Bài 2
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 22,44 : 18.
- GV hỏi: Em hãy nêu rõ các thành phần số bị chia, số chia, thương, số dư trong phép chia trên.
- GV yêu cầu HS đọc lại phép tính theo cột dọc và xác định hàng của các chữ số ở số dư.
- GV hỏi: Vậy số dư trong phép tính trên là bao nhiêu?
- Em hãy thử lại để kiểm tra xem phép tính có đúng không.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS thực hiện tính 43,19 : 21
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10879 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chia một số thập phân cho một số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. PHÉP CHIA
Tiết 63: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
a. Ví dụ 1.
* Hình thành phép nhân.
- GV nêu bài toán ví dụ: Một sợi dây dài 8,4m được chia thành 4 đoạn thẳng bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét?
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
* Đi tìm kết quả
- GV yêu cầu HS trao đổi để tìm thương của phép chia 8,4 : 4 (Gợi ý: Chuyển đơn vị để có số đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi thực hiện phép chia).
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau để tìm cách chia.
8,4m = 84dm
84 4
04 21 (dm)
0
21dm = 2,1m
Vậy 8,4 : 4 = 2,1 (m)
- GV hỏi: Vậy 8,2m chia 4 được bao nhiêu mét?
- HS nêu: 8,4 : 4 = 2,1 (m)
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV giới thiệu cách đặt tính và thực hiện chia 8,4 : 4 như SGK.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 8,4 : 4.
- HS đặt tính và tính.
- GV hỏi: Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa cách thực hiện 2 phép chia 84 : 4 = 21 và 8,4 : 4 = 2,1.
- HS trao đổi với nhau và nêu:
* Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện chia
* Khác nhau là một phép tính không có dấu phẩy, một phép tính có dấu phẩy.
- Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào?
- Sau khi thực hiện chia phần nguyên (8), trước khi lấy phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải thương (2).
b. Ví dụ 2
- GV nêu: Hãy đặt tính và thực hiện 72,58 x 19.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp.
- GV yêu cầu HS trên bảng trình bày cách thực hiện chia của mình.
- GV nhận xét phần thực hiện phép chia trên.
- GV hỏi: Hãy nêu lại cách viết dấu phẩy ở thương khi em thực hiện phép chia 72,58 : 19 = 3,82.
- HS nêu: Sau khi chia phần nguyên (72), ta đánh dấu phẩy vào bên phải thương (3) rồi mới lấy phần thập phân (58) để chia.
c. Quy tắc thực hiện phép chia
- GV yêu cầu HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- 2 đến 3 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bài 2
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân sau đó làm bài.
- 1 HS nêu trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) x x 3 = 8,4
x = 8,4 : 3
x = 2,8
b) 5 x x = 0,25
x = 0,25 : 5
x = 0,05
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:
126,54 : 3 = 42,18 (km)
Đáp số: 42,18km
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Tiết 64: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Xác định số dư trong phép chia một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố ý nghĩa của phép chia thông qua bài toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
- HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép chia, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 22,44 : 18.
- 1 HS thực hiện trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV hỏi: Em hãy nêu rõ các thành phần số bị chia, số chia, thương, số dư trong phép chia trên.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc lại phép tính theo cột dọc và xác định hàng của các chữ số ở số dư.
- HS xác định và nêu:
Chữ số 1 ở hàng phần mười.
Chữ số 2 ở hàng phần trăm.
- GV hỏi: Vậy số dư trong phép tính trên là bao nhiêu?
- Số dư là 0,12.
- Em hãy thử lại để kiểm tra xem phép tính có đúng không.
- HS thử:
1,24 x 18 + 0,12 = 22,44
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS thực hiện tính 43,19 : 21
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 3
- GV viết phép tính 21,3 : 5 lên bảng và yêu cầu HS thực hiện phép chia.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với 2 phép chia trong bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Một bao gạo cân nặng là:
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
12 bao gạo cân nặng là:
30,4 x 12 = 364,8 (kg)
Đáp số: 364,8kg
- GV gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.docx