số
Học sinh làm bài, gọi 2 học sinh lên chữa bài.
Lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng
Bài 3: Rèn kĩ năng nhân chia nhẩm
HS tự làm bài,
Bài 3a) 3 HS lên bảng làm bài
Bài 3b) 3 HS lên bảng bàm bài.
Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp (2’)GV nhận xét giờ học
Khoa học Bài 61. Ôn tập: Thực vật và động vật
I. Mục tiêu
- Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
II. Đồ dùng dạy – học: Hình trang 124, 125, 126 SGK.
III- Hoạt động dạy – học
Căn cứ vào 5 bài tập trang 124, 125, 126 SGK, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm. Cuũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi “ai nhanh, ai đúng”.
Dưới đây là đáp án:
Bài 1. 1- c; 2- a; 3 – b; 4 – d.
Bài 2. 1- nhuỵ; 2- Nhị.
Bài 3.
Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài 4. 1- e; 2- d; 3- a; 4 – b; 5 – c.
Bài 5. Những động vật đẻ con: Sư tử (Hình 5), hươu cao cổ (Hình 7).
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (Hình 6), cá vàng (Hình 8).
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Khoa học Bài 62: môi trường
(Mức độ tích hợp BVGD MT: Liên hệ )
I. Mục tiêu
- Khái niệm ban đầu về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống
- HS nêu được các biện pháp để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học:
Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1(1’) GTB: Gv nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2(20’): Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta; những gì có trên Trái Đất hoặc nhhững gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có nhưũng yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt Trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
Hoạt động 3(17’): Thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
Cách tiến hành: - GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị ?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
+ Nêu các biện pháp để bảo vệ để bảo vệ môi trường ?
- Tuỳ môi trường sống của HS, GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này.
Hoạt động nối tiếp (2’)
- GV nhận xét tổng kết tiết học, HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Lịch sử: một số địa danh và nhân vật lịch sử nổi tiếng của địa phương qua các thời kỳ đấu tranh giữ nước
I - Mục tiêu:
Giúp HS nắm được: - Một số địa danh lịch sử nổi tiếng của Thanh Hóa và Quảng Xương qua các thời kỳ đấu tranh giữ nước
- Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu qua các thời kỳ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập nhóm.
- Tài liệu lịch sử địa phương.
- Bản đồ hành chính Quảng Xương.
III- hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1(1’): Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nêu yêu cầu của tiết học.
- HS chuẩn bị bút, vở học bài.
Hoạt động 2(15’): Tìm hiểu một số địa danh lịch sử nổi tiếng.
- GV giới thiệu mục tiêu hoạt động.
- Tổ chức thảo luận nhóm 4 -> ghi phiếu.
- Các nhóm cử đại diện trình bày => nhóm khác nhận xét bổ sung, => GV chốt ý, giảng thêm.
1- Phố huyện Bùi (làng Bùi) - Quảng Giao: Là nơi chọn đặt trung tâm phố huyện ngày xưa. Có huyện đường, trường Pháp - Việt sau Cách mạng tháng 8 thì bị phá bỏ...
2- Núi Văn Trinh (Quảng Hợp) nơi có đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Trong kháng chiến chống Mĩ là nơi cao điểm canh giữ bầu trời....
3- Núi Chẹt, núi Lau, Cồn Dài:
4- Sân bay Lai Thành: Nay thuộc địa phận Thành phố Thanh Hoá...
5- Làng Mỹ Thạch, Quảng Trung: Nơi trước đây có đặt các khẩu pháo cao xạ của đại đội 94...
6- Đền thờ An Dương Vương (Quảng Châu). Ngày 28 tháng 6 năm 1996 được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử...
Hoạt động 3(15’): Một số nhân vật lịch sử nổi tiếng.
- Thực hiện tương tự - GV giảng thêm:
1- Các sĩ phu yêu nước thời Cần Vương.
- Từ giữa năm ất Dậu (1885) phong trào Cần Vương nổi lên mạnh mẽ ở Quảng Xương: - Đứng đầu phong trào là quan Tấn tướng Đỗ Đức Mậu ở thôn Đông Đa (còn gọi là Tán Đỗ).
- Vũ Đình Phiên (Lãnh Phiên) ở Quảng Châu.
- Nguyễn Ngọc Lưỡng (Đề Lưỡng) Quảng Ngọc.
2- Một số anh hùng lực lượng vũ trang.
Đinh Cống Chấn (1947) Quảng Nham.
Lê Thế Bùi - Quảng Hoà (anh hùng LLVT, huân chương quân công hạng 3.
Cao Xuân Thăng (anh hùng LLVT huân chương quân công hạng 3)
Hoạt động nối tiếp(2’)- Nhận xét tiết học.
- Dặn tìm hiểu về các địa danh và các nhân vật lịch sử nổi tiếng của Thanh Hoá và Quảng Xương.
Địa lý: Địa lý Quảng Xương
I- Mục tiêu:
Giúp HS: - Nắm được một số vấn đề cơ bản về: - Vị trí địa lí, giới hạn của Quảng Xương; Biết được những thuận lợi và một số khó khăn.; Đặc điểm tự nhiên.
- Dân cư và hoạt động kinh tế của địa phương.
II- Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương.
- Phiếu học tập nhóm. Tài liệu học tập (thay cho SGK).
III- hoạt động dạy - học:
Hoạt động1(1’): Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng.
- Phát tài liệu học tập cho học sinh.
Hoạt động 2: (6’)Tìm hiểu vị trí địa lý, giới hạn của Quảng Xương.
- GV giới thiệu bản đồ hành chính huyện Quảng Xương.
- HS quan sát và HS chỉ vị trí huyện Quảng Xương trên bản đồ. GV nêu câu hỏi:
+ Quảng Xương giáp với huyện nào?
+ Biển giáp phía nào của huyện Quảng Xương?
+ Mô tả vị trí địa lý, giới hạn, diện tích của Quảng Xương?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động 3(): Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên.
- HS đọc tài liệu.
- Tổ chức thực hiện tương tự, HS nêu được đặc điểm địa hình và khí hậu.
Hoạt động4: Dân cư và hoạt động kinh tế.
a- Dân cư: HS đọc tài liệu, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- Dân cư trung bình năm 2005, mật độ dân cư?
- Nhận xét về mật độ dân cư và sự phân bố của dân cư.
b- HĐ kinh tế: (Hoạt động nhóm 4: 3 phút).
+ Điều kiện tự nhiên của Quảng Xương có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế.
+ Kể tên một số ngành nghề phát triển trên địa bàn huyện Quảng Xương.
- GV phát phiếu, giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận -> đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, ghi bảng.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nêu lại nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về tìm hiểu thêm các nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Đạo đức: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T2)
(Mức độ tích hợp : Toàn phần)
I- Mục tiêu: (Như tiết 1)
II- Đồ dùng: Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1(1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(8’) Trình bày kết quả điều tra:
MT: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước hoặc ở địa phương và bàn biện pháp bảo vệ.
Cách tiến hành:
- HS giới thiệu về một vài tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- GV : Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước ?
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
HĐ3(8’): Làm bài tập 4 SGK.
MT: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
- Từng nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
GV chốt: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
HĐ4(8’): Làm bài tập 5 SGK.
MT: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm. Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV chốt: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệtài nguyên thiên nguyên phù hợp với khả năng của mình.
HĐ nối tiếp(3’): GV đàm thoại củng cố nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
kỹ thuật : Lắp rô - bốt( Tiết 2 )
I - Mục tiêu : HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp rô-bốt.
- Lắp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động 1 (5’) : HS ôn lại cách lắp các bộ phận của rô - bốt
+ Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ quy trình lắp rô - bốt
+Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK
Hoạt động 2 (25’) : Học sinh thực hành lắp các bộ phận của rô - bốt
a)Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt .
+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
+ Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a (SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
Hoạt động 3. (5’)Đánh giá sản phẩm
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em
- GV cho HS nhận xét việc thực hành của nhau
- GV nhận xét việc lắp các bộ phận của rô - bốt ( đúng , chắc chắn )
IV Dặn dò
Cất các bộ phận của xe cẩn thận để tiết sau lắp ráp rô - bốt
Mĩ thụât: (Bài 31): Đề tài ước mơ của em
I- Mục tiêu:
- HS hiểu về nội dung đề tài.
- HS biết cách vẽ và vẽ đựơc tranh theo ý thích.
- HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II- Đồ dùng: Sưu tầm tranh, hình gợi ý cách vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Giới thiệu bài: Thuyết trình.
HĐ1(4’): Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.
- Yêu cầu một số HS nêu ước mơ của mình.
HĐ2: 4’(4’)Cách vẽ tranh.
- GV phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài.
+ Cách chọn hình ảnh.
+ Cách bố cục.
+ Cách vẽ hình.
+Cách vẽ màu.
HĐ3(20’) Thực hành.
- GV có thể tổ chức hoạt động thực hành cho HS như sau:
+ Vẽ cá nhân.
+ Một vài nhóm vẽ chung trên giấy khổ lớn.
+ Hai nhóm.
- GV yêu cầu HS trao đổi để chọn nội dung, tìm hình ảnh và tự phân công.
HĐ4(5’) Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ theo cá nhân, theo nhóm và gợi ý các em nhận xét về:
+ Cách tìm chọn nội dung
+ Cách bố cục.
+ Cách vẽ hình ảnh chính, phụ.
+ Cách vẽ màu.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Chiều thứ 2
Thực hành toán phép trừ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II. đồ dùng dạy học
HS : Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động1(1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(32’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ
Cho học sinh thực hiện vào vở bài tập.
HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài
Lớp nhận xét, GVchốt kết quả đúng.
Đàm thoại củng cố cách thực hiện phép trừ
Bài 2: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
Cho học sinh tự làm bài.
-2 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
GV củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
Cho học sinh tự giải rồi chữa bài.
HS dưới lớp tự kiểm tra kết quả lẫn nhau.
Lớp nhận xét, GV chốt kết đúng
Bài 4: Rèn kĩ năng tính gía trị biểu thức bằng 2 cách khác nhau.
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp (2’)
GV đàm thoại củng cố nội dung bài
chính tả(nghe viết) Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết đúng chính tả đoạn 1 bài Công việc đầu tiên
- Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
ii- hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1(1’) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2(22’): Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc đoạn viết chính tả đoạn 1 bài Công việc đầu tiên
Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì? HS đọc thầm lại đoạn văn.
- HS viết từ khó : giữa sống lưng, thế kỷ XX, cổ truyền...
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài :7em
- Nêu nhận xét chung
Hoạt động 4(12’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Viết hoa đúng các danh từ riêng có trong đoạn tiểu rưe sau :
Nguyễn Văn Hiệu nhà vật lí Việt Nam, sinh năm 1938 tại Xã Hà Cầu, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, tiến sĩ toán lí, giáo sư vật lí lí thuyết và vật lí toán, viện sĩ nước ngoài viện hàn lâm khoa học Liên Xô, viện sĩ viện hàn lâm khoa học thế giới thứ 3, viện trưởng viện khoa học Việt Nam, giải thưởng Lê nin về khoa học kĩ thuật, giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi
- HS trao đổi nhóm cùng bạn.
- HS làm bài trên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp (2’) GV củng cố lại cách viết hoa các cụm từ chỉ danh hiệu, tổ chức, huân chương .
- GV nhận xét tổng kết tiết học.
Chiều thứ 3
Thực hành Toán : Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố việc vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
II Đồ dùng dạy học :
HS : Vở bài tập lớp 5 trang 92 -93
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(30’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng cộng trừ phân số, số thập phân
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
-3 HS lên bảng chữa bài
-Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng
Bài 2: Củng cố tính bằng cách thuận tiện
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
2 HS lên bảng làm mỗi em 1 phần
Tổ chức lớp nhận xét, HS nêu lại cách làm.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
-1 HS đọc đề bài. Lớp theo dõi
Cho học sinh tự giải vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
HS đổi vở, kiểm tra lẫn nhau. Nêu nhận xét.
GV chốt kết quả đúng.
Bài 4 : Tìm giá trị số thích hợp của a và b để có :
a + b = a – b
- HS thảo luận rồi trình bày kết quả.
- GV chốt kết quả đúng : a + b = a – b khi a = b = 0
Hoạt động nối tiếp (2’): GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thực hành t-v: (LTVC): Mở rộng vốn từ: nam và nữ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.
II - đồ dùng dạy - học:
HS : Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2
iii-hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1(1’) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2(33’): Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS làm bài vào cá nhân vào vở bài tập.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả. Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Mở rộng vốn từ về các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau nêu kết quả, lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung
Bài tập 3: Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu
- HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập:
+ Mỗi HS đặt câu có sử dụng1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở BT2.
HS suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
GV nhận xét, kết luận những HS nào đặt được câu văn có sử dụng câu tục ngữ đúng với hoàn cảnh và hay nhất.
Hoạt động nối tiếp (2).
GV nhận xét tổng kết tiết học.
Thứ 7 ngày 17 tháng 4 năm 2010
Toán : Ôn tập
I. Mục tiêu : Ôn tập về các phép tính với phân số, số thập phân.
- Rèn kĩ năng giải toán
II. đồ dùng dạy học’
III các hoạt động lên lớp.
HĐ1 (1’): GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(36’) Ôn tập
Bài 1 : Tính
1 + 9/11 ; 123,6 + 1,234 ; 129,7 – 108,47
470,04 : 1,2 ; 18 : 14,4
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện :
0,25 x 611,7 x 40
6,28 x 18,24 x 18,24 x 3,75
36,6 x 99 x 36 x 0,4
Bài 3 : Một ô tô đi từ tỉnh đến tỉnh B, Quãng đường AB dài 135 km. Ô tô đi hết 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
HS làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS
HS nối tiếp nhau kên bảng chữa bài
Hoạt động nối tiếp : (1’) GV nhận xét tiết học.
Chính tả(nghe viết) :Tổng thư kí Liên hợp quốc rời hà nội
I. mục tiêu : HS viết đúng một đoạn của bài Tổng thư kí Liên hợp quốc rời Hà Nội.
- Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa đúng tên các danh hiệu, huân chương, giải thưởng.
II. đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học
HĐ1 (1’): GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(30’) Hướng dẫn nghe viết
GV đọc mẫu bài viết.
Yêu cầu HS viết các tiếng khó : Cô - phi A –nan
GV đọc (Vở bài tập và bổ trợ nâng cao Tiếng Việt 5 tập 2 trang 55)
HS viết bài vào vở.
GV đọc lại cho HS soát bài
GV chấm bài. Nhận xét chung
Bài tập : Viết lại cho đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huân chương.
huân chương lao động
huân chương sao vàng
huân chương độc lập
huân chương kháng chiến
Anh hùng lao động
Nghệ sĩ ưu tú
Huân chương chiến công giải phóng hạng ba
HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày. lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp (2’) GV nhận xét giờ học.
Lịch sử : ôn tập
I. Mục tiêu : Củng cố về ý nghĩ của một số sự kiện quan trọng như chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến tháng 30-4-1975
II đồ dùng dạy học :
III. các hoạt động dạy học :
HĐ1 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 (33’) ôn tập
GV cho HS làm bài vào vở trả lời các câu hỏi sau.
Câu 1 : Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điẹn Biên Phủ ?
Câu 2 : Ta quyết định mở đường Trường Sơn nhàm mục đích gì ?
Câu 3 : Nêu ý nghĩa của chiến thắng 30-4-1975 ?
Câu 4 : Nêu những quyết định của Đại hội Đảng khoá VI ?
HS làm bài xong, GV chấm bài
Hoạt động nối tiếp (1’) GV nhận xét giờ học
- Dặn HS chưa thuộc bài về nhà h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TT31.doc