Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 19

 Khoa học (Lớp 5)

SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình SGK trang 78; 79; 80; 81

- Chuẩn bị: Đường, giấy nháp, phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

- Nêu một số dung dịch mà em biết?

- HS trả lời, nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Bài học.

Hoạt động 1: Thí nghiệm

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV cho HS làm việc theo nhóm

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình

 

docx27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôi không làm ô nhiễm môi trường? - Hs tự liên hệ và nêu ví dụ: - Ở địa phương thường sử dụng nhà tiêu hai ngăn. - Ở địa phương em thường sử dụng nhà tiêu tự hoại. - Phải quét dọn, mỗi lần đi đại tiện phảiđổ tro ( dội nước ). - Phân vật nuôi phải được quét dọn và xử lí như: đào hố chôn để ủ. - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung. * Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí đất và nước. 3. Củng cố, dặn dò: - Cần làm gì giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Nhận xét giờ học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2014 Khoa học (Lớp 4) TẠI SAO CÓ GIÓ I. MỤC TIÊU: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình trang 74, 75. - Nến, diêm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Chơi chong chóng. - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi - Cả nhóm xếp thành 2 hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. - Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem: + Khi nào chong chóng không quay. ( Do không có gió.) + Khi nào chong chóng quay. ( Khi có gió thổi, chong chóng quay.) - Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm. (Gió thổi mạnh, chong chóng quay nhanh) - Gió thổi yếu, chong chóng quay chậm Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh, chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu, chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió - Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành / 74SGK - HS thực hành theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, kết luận. Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệnh nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. - HS làm việc theo cặp. + Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? - HS trả lời, nhận xét. * Kết luận: Sự chênh lệnh nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm 3. Củng cố, dặn dò: - Nguyên nhân nào gây ra gió ? - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài học sau. Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU. - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật. - Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh ảnh SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát tranh. Bước 1: Y/c hs quan sát tranh H1, H2 và trả lời câu hỏi gợi ý. + Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra nơi bạn đang sống không? Bước 2: Gọi vài nhóm trình bày và bổ sung. - Vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK. - Trong nước thải có gì gây hại cho sức khỏe của con người ? - Theo bạn có loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy cần cho chảy ra đâu? - 2 - 3 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiểm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh. Bước 1: Từng cá nhân hãy cho biết ở gia đình hoặc địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp vệ sinh chưa? Nên xử lí như thế nào? - Hs tự liên hệ thực tế đến gia đình mình. Địa phương mình để trả lời câu hỏi. - Hs khác theo dõi và nhận xét. Bước 2: Quan sát hình 3, 4 theo nhóm và trả lời câu hỏi. + Theo bạn hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao? + Theo bạn nước thải có cần xử lí không? - Hệ thống cống ở H4 là hợp vệ sinh vì trên mặt cống có nắp đậy, không bị bốc mùi hôi thối. Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình. - GV lấy ví dụ phân tích sau đó - Hs theo dõi, nhận xét. * KL: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết. 3. Củng cố, dặn dò: - Làm gì để giữ vệ sinh môi trường - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. Khoa học (Lớp 5) DUNG DỊCH I. MỤC TIÊU. - Nêu được một số ví dụ về dung dịch. - Biết tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách chưng cất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình SGK trang 76; 77 - Chuẩn bị: Đường, nước sôi, một ly thuỷ tinh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Hỗn hợp là gì, trình bày một số hỗn hợp mà em biết ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch” Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV cho HS làm việc theo nhóm. - Tạo ra một dung dịch nước đường (nước muối). + Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? + Dung dịch là gì? + Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm nêu công thức pha dung dịch đường. Các nhóm nhận xét, so sánh HS phát biểu: dung dịch là gì ? + Kể tên một số dung dịch khác (dung dịch nước và xà phòng, giấm và đường, giấm và muối) + GV giải thích: Hiện tượng đường không tan hết là vì khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc. Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà. + GV kết luận: Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan trong chất lỏng. Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó. Hoạt động 2: Thực hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm + GV thực hành theo dẫn SGK trang 77 SGK yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả thí nghiệm - Yêu cầu đại diện HS lên thử nếm những giọt nước đọng trên đĩa Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác bổ sung. - GV kết luận: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc 3. Củng cố, dặn dò. - Hỗn hợp là gì? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị đọc trước bài sau: Sự biến đổi hoá học Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2015 Khoa học (Lớp 4) GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số tác hại của bão: Thiệt hại về người và của - Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bản tin thời tiết. + Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi. + Đến nơi trú ẩn an toàn. - HS biết cách phòng chống khi có hiện tượng gió, bão xảy ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 76, 77 SGK. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Nêu nguyên nhân gây ra gió - Nêu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió. - GV giới thiệu người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ. - Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76/SGK và hoàn thành bài tập.2/49 - H/S đọc nội dung bài tập Kết luận : Thứ tự cần điền: Cấp 5, cấp 9, cấp 0, cấp 7, cấp 2. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão. + Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? + Nêu tác hại do bão gây ra? + Nêu cách phòng chống bão? - H/S quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục cần biết /77 SGK và TLCH. - Khi gió quá mạnh, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái. - Thiệt hại về người và của. - Tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống để phòng tai nạn Kết luận: SGK Hoạt động 3: Trò chơi Ghép chữ vào hình. - GV phô tô 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió /76 SGK viết lời ghi chú vào các tấm phiếu. các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. - Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc. - HS thực hiện làm. 3. Củng cố, dặn dò. - Gió mạnh, bão trong thiên nhiên sẽ có tác hại gì? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. *********************************************** Lịch sử (Lớp 5) CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. MỤC TIÊU. - Tường thuật sơ lược được chiến dịch ĐBP : + Chiến dịch diễn ra trong 3 đợt tấn công; Đợt 3: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A 1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. + Ngày 7/5/1954, bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. - Trình bày sơ lược ý nghĩa chủa chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch; tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. - HS luôn trân trọng, hiểu biết về lịch sử Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính Việt Nam - Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ phóng to - Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu hai khái niệm tập đồn cứ điểm, pháo đài. + Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ. + Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ. - HS thực hiện trả lời - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu hai khái niệm tập đồn cứ điểm, pháo đài. - HS đọc Chú thích của SGK và nêu - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của Điện Biên Phủ. - GV hỏi: Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương ? - HS nêu ý kiến trước lớp. - GV kết luận Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: HS chỉ ra chứng cứ đã khẳng định rằng “Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953-1954. Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét và bổ sung. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV chia HS lớp thành 2 nhóm + Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ. + Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 4: Làm việc cả lớp - GV cho HS quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ. - HS có thể tìm đọc một số câu thơ hoặc bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ. - HS kể về những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên phủ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. ******************************************* Khoa học (Lớp 5) SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình SGK trang 78; 79; 80; 81 - Chuẩn bị: Đường, giấy nháp, phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Nêu một số dung dịch mà em biết? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thí nghiệm Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV cho HS làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình - Ghi kết quả vào phiếu học tập Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm nhận xét, so sánh. Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy Tờ giấy bị cháy thành than. Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên. Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác - Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì? - Sự biến đổi hoá học là gì ? - GV Kết luận: Hiện tượng này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học. Nói cách khác, sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Hoạt động 2: Thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Quan sát các hình trong SGK trang 79 và thảo luận + Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học ? Tại sao bạn kết luận như vậy? + Trường hợp nào có sự biến đổi lý học ? Tại sao bạn kết luận như vậy? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, Nhóm khác bổ sung. Hình Trường hợp Biến đổi Giải thích 2 Cho vôi sống vào nước Hoá học Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt. 3 Xé giấy thành những mảnh vụn Lí học Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác. 4 Xi măng trộn cát Lí học Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi 5 Xi măng trộn cát và nước Hóa học Xi măng trộn cát và nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước 6 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ Hoá học Dưới tác dụng của hơi nước trong KK, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới 7 Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội thành thủy tinh ở thể rắn Lí học Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi - GV kết luận: - GV nhắc HS không được đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm. 3. Củng cố, dặn dò - Sự biến đổi hoá học là gì? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị cho giờ học sau. .. .. TUẦN 20 Thứ hai ngày 19 tháng 1 năm 2015 Địa lí (Lớp 4) ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngồi đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu. HS khá, giỏi: + Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long : do nước sông đổ ra biển qua chín cửa sông. + Giải thích vì sao ở đông bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng. - HS biết trân trọng những địa hình, thiên nhiên của Việt Nam II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ dịa lí tự nhiên VN III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: a. Đồng bằng lớn nhất của nước ta. GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi: + Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đáp nên? - Nằm ở phía Tây của đất nước . Do phù sa của sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp. + Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai) - Có diện tích rộng lớn địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ. + Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau - HS lên bảng chỉ Hoạt động 2: b. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt - Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi của mục 2. + Em hãy dựa vào SGK để nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? - ( HS khá , giỏi ) - HS giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long. * GV chỉ lại vị trí của sông Mê Công, sông Tiền, Sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế ... trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: làm việc cá nhân + Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông? + Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô,người dân nơi đây đã làm gì? - HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời. * GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ. 3. Củng cố, dặn dò. - So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. ************************************************** Địa lí (Lớp 5) CHÂU Á (Tiết 2) I. MỤ TIÊU. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á : + Có số dân đông nhất. + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng. - Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á : + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á : + Chủ yếu có gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. + Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Bản đồ các nước Châu Á. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 3. Cư dân Châu Á Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - HS quan sát bảng số liệu và so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác để nhận biết Châu Á có số dân đông nhất thế giới - HS quan sát hình 4 SGK để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau. - GV bổ sung: người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm. - Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau. - GV kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân cư Châu Á da vàng và đông tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. 4. Hoạt động kinh tế. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi - HS nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô ... - GV bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và chế biến thuỷ sản, hải sản... - GV kết luận: Người dân Châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô .... 5. Khu vực Đông Nam Á. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV. - Xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á. - Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn và ở vùng ven biển. - GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước Đông Nam Á. - GV kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số đặc điểm của cư dân châu Á. - Nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà đọc trước bài: Các nước láng giềng của Việt Nam Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 4) VẬT LIỆU DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA I. MỤC TIÊU: - Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau hoa. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. - HS biết trân trọng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hạt giống, phân, cuốc, vồ đập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. - Nêu lợi ích của việc trồng rau và hoa? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau hoa . - Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK : + Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì ? - Cần có hạt giống hoặc cây giống . - GV giới thiệu cho HS quan sát một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị . + Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ? (Cần có phân) + Mỗi lồi cây có cần những loại phân bón giống nhau không ? - Cần những loại phân khác nhau . - GV cho HS xem mẫu phân - GV kết luận nội dung 1 theo các ý chính trong SGK Hoạt động 2: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng , chăm sóc rau hoa . - HS đọc mục 2 SGK trả lời các câu hỏi theo yêu cầu . + Hình a tên dụng cụ là gì ? ( Là cái cuốc ) + Cuốc dùng để làm gì ? ( Dùng để cuốc lật đất lên , lên luống và vun xới đất.) + Cuốc gồm những bộ phận nào ? ( Có 2 bộ phận : lưỡi cuốc và cán cuốc .) + Cách sử dụng cuốc như thế nào ? (Một tay cầm gần giữa cán , tay kia cầm gần phía đuôi cán.) * Tương tự đặt câu hỏi với : dầm xới - GV bổ sung : Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như: cày, bừa, máy cày, máy bừa. Giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn . - Gv tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài . - HS đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu ích lợi của dụng cụ trồng rau và hoa. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. *********************************************** Lịch sử (Lớp 4) CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng): + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. + Diễn biến trận Chi Lăng: quân định do Liểu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễn Thăng và kị binh địch vài ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy. + Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước. - Nắm được việc nhà Hậu Lê thành lập: + Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hồng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê. - Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợ trả gươm cho Rùa thần,). * HS khá, giỏi: - Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng; Aûi là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công. - HS luôn yêu quý, trân trọng lịch sử của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK phóng to. Phiếu học tập của HS. - GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài “Nước ta cuối thời Trần.” GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học. Hoạt động1: Làm việc cả lớp: - GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: SGV/39 - HS cả lớp lắng nghe. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trận Chi Lăng trong SGK/45 và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng. - HS quan sát đọc thông tin và trả lời + Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta? + Hai bên thung lũng là gì ? + Lòng thung lũng có gì đặc biệt ? + Theo em với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch? - HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Làm việc nhóm. - Y/C HS thảo luận nhóm theo nội dung sau: + Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ? + Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ? + Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao? + Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào? - Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp: - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận + Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ? - Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại. + Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ? - GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc nội dung bài ở SGK. - Nhận xét giờ học.Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 5) CHĂM SÓC GÀ I. MỤC TIÊU: - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương. - Luôn yêu quý vật nuôi trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số tranh ảnh minh họa trong SGK. III. CÁC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 19.docx
Tài liệu liên quan