Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 28

 Khoa học: ( Lớp 4)

ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiết 1 )

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt

- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.

- Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

- H biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế, .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

- Em hãy nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống ?

- HS trả lời, nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 

docx13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa lí (Lớp 4) NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Hs biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng Duyên Hải miền Trung - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trông, chế biến thủy sản.... - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ dân cư Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung ? - Em hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của dải đồng bằng duyên hải miền Trung ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài: Hoạt động 1. Dân cư tập trung khá đông đúc: - GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý H phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố ở duyên hải. - H quan sát bản đồ phân bố dân cư VN. + Em có nhận xét gì về việc phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung ? ( Ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn) - H quan sát hình 1, 2 SGK. + Nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh ? ( phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc áo váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.Trang phục ngày thường của người Kinh và người Chăm giống nhau.) Hoạt động 2. Hoạt động sản xuất của người dân: - H đọc ghi chú các ảnh từ hình 3 ; 4; 5; 6; 7; 8 SGK. +Kể tên các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung ? ( Trồng trọt: trồng lúa, mía, ngô. Chăn nuôi: gia súc ( bò ). Nuôi, đánh bắt thuỷ sản: đánh bắt cá, nuôi tôm. Nghành khác: làm muối.) - GV cho 2 H đọc lại kết quả trên . - GV bổ sung thêm kiến thức về nuôi tôm, làm muối cho H rõ. + Nêu tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này? + Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ? - H đọc bảng số liệu ở SGK và giải thích vi sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại có các hoạt động sản xuất đó? 3. Củng cố, dặn dò: - 4 H lên ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của nhân dân trong vùng theo 4 cột sau: Trồng lúa - Trồng mía, lạc - Làm muối - Nuôi, đánh bắt thuỷ sản - GV: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. - GV nhận xét tiết học. **************************************** Địa lí (Lớp 5) CHÂU MĨ (Tiếp) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ. - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô Hoa Kì. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và một số hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới. - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giưới thiệu bài. b. Bài học. 3. Dân cư châu Mĩ *Hoạt động 1 (Làm việc cá nhân) Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau: + Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống. + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu? Bước 2: - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sinh sống đầu tiên; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây. Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. 4. Hoạt động kinh tế: Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm 4) Bước 1: HS trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Bước 3: - Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có). Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng. 5. Hoa Kì Hoạt động 3 (Làm việc theo cặp) Bước 1. - GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới. - HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỳ (theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới, đặc điểm kinh tế). Bước 2: - Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số đặc điểm của dân cư và kinh tế châu Mĩ? - Nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Châu Đại Dương và châu Nam Cực. Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 4) LẮP CÁI ĐU (T2) I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. * Với HS khéo tay: Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. ghế đu dao động nhẹ nhàng. - Rèn tính cẩn thận cho học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 3: Học sinh thực hành lắp cái đu. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. a. HS chọn chi tiết để lắp cái đu - Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp . - Gv đến từng bàn kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng chi tiết lắp cái đu . b. lắp từng bộ phận. - HS thực hành việc lắp được từng bộ phận - GV quan sát sửa sai. - GV nhắc các em trong khi lắp cần chú ý + Vị trí bên trong lẫn bên ngồi của các bộ phận của giá đỡ đu , cọc đu , thanh thẳng, giá đỡ. + Thứ tự bước lắp tay cầm và thanh sau ghế + Vị trí các vòng hãm. c. Lắp ráp cái đu. - HS lắp cái đu. - GV theo dõi kịp hời uốn nắn Hoạt động 4 - Đánh giá kết quả học tập - Cho học sinh nêu tiêu chuẩn của sản phẩm. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá. - Lắp đúng mẫu đúng quy định. - Sản phẩm chắc chắn đu dao động nhẹ nhàng. - HS tự đánh giá. - GV nhận xét chung đánh giá kết quả học tập. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét về thái độ học tập, mức độ hiểu bài của HS . - Dặn HS về nhà đọc trước bài mới chuẩn bị bài sau . ******************************************** Lịch sử: (Lớp 4) NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786 ) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn. + Sau khi lật đổ chính quyền họ nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đôe chính quyền họ Trịnh. + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Ở thế kỉ XVI - XVII ở nước ta có những thành thị nào ? - Em hãy nêu một vài đặc điểm nổi bật của các thành thị lớn ở thế kỷ XVI- XVII ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài: Hoạt động 1. Làm việc cả lớp: - GV treo lược đồ đã chuẩn bị, trình bày sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đằng Trong ( 1777 ), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm ( 1785 ). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh. - GV kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đằng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ? ( ...tiến ra Thăng Long lật đỗ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.) + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào ? ( đứng ngồi không yên, sợ hãi, cuống cuồng lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn, ...) + Cuộc tiến quân ra Bắc của Tây Sơn diễn ra thế nào ?( Quân của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Bắc Thăng Long ...) - Sau khi H trả lời, GV cho S đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn “ ... quân Tây Sơn “. - H được chia thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai. GV theo dõi các nhóm để giúp H tập luyện. - GV gọi các nhóm trình diễn cho lớp xem. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. *Hoạt động 2. Làm việc cả lớp: + Nêu kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? ( Quân Trịnh đại bại, Trịnh Khải bỏ chạy ...) + Nêu ý nghĩa của sự kiện này ?( Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng long, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.) 3. Củng cố, dặn dò: - H nhắc lại nội dung của bài học. - Trình bày kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? - GV nhận xét tiết học. Dặn H xem bài tiếp theo. Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 5) LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu máy bay trực thang đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học * Hoạt động 3: Hs thực hành lắp máy bay trực thăng a. Chọn chi tiết - Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - Gv kiểm tra hs chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận - Trước khi hs thực hành, gv cần gội hs nhắc lại phần ghi nhớ để hs nắm vững quy trình lắp máy bay. - Trong quá trình hs thực hành gv nhắc hs lưu ý một số điểm. c. Lắp máy bay trực thăng. - Hs lắp ráp theo các bước trong SGK. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của hs. - Tuyên dương những hs lắp máy bay tốt. *************************************** Tự nhiên & xã hội: (Lớp 3) THÚ (Tiếp theo). I. MỤC TIÊU: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - QS hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. - HS khá, giỏi biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú; Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng. - HS nhận ra sự đa dạng, phong phú của các loài thú, có ý thức BV các loài thú. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK trang 106,107. - Tranh ảnh sưu tầm về các loài thú nhà, thú rừng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Kể tên một số loài thú nhà mà em biết? + Thú có đặc điểm gì? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm - QS hình các loài thú nhà trong SGK trang 1046, 107 và các hình sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau + Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết. + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát. + So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm bổ sung. - HS rút ra đặc điểm chung của thú rừng GV kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con nuôi con bằng sữa.... Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. VD: thú ăn thịt, thú ăn cỏ.. - Thảo luận: Tại sao ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng? Bước 2: Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình, cử đại diện thuyết minh về những loài thú rừng sưu tầm được. - Thi diễn thuyết về đề tài: Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên. Bước 2: Trình bày - HS liên hệ thực tế về tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Bước 1: HS lấy giấy bút vẽ một con thú rừng mà em yêu thích. Bước 2: Trình bày. - Từng cá nhân trong nhóm dán bài của mình vào một tờ giấy khổ to, trưng bày trước lớp. - Một số HS lên giới thiệu về con vật mình vẽ. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Ích lợi của thú đối với con người như thế nào? - Nhận xét tiết học. - GV gọi một vài HS đọc mục bạn cần biết Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2015 Khoa học: ( Lớp 4) ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: - Ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt - Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm. - Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng. - H biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Em hãy nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập: *Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập - H làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110, và 3, 4, 5, 6trang 111 SGK. Câu1: So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn? Câu 2:Vẽ sơ đồ về sự bay hơi của nước ? Câu 3: Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ ? Câu 4: Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt ? Câu 5: Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách ? Câu 6: Rót vào hai chiếc cốc giống nhau một lượng nước lạnh như nhau ( lạnh hơn không khí xung quanh ). Quấn một cốc bằng khăn bông. Sau một thời gian, theo bạn cốc nước nào còn lạnh hơn ? Giải thích lý do lựa chọn của bạn ? - Gọi H trả lời, các bạn khác bổ sung, GV kết luận. *Hoạt động 2: Trò chơi " Đố bạn chứng minh được ..." - GV chuẩn bị sẵn một số phiếu yêu cầu. Đại diện các nhóm lên bốc thăm. Các nhóm chuẩn bị sau đó lên trình bày. Ví dụ: Hãy chứng minh rằng: - Nước không có hình dạng xác định. - Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. - Không khí có thể bị nén lại, giãn ra. 3. Củng cố, dặn dò: - H nhắc lại các kiến thức đã ôn tập. - GV nhận xét tiết học. Dặn xem bài tiếp theo, tiết sau học tiết 2. ********************************************* Tự nhiên & xã hội: (Lớp 3) MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - HS khá, giỏi nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - HS biết Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng MT vào một số việc cụ thể hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sưu tầm tranh, ảnh về nuôi, đánh bắt, chế biến cá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Nêu điểm giống và khác nhau giữa thú nhà và thú rừng? + Kể tên một số loài thú rừng mà em biết? - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát và Thảo luận. Bước 1: Thảo luận theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? (Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng.) + Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao? (Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào.) + Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ? (Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.) Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời Bước 1: Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm: + Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ? + Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? Bước 2: Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa. - Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. - Mời một số em trả lời trước lớp. - Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - GV kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Xem trước bài mới. ******************************************** Khoa học (Lớp 5) SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: - Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. - Luôn có ý thức bảo vệ động vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình trang 112, 113 SGK - Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ? - Cho ví dụ? 2. Bài mới: a. giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thảo luận - Hs làm việc cá nhân: Đọc mục bạn cần biết SGK /112. - Thảo luận cả lớp: + Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh sản ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó giống nào? + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Kết quả của sự thụ tinh là gì? Hợp tử phát triển thành gì? - HS trả lời - HS khác bổ sung. - GV kết luận, HS nhắc lại kết luận. Hoạt động 2: Quan sát - HS làm việc theo cặp: - Quan sát hình 112 SGK nói với nhau - Con nào nở ra từ trứng con nào đẻ đã thành con. - HS trình bày - nhận xét. - GV kết luận. Kết luận: Những loài động vật khác nhau thi có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Hoạt động 3: Trò chơi: " Nói tên con động vật theo nhóm sinh sản" HS kể được một số động vật đẻ trứng, đẻ con. - Chia lớp 4 nhóm - Nối tiếp nhau lên bảng viết tên động vật - Động vật đẻ trứng, động vật đẻ con - Sau 5 phút, nhóm nào viết được nhiều và đúng thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Những động vật nào đẻ trứng, những động vật nào đẻ con? - Nhận xét tiết học - Học bài và chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản của côn trùng. Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2015 Khoa học: (Lớp 4) ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: - Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm. - Trưng bày tranh, ảnh về việc sử dung nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học. - Củng cố những kỹ năng vệ bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng. - H biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dung nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của H. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập: tiết 2 Hoạt động 3: Triển lãm - Các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dung nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học. - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm. - GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm ( mỗi nhóm cử 1 bạn tham gia ban giám khảo ). - Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi. - Ban giám khảo đánh giá. H trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình. GV là người đánh giá, nhận xét cuối cùng. * GV cho H trình bày nội dung thực hành ở nhà: Quan sát sự thay đổi bóng của chiếc cọc theo thời gian trong ngày. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn H xem bài tiếp theo và chuẩn bị các đồ dùng để ươm cây con. ****************************************** Lịch sử: (Lớp 5) TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: *Học xong bài này, HS: - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: + Ngày 26-4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ các vùng giải phóng +Bảng phụ + Nam châm+ Bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Hiệp định Pa-ri về VN được kí kết vào thời gian nào, trong khung cảnh ra sao ? - Hãy nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: * Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: - GV yêu cầu HS đọc thầm SGK: + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri? (Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn ) - Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 (vừa giảng vừa chỉ trên bản đồ): Sau Hiệp định Pa-ri, trên chiến trường ... * Hoạt đông 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập (Làm việc theo nhóm 4) (Bảng phụ) - GV yêu cầu các nhóm HS đọc SGK thảo luận các câu hỏi sau: + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công ? Lữ đoàn xe tăng 203 có nh/vụ gì ? + Thuật lại cảnh xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập ? + Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng ? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? + Tại sao Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện ? Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là vào lúc nào ?() - GV kết luận về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. * Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HCM - Làm việc theo nhóm 2. - Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ? - Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ, quân đội Sài Gòn, có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng nước ta ? - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Chiến thắng của chiến dịch HCM là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta. Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền Sài Gòn, ... 3. Củng cố, dặn dò: - Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to. - Trong ngày 30-4 hằng năm, gia đình em và quê hương em đã làm gì để kỉ niệm ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất ? - Nhận xét giờ học. - Xem bài sau: Hoàn thành thống nhất đất nước. *************************************** Khoa học (Lớp 5) SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I. MỤC TIÊU: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. - Biết bảo vệ một số côn trùng có ích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 114, 115 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con. - HS thực hiện kể, nhận xét. 2. Bìa mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Làm việc với sgk - HS quan sát các hình 1,2,3,4,5, SGK/114 Mô tả quá trình sinh sản của bướm cải, chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. - Thảo luận nhóm: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới lá rau cải ? + Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhiều ? + Làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu ? - HS báo cáo kết quả - HS nhận xét - GV kết luận. Kết luận: - Bướm thường đẻ trứng mặt dưới rau, lá cây. - Trứng nở sâu ăn lá lớn lên. Sâu càng lớn càng gây thiệt hại. - Giảm thiệt hại: Cần áp dụng biện pháp: Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm ... Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. - HS làm việc theo nhóm: - Nhìn vào sơ đồ sự sinh sản của ruồi và gián H6, 7 SGK/115 Hoàn thành bảng So sánh chu kì sinh sản Ruồi Gián - Giống nhau - Khác nhau Nơi đẻ trứng Cách tiêu diệt - HS trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét - GV kết luận. * Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. 3. Củng cố, dặn dò. - HS vẽ sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng. - Nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 28.docx
Tài liệu liên quan