Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 13

 Địa lí (Lớp 4)

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ :

+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .

+ Trồng nhiều ngô, khoai,cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.

- Nhận biết nhiệt độ của Hà Nội: tháng 1, 2, 3 , nhiệt độ dưới 20 0 C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.

* HS khá, giỏi:

+ Giải thích vì sao lúa gạo được trống nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồnglúa.

+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

- Tôn trọng bảo vệ thành quả của người dân.

 

docx26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi ? Trường em đã tổ chức những hoạt động nào? ? Em đã tham gia những hoạt động nào? - GV tổng kết ý kiến của HS ? Theo em, hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì? - HS trả lời. - GV ghi ý kiến của HS lên bảng Kết luận: Hoạt động ngoài giờ làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội 3. Củng cố, dặn dò. - Em hãy kể các hoạt động ở trường? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau: *********************************************** Kĩ thuật (Lớp 5) CẮT, KHÂU ,THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn. - Rèn tính cẩn thận cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sản phẩm khâu, thêu đã học. - Tranh ảnh các bài đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 3: Hs thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của hs. - Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành. - Hs thực hành nội dung tự chọn. Gv đến từng nhóm quan sát hs thực hành và hướng dẫn hs nếu các em lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành - Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK. - Hs báo cáo két quả đáh giá. - Gv nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân. IV. Nhận xét, dặn dò: - Gv nhận xét tinh thần học tập của hs. Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014 Khoa học (Lớp 4) NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU - Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô mhiễm - Nước sach: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người - Nước bị ô nhiễm: Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, cgứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chưúa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. - Luôn giữ gìn và bảo vệ nguồn nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 52, 53/SGK. Chuẩn bị theo nhóm: 1 chai nước sông (hồ, ao), 1 chai nước giếng (nước máy), 2 chai không, bông gòn, phễu (2cái) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: ? Trong sinh hoạt hằng ngày nếu chúng ta thiếu nước thì đều gì sẽ xảy ra? ? Loài vật và thực vật có cần nước không? Tại sao chúng cần nước? - HS trình bày, GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Học sinh phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm - Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch - Chia nhóm, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh qua nhóm trưởng - Làm việc theo 4 nhóm. Các em quan sát 2 chai nước (sông, giếng) (Nước giếng trong hơn) 2 đại diện 2 nhóm dùng 2 phễu lọc nước vào 2 chai không, cả 2 nhóm cùng quan sát 2 miếng bông sa. ? Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy? - Giáo viên kết luận: SGV/ 107 Hoạt động 2: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm. Tiêu chuẩn đánh giá Nước bị ô nhiễm Nước sạch - HS thực hiện đánh giá so sánh. - Nước bẩn có màu, có mùi hôi,có chất bẩn - Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị,. - Các em quan sát SGK/ 53 và đỗi chiếu kết quả. - Giáo viên nêu kết quả đúng cho lớp biết SGV/ 108. * Nước là hết sức quan trọng đối với người và động thực vật, do vậy chúng ta luôn luôn phải biết bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trương trong lành để cho cuộc sống không bệnh tật 3. Củng cố, dặn dò. - Nước sạch đem lại lợi ích gì đối với can người? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ************************************************* Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG ( Tiếp) I. MỤC TIÊU: - Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá. - Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó. - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. GDKNS: Kĩ năng hợp tác, hợp tác trong nhóm lớp để chia sẻ đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém. - Kĩ năng giao tiếp bày tỏ cảm thông chia sẻ với người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình trang 48,49. - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. - Em hãy kể một số hoạt động ở trường mà em đã học? - HS thực hiện kể, GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1. HS lam việc theo cặp. ? Khi đến trường ngoài việc tham gia vào hoạt động học tập, em còn tham gia vào các hoạt động nào nữa không? - Ngoài hoạt động học tập, khi đến trường em còn tham gia vào các hoạt động khác như: Vui chơi, Tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, Văn nghệ, TDTT,.... - Chốt lại câu trả lời của HS: Như vậy ngoài học tập, HS còn tham gia các hoạt động khác như vui chơi, văn nghệ,... - Cho HS thảo luận nhóm - Giao nhiệm vụ: Quan sát hình chỉ và nói rõ các hoạt động do nhà trường tổ chức ở hình ảnh, giới thiệu mô tả hành động đó. - Gọi các nhóm trình bày. - KL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, HS có thể tham gia vào các hoạt động như: Vui chơi, giải trí, văn nghệ, TDTT, làm vệ sinh, trồng cây Hoạt động 2. Giới thiệu một số hoạt động ở trường em - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi + Trường em đã tổ chức những hoạt động nào? + Em đã tham gia những hoạt động nào? - GV tổng kết ý kiến của HS ? Theo em, hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì? - HS trả lời. - GV ghi ý kiến của HS lên bảng Kết luận: Hoạt động ngoài giờ làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội 3. Củng cố, dặn dò. - Em hãy kể các hoạt động ở trường? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau: ********************************************** Khoa học (Lớp 5) NHÔM I. MỤC TIÊU: - Kể tên một số dụng, máy móc đồ dùng được làm bằng nhôm. - Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm. - Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. - Các em biết giữ gìn, bão quản các đồ dùng bằng nhôm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh ... Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng làm bằng nhôm. ? Kể tên các đồ dùng làm bằng nhôm? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi một số HS trình bày bài làm của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung - GV Kết luận: SGK Hoạt động 2: Làm việc với vật thật Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng làm bằng nhôm ? Mô tả màu sắc, độ sáng, tính dẻo, cứng của các đồ dùng bằng nhôm? - GV đi đến các nhóm giúp đỡ Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác bổ sung - GV kết luận: các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng như sắt và đồng. Hoạt động 3: làm việc với SGK - Hs đọc thông tin sgk nêu nguồn gốc, tính chất của nhôm - GV kết luận: Nhôm là kim loại... 3. Củng cố, dặn dò: - Nhôm có tính chất gì? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Đá vôi. Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2014 Khoa học (Lớp 4) NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi. + Sử dụng phân bón hoá học , thuốc trừ sâu. + Khói bụi và khí thải từu nhà máy, xe cộ. + Vỡ đường ống dẫn dầu. - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đốivới sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. - Luôn luôn phải bảo vệ nguồn nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 54, 55/ SGK. -Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC. 1. Bài cũ: - Em hãy cho biết nước như thế nào gọi là nước bị ô nhiễm? - Vậy theo em nước sạch là nước như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhận làm nước bị ô nhiễm - Học sinh quan sát hình vẽ 1-8/SGK. ? Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ? Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong. ? Hình nào cho biết nước biển bị bẩn? Nguyên nhân nhiễm bẩn trong hình đó là gì? ? Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì? ? Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì? ? Em hãy nêu nguyên nhân nước bị nhiễm bẩn ở địa phương em? Vì sao bị nhiễm bẩn? - HS lần lượt trả lời các câu hoie trên. - Nhận xét, bổ sung. - Giáo viên: kết luận SGK/ 55 mục “Bạn cần biết” Hoạt động 2: Thảo luận tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. ? Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ phát sinh ra nhiều bệnh tật cụ thể như bệnh dịch tả, kiết lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột, .. ? Vậy em hiểu nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước như thế nào? - Nguồn nước ... là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển, ? Cần làm gì để nguồn nước không bị ô nhiễm. - HS trả lời, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Nước bị ô nhiễm có tác hại như thế nào? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ****************************************** Lịch sử (Lớp 5) “THÀ HY SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I. MỤC TIÊU. HS biết: - Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp: - Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta . + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Trang ảnh SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Đất nước ta đã làm gì để vượt qua hiểm nghèo? - HS trả lời, GV nhận xét. 2. Bài mới. Hoạt động 1 - HS quan sát bảng thống kê. - HS nhận xét thái độ của thực dân Pháp. - GV kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên. - GV đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỏi. - Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta? Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào ? - Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao? - Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ? - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày. GV kết luận. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV cho quan sát ảnh tư liệu - HS nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội - GV kết luận bài 3. Củng cố, dặn dò. - Tinh thần quyết tử của quân dân Hà Nội như thế nào? - Nhận xét giờ học. - Về nhà sưu tầm ảnh tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương. *********************************************** Khoa học (Lớp 5) ĐÁ VÔI I. MỤC TIÊU. - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. Quan sát nhận biết đá vôi. - Quan sát, nhận biết đá vôi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội: giấm chua hoặc a xít - Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm có trong nhà bạn? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được. Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu các nhóm viết tên hạơc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày - Nhóm khác bổ sung - GV kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)Đá vôi dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết bảng Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Kết luận 1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội 2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác bổ sung Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Kết luận 1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội Trên mặt đá vôi, chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi) 2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội Khi bị giấm chua (hoặc a xít loãng) nhỏ vào Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc a xít) bị chảy đi Đá vôi tác dụng với giấm (hoặc a xít loãng) tạo thành một chất khác và khí cácbônic sủi lên Đá cuội không có phản ứng với a xít - GV kết luận: đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi bị sủi bọt - HS đọc ghi nhớ bài học. 3. Củng cố, dặn dò: - Đá vôi có tính chất gì? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Gạch ngói TUẦN 14 Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2014 Địa lí (Lớp 4) HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ : + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước . + Trồng nhiều ngô, khoai,cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. - Nhận biết nhiệt độ của Hà Nội: tháng 1, 2, 3 , nhiệt độ dưới 20 0 C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. * HS khá, giỏi: + Giải thích vì sao lúa gạo được trống nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồnglúa. + Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. - Tôn trọng bảo vệ thành quả của người dân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. - Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Bài cũ: - Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? - Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? - HS trả lời, GV nhận xét. 2. Bài mới. a. Vựa lúa lớn thứ hai cả nước Hoạt động 1: làm việc cá nhân. Bước 1: HS dựa vào SGK và hiểu biết trả lời câu hỏi : (HS khá, giỏi) ? Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước? - Đất phù sa màu mở, Nguồn nước dồi dào, Người dân có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất. ? Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? - ( HS khá, giỏi ) - Làm đất, gieo mạ, chăm sóc, giặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc Rất vất vả phải qua nhiều giai đoạn - Bước 2: HS trình bày ý kiến, các bạn nhận xét. - GV chốt ý chính giải thích thêm. Hoạt động 2: làm việc cả lớp. - GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ. - Ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả. Trâu bò, vịt gà . - GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. b. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Bước 1: HS dự vào SGK thảo luận. ? Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? - Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách,...) - Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số lọai cây bị chết ? Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? - Ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,... Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung. - GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết, khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 3. Củng cố, dặn dò. - Trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ***************************************** Địa lí (Lớp 5) GIAO THÔNG VẬN TẢI I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông của nước ta. - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1 A. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. - Có ý thức bảo vệ các tuyến đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ giao thông Việt Nam - Tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Nêu tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp? - Giáo viên, nhận xét. 2. Bài mới: a. Các loại hình giao thông vận tải. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Bước 1. HS đọc mục 1 SGK, TLCH mục 1. ? Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết ? ? Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa ? Bước 2: HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và kết luận. Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Đường ô tô có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách. - GV cho HS xem tranh các phương tiện giao thông - GV có thể cho HS kể tên các phương tiện giao thông được sử dụng: b. Phân bố một số loại hình giao thông. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. Bước 1: HS làm bài tập ở mục 2 SGK - GV gợi ý: Khi nhận xét sự phân bố, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp nước hay tập trung ở một số nơi. ? Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc - Nam hay theo chiều Đông - Tây ? Bước 2: HS trình bày kết quả. - HS chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển. - GV kết luận. + Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp đất nước. + Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc - Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc - Nam + Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước. + Các sân bay quốc tế : Nội bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng - Học sinh nêu ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò. - Nước ta giao thông có đặc điểm như thế nào? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ học sau. Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2014 Kĩ thuật (Lớp 4) THÊU MÓC XÍCH I. MỤC TIÊU: - Biết cách thêu móc xích . - Thêu được mũi thêu móc xích. các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu cũ thể bị dúm. - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm. HS nam có thể thực hành khâu. * Với học sinh khéo tay : + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành vòng chỉ móc nối tiếp tương đối được tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản. II. CHUẨN BỊ : - Bộ đồ dùng kĩ thuật . III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 1. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ. GV nhận xét 2. Bài mới: Hoạt động 3: Học sinh thực hành thêu các móc xích. - Gọi HS lên thực hiện các bước thêu móc xích (thêu 2 - 3 mũi đầu) - Củng cố kỹ thuật thêu móc xích theo các bước: + Bước 1: Vạch dấu đường thêu + Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu - Nhắc lại những điểm cần lưu ý đã nêu ở tiết 1. HS nhắc lại các bước thêu. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành thêu móc xích. - GV quan sát, chỉ vẫn và uốn nắn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật - HS trưng bày sản phẩm thực hành. - ( HS khéo tay ) Họat động 4. Đánh giá kết quả thực hành của học sinh. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. + Thêu đúng kỹ thuật. + Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau + Đường thêu phẳng, không bị dúm. + Hồn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - HS dựa vào tiêu chuẩn trên, tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau. Lịch sử: (Lớp 4) NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU: - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt: + Đến cuối thế kỷ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hồng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. * Học sinh khá, giỏi: + Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất. - Các em luôn hiểu biết trân trọng lịch sử của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PHT của HS. - Hình minh hoạ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Em hãy đọc bài thơ của Lý Thường Kiệt. - Nêu vài nét về cuộc chiến đấu ở phòng tuyến sông Cầu? - GV nhận xét. 2. Bài mới: * GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: cuối thế kỷ 12, nhà Lý suy yếu. Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hồng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hồng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập từ đây. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS sau khi dọc SGK, điền dấu chéo vào ô trống sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện: £ Đứng đầu nhà nước là vua. £ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. £ Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. £ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin. £ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. £ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. - HS các nhóm thảo luận và đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm và tổ chức cho các nhóm trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: ? Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? - HS thảo luận và trả lời. - HS khác nhận xét. - Từ đó đi đến thống nhất các sự việc sau: Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. - Gọi HS đọc bài học. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước. - Nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: “Nhà Trần và việc đắp đê”. Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014 Kĩ thuật (Lớp 5) CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc món ăn tự chọn. - Rèn tính cẩn thận cho HS II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sản phẩm khâu, thêu đã học. - Tranh ảnh các bài đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: 2. Bài mới. Hoạt động 3: Hs thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của hs. - Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành. - Hs thực hành nội dung tự chọn. Gv đến từng nhóm quan sát hs thực hành và hướng dẫn hs nếu các em lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành - Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK. - Hs báo cáo két quả đáh giá. - Gv nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tinh thần học tập của hs. - Chuẩn bị bài học sau. ******************************************** Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,...ở địa phương. * GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu học tập, vở BT TNXH. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Kể một số hoạt động ở trường mà em đã làm? - HS thực hiện kể, nhận xét. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Học sinh quan sát hình 52, 53, 54 và thảo luận theo nhóm 4: ? Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, ‏‎y tế có trong các hình? - Vài em lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. + Mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe nhân dân. Hoạt động 2: Nối các cơ quan với chức năng nhiệm vụ tương ứng? Cơ quan Chức năng 1. Trụ sở UBND a. Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 13.docx
Tài liệu liên quan