Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 29

 Khoa học: ( Lớp 4)

THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, H biết:

- Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng .

- GDKNS: Kĩ năng làm việc nhóm, quan sát, so sánh.

- HS biết bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 114, 115 SGK.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị theo nhóm: 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch, cây đậu xanh.

- GV: một ít keo trong suốt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

- Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ ?

- Nêu các tính chất của nước ?

 

docx13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2015 Địa lí (Lớp 4) NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Nêu được một số hoạt đốngản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung. + Hoath động du lịch ở đồng bằng Duyên hải miền Trung rất phát triển + Các nhà máy khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải MT: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. - HSKG giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới....và nguyên nhân khiến ngành du lịc ở đây rất phát triển.... II. DDOOFDUNGF DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh, ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: ? Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung ? ? Vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1. Hoạt động du lịch: - H quan sát hình 9 SGK, trả lời: + Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? (tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển....) + Hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết ? - GV dùng bản đồ Việt nam chỉ cho HS xem ở bản đồ các thành phố, thị xã vên biển và khẳng định: Các hoạt động dịch vụ sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này. Hoạt động 2. Phát triển công nghiệp: - H quan sát hình 10 SGK , trả lời: + Vì sao ở đây có nhiều nhà máy đống mới, sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển ? ( do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng ... nên cần xưởng sửa chữa.) + Quan sát hình 11, hãy nêu các công việc để sản xuất đường từ cây mía? (Thu hoạch mía, vận chuyển mía, làm sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước và làm trắng, đống gói.) + Điều kiện nào mà người dân ở đây trồng mía nhiều ? ( Hiện nay ở Quảng Ngãi đang xây dựng khu kinh tế. Nơi đây sẽ có cảng lớn, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác.) Hoạt động 3. Lễ hội: + Nêu một số lễ hội ở miền trung mà em biết? ( Lễ mừng năm mới, lễ hội cá ông, lễ hội ca- tê....) + Quan sát hình 13 và mô tả khu di tích Tháp Bà ? - 3 H đọc kết luận ở SGK 3. Củng cố, dặn dò: H thi điền vào sơ đồ sau: - Bãi biển, cảnh đẹp ® xây khách sạn ® ... - Đất cát pha, khí hậu nóng ® ... ® sản xuất đường - Biển, đầm, phá, sông có nhiều cá tôm ® tàu đánh bắt thuỷ sản ® xưởng ... - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau: Thành phố Huế. ********************************************* Địa lí (Lớp 5) CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS: - Xác đinh được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực: + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a : khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương : + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,... HS khá, giỏi nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtây-li-a với các đảo, quần đảo : lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, quả địa cầu. - Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Kinh tế châu Mĩ có những đặc điểm gì ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. giảng bài: 1. Châu Đại Dương: Hoạt động 1. Vị trí địa lí, giới hạn: - GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK thảo luận nhóm đôi trả lời: + Châu Đại Dương gồm những phần nào? + Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? + Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương? - HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu ĐD. - Đại diện trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV nhận xét. - GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Hoạt động 2. Đặc điểm tự nhiên: - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành theo nhóm bài tập 2 VBT. - HS trình bày kết quả và GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3. Dân cư và hoạt động kinh tế: - HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi: + Về số dân, châu Đại Dương có gì khác với các châu lục đã học? + Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? + Trình bày đặc điểm kinh tế ở Ô-xtrây-li-a? - HS trình bày, các HS khác nhận xét, GV nhận xét, chốt lại. 2. Châu Nam Cực. Hoạt động 4. Hàm việc theo nhóm 4. - GV chia nhóm, HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh thảo luận trả lời câu hỏi: + Đặc điểm tiêu biểu của châu Nam Cực ? + Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên? - HS chỉ trên bản đồ vị trí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận: Châu Nam Cực là châu lạnh nhất thế giới. Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên. + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ? 3. Củng cố, dặn dò: - HS cả lớp đọc thầm bài học - 2 HS đọc to. - Nhận xét giờ học. VN hoàn thành ở VBT, CB : Các đại dương trên thế giới. Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 4) LẮP XE NÔI I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết đế lắp xe nơi. - Lắp được xe nơi theo mẫu. Xe chuyển động được. * Với HS khéo tay: Lắp được xe nơi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài mới. Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát nhận xét mẫu. - Hướng dẫn học sinh quan sát từng bộ phận của cái nôi sau đó trả lời câu hỏi. + Để lắp được cái nôi cần bao nhiêu bộ phận ? - Cần 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe. + Hãy nêu tác dụng của xe nôi ? - Dùng để cho em bé nằm hoặc ngồi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kĩ thuật. * Hướng dẫn học sinh chọn đúng, đủ các chi tiết vào nắp hộp. - GV Lắp từng bộ phận. - HS nêu để lắp tay kéo ta chọn 2 thanh thẳng 7lỗ, 1 thanh chữ u dài. + Em chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu để lắp tay kéo? - GV hướng dẫn lắp giá đỡ trục bánh xe. * Lắp thanh đỡ - giá đở trục bánh xe. - GV hướng dẫn học sinh quan sát. - Chữ u dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy tính từ phải sang trái. - HS thực hành. - GV nhận xét. - HS thực hành xong cho học sinh tháo rời các chi tiết theo thư tự. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu lại các bước lắp xe nôi. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ********************************* Lịch sử: (Lớp 4) QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (1789) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Dựa vào lược đò tường thuật sơ lược việc Quang Trung đại phá quân Thanh chú ý các trận têu biểu: Ngọc hồi, Đống Đa. + Quân Thanh xâm lược nước ta chúng chiếm Thăng long: Nguễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu Quang Trung.... + Ở Ngọc Hồi Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. quân ta thắng lớn. - Nêu công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung: đánh bại quân xâm luuwocj Thanh, bảo vệ nền đọc lập dân tộc. - Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh. - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: + Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ? + Nêu ý nghĩa về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài: *GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Hoạt động 1. Làm việc cá nhân: - GV đưa ra phiếu học tập có các mốc thời gian: + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1789 ) ... + Đêm 3 Tết năm Kỷ dậu ( 1789 ) ... + Mờ sáng ngày mồng 5 ... - H dựa vào SGK, điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( ... ) cho phù hợp. + Thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh ? Hoạt động 2. Làm việc cả lớp: + Nêu nguyên nhân dẫn đến Quang Trung đại phá quân Thanh? ( Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang chiếm nước ta...) + Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết? ( ... Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân...) ? Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? việc làm đó có tác dụng như thế nào? ( ... ngày 20 tháng chạp năm 1789 tại đây ông đã cho quân lính ăn tết trước rồi chia thành 5 đạo quân đến tiến đánh Thăng Long..) + Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân? + Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? khi nào? kết quả ra sao? (... mở màn là trận Hà Hồi, vào đêm mồng 3 tết....) + Hãy thuật lại trận Hà Hồi? trận Đống Đa? + Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long? ( Nam ra Bắc...) + Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? theo em việc chọn thời điểm đó có ích lợi gì? ( nhà vua chọn đúng tết Kĩ Dậu để đánh giặc.Nhà vua đã cho quân ta ăn tết trước nên quân ta phấn khởi, quân địch xa nhà lâu ngày đến ngày tết quân lính uể oải, nhớ nhà, tinh thần chiến đấu giảm sút. + Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? (... ghép các mảnh lá chắn....) - GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến 5 Tết, ở Gò đống Đa ( Hà Nội ) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 H đọc phần tóm tắt ở SGK. + Hãy thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 5) LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu máy bay trực thang đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 3: Hs thực hành lắp máy bay trực thăng a. Chọn chi tiết - Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - Gv kiểm tra hs chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận - Trước khi hs thực hành, gv cần gội hs nhắc lại phần ghi nhớ để hs nắm vững quy trình lắp máy bay. - Trong quá trình hs thực hành gv nhắc hs lưu ý một số điểm. c. Lắp máy bay trực thăng. - Hs lắp ráp theo các bước trong SGK. - Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của hs. - Tuyên dương những hs lắp máy bay tốt. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - Hs trình bày sản phẩm. - Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Hs đánh giá sản phẩm. - Gv nhận xét,đánh giá sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv hận xét tinh thần, thái độ học tập của hs. - Dặn hs chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp rô-bốt” ************************************ Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (T1) I. MỤC TIÊU: - Sau bài học, hs biết: - Vẽ, nói hoặc viết về những câycối và các con vật mà hs quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. - Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các hình trang 108,109 ( SGK ). - Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi hs. - Giấy khổ to, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? + Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1. Đi thăm thiên nhiên. - GV hướng dẫn hs đi thăm thiên nhiên ở ngay vườn trường. - Hs đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực, gv chỉ định cho nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy. Hoạt động 2. Báo cáo kết quả quan sát được. - Từng hs ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm. Nếu có nhiều cây cối và các con vật, nhóm trưởng sẽ hội ý phân công mỗi bạn đi sâu tìm hiểu 1 loài để bao quát được hết. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2015 Khoa học: ( Lớp 4) THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. MỤC TIÊU: Sau bài học, H biết: - Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng . - GDKNS: Kĩ năng làm việc nhóm, quan sát, so sánh.... - HS biết bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 114, 115 SGK. - Phiếu học tập. - Chuẩn bị theo nhóm: 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch, cây đậu xanh. - GV: một ít keo trong suốt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ ? - Nêu các tính chất của nước ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học. Hoạt động 1. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống: - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. - Các nhóm đọc mục quan sát trang 114 SGK để biết cách làm thí nghiệm. - Nhóm trưởng phân công các bạn lần lượt làm các việc theo thí nghiệm ở SGK. - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm nêu lại công việc các em đã làm. + Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì? - GV phát phiếu học tập đã chuẩn bị cho H để theo dõi sự phát triển của các cây đậu. Yêu cầu H tiếp tục chăm sóc các cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được theo mẫu trên. + Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào ? - GV kết luận: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống. Hoạt động 2. Dự đoán kết quả của thí nghiệm: - GV phát phiếu học tập cho H , H tự làm bài. + Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao? + Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh? + Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ? - 2 H nêu kết luận ở SGK. 3. Củng cố, dặn dò: - Thực vật cần gì để sống? - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Nhu cầu nước của thực vật. ************************************* Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (tiếp) I. MỤC TIÊU: - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. - Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và những động vật đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS. - Giấy khổ to, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 3: Gới thiệu về tranh vẽ: - Yêu cầu HS đưa tranh của mình lên lớp. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : trong mỗi nhóm HS lần lượt giới thiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình. - HS đưa tranh của mình ra. - HS làm việc theo nhóm: Lần lượt từng HS giới thiệu về tranh vẽ của mình : Vẽ cây gì, con gì? Chúng sống ở đâu? Cá bộ phận chính cơ thể là gì? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt ? - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS chia thành các nhóm, nhận phiếu - Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp. Hoạt động 4 : Bạ biết gì ?: - GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật. Căn cứ theo bài vẽ của các em. - Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1 ; Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh thực vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 2. - Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh động vật. - Cho các nhóm thảo luận 10 phút. Sau đó yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - Hỏi : Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì ? - Các nhóm cử đại diện trình bày. - HS nhận xét bổ sung. - 1 HS trả lời. * Kết luận : .... Hoạt động kết thúc : TRÒ CHƠI GHÉP ĐÔI - GV phổ biến luật chơi.Tổ chức cho HS chơi. - GV tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc. - Nhắc nhở HS luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình. - HS chơi trò chơi. - HS cả lớp làm cổ động viên. - Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 3. Nhận xét, đánh giá. - Nhận xét giờ học. - Đánh giá quá trình thực hành của HS. - Chuẩn bị bài học sau. ***************************************** Khoa học (Lớp 5) SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I. MỤC TIÊU: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Hình trang 116, 117 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. - Nêu các cách tiêu diệt. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch. - HS làm việc theo cặp: Hỏi và trả lời các câu hỏi SGK trang 116,117 + Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? + Ếch đẻ trứng ở đâu? Trứng Ếch nở thành gì? + Chỉ vào từng hình mô tả sự phát triển của nòng nọc? + Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu? - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. - HS khác bổ sung. Kết luận: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước vừa trải qua đời sống trên cạn. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của Ếch. - HS vẽ sơ đồ vào vở - GV kiểm tra hướng dẫn, gợi ý. 2 HS trao đổi chỉ vào sơ đồ - nêu chu trình sinh sản của Ếch. - HS xung phong trình bày trước lớp - nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu quy trình sinh sản của ếch? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài 58. Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2014 Khoa học: (Lớp 4) NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, H biết: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. - Ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. - GDKNS: kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ và kĩ năng trình bày sản phẩm... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 116, 117 SGK. - Sưu tầm cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, dưới nước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Trong 5 cây ở tiết trước cây nào phát triển tốt ? - Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau: + Hoạt động theo nhóm 4. - Các nhóm tập hợp cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các bạn đã sưu tầm. - Phân loại cây thành 4 nhóm dán vào giấy khổ to. - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Lớp theo dõi, nhận xét. + Theo em, các loại cây có nhu cầu về nước có giốnh nhau hay không ? ( Các loại cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.) * Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt: - H quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời các câu hỏi. + Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? ( lúa mới cấy, lúa làm đồng, lúa đẻ nhánh.) + Vào giai đoạn nào cây lúa cần ít nước? ( lúa chín...) + Tìm thêm các ví dụ khác cho biết ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ? + Cây ăn quả , lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh, khi quả chín cần ít nước hơn. + Ngô, mía, ... cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc. + Vườn rau, vườn hoa cần được tưới đủ nước thường xuyên. Kết luận : - Cùng một cây , trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. - Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới, tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao. 3. Củng cố, dặn dò: + Nước có nhu cầu như thế nào đối với thực vật? + Ở mỗi giai đoạn phát triển cây cần nhu cầu nước như thế nào? - GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: Nhu cầu chất khoáng của thực vật. ******************************************* Lịch sử: (Lớp 5A) HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS: - Biết tháng 4 - 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976: + Tháng 4 - 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Cuối tháng 6, đầu tháng 7 - 1976 Quốc hội đã hộp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành Phố Hồ Chí Minh. - Giáo dục HS ý thức học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ + nam châm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ:  - Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập ? - Tại sao nói : Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: * Hoạt động 1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25- 4- 1976: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc SGK và tả lại không khí của ngày tổng tuyển cử Quốc hội khóa VI theo các câu hỏi gợi ý sau : + Ngày 25-4 -1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì ? + Quang cảnh Hà Nội, Gài Gòn và trên khắp đất nước ta ngày đó như thế nào ? + Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao ? + Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25/4/1976 ? + Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta ? - HS lần lượt trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.  * Hoạt đông 2: Nội dung cuộc họp của kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 để tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất. - GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận những ý chính. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước. + Sự kiện bầu cử Quốc hội khóa VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó ? + Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì ? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại: Sau cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên CNXH. 3. Củng cố, dặn dò: - Cả lớp đọc thầm phần bài học - 2 HS đọc to. - Nhận xét giờ học. - VN học bài, hoàn thành ở VBT. ***************************************** Khoa học (Lớp 5) SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM I. MỤC TIÊU. - Biết chim là động vật đẻ trứng. - Luôn bảo vệ loài chim, để môi trường sống thêm đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Hình trang 118, 119 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Nêu chu trình sinh sản của Ếch? - hHS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. *Hoạt động 1: Quan sát. - HS làm theo cặp: Hỏi và trả lời với nhau các câu hỏi SGK/118 + So sách, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng h2 ? +Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d ? + GV gọi một số cặp đặt câu hỏi theo các hình ở SGK và chỉ định các bạn cặp khác trả lời - các HS khác nhận xét. GV kết luận: Trứng gà (chim) đã được thụ tinh hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi. - Trứng gà ấp trong 21 ngày và nở thành gà con. * Hoạt động 2: Thảo luận - HS nói về sự nuôi con của chim. - Thảo luận nhóm - Quan sát trang 119 SGK và trả lời: + Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở? + Chúng đã tự kiếm mồi được chưa ? tại sao? - HS kết quả thảo luận - nhóm khác bổ sung. GV nhận xét: Hầu hết chim non nở ra đều yến ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ tự thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng đến khi chúng tự đi kiếm ăn được. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu đặc điểm về sự sinh sản của loài chim? - Nên bảo vệ loài chim bằng cách như thế nào. - Nhận xét tiết học - Học bài và chuẩn bị bài 59. ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... ................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 29.docx
Tài liệu liên quan