Tiết : 40, 41
Bài 10: PHÂN BÓN HOÁ HỌC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức:
Biết được:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
2. Về kĩ năng:
Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng
3. Về thái độ:
Giúp cho học sinh hăng say nghiên cứu và học tập , thấy được tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sản xuất nong nghiệp để có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí .
112 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề Hóa học 8 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong axít
H2SO4+BaCl2 → BaSO4+2HCl
Na2SO4+BaCl2 → BaSO4+2NaCl
Chú ý: để phân biệt H2SO4 và muối sunfat ta có thể dùng quỳ tím hoặc 1 số kim loại như Mg,Zn, Al, Fe...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài 1/58: Hoạt dộng nhóm
- Những chất nào pư với dd H2SO4 loãng.
- Viết PTHH
Bài 2/58: Hoạt động nhóm
GV hướng dẫn phương pháp làm bài nhận biết
Axit dùng gì nhận biết nhanh nhất?
Còn 2 axit mà có axit H2SO4 nhận biết thế nào?
Bài 3/58: Hoạt động cặp đôi
Bài tập tách các chất.
Bài 4/58: Hoạt động nhóm
GV gợi ý: sử dụng tính chất hóa học của các chất đã học để hoàn thành dãy chuyển hóa
Bài 1/58
CuO + H2SO4 →
Fe2O3 + H2SO4 →
Mg + H2SO4 →
Ba(OH)2 + H2SO4→
Bài 2/58
- Dùng quì tím:
+ HCl, H2SO4 loãng đổi màu đỏ
+ Na2SO4 không đổi màu
- Dùng BaCl2 :
+ Nếu có kết tủa trắng là H2SO4
+ Không có hiện tượng gì là HCl
Bài 3/58
Cho hỗn hợp khí trên qua dd Ba(OH)2 thì SO2 và SO2 bị giữ lại trong dd theo PTHH:
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Bài 4/58
(1) 2SO2+O2 → 2SO3
(2) SO3+ H2O → H2SO4
(3) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 +2 H2O
(4) H2SO4+ BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
(5) Cu+H2SO4đ,n→CuSO4+H2O+SO2
(6) SO2+ H2O → H2SO3
(7)H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 +2 H2O
(8) Na2SO3+2 HCl→ NaCl + SO2 + H2O
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Dd đậm đặc của axit mạnh đều rất nguy hiểm cho con người và các sinh vạt nói chung, đặc biệt là H2SO4 đặc và HNO3 đặc. Hành động cố ý tạt axit vào người khác là hành động vô nhân tính và cần phải kịch liệt lên án.Nếu bản thân hoặc người quanh mình không may bị bỏng axit:
- Khi hóa chất còn lưu trên da, cần loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Chú ý khi rửa dưới vòi nước cần giữ tư thế sao cho không để axit chảy vào các vùng khác của cơ thể. Nếu hóa chất gây bỏng ở dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.
- Không cởi quần áo người bị bỏng vì như thế rất dễ gây lột da. Các vùng hoá chất hoặc axit chỉ mới bám vào quần áo thì cần nhẹ nhàng cắt bỏ, không tiếp xúc bằng tay không.
- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô vô trùng hoặc quần áo sạch.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Vai trò của axit trong dịch vị dạ dày:chúng ta có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn. Công dụng chính của axit dạ dày là giúp hòa tan các loại muối khó tan trong quá trình ăn uống. Axit clohydric còn có tác dụng xúc tác các phản ứng thủy phân những loại chất trong thực phẩm như: đạm, chất đường bột, Những chất thành sẽ được thủy phân thành các thành phần đơn giản, cơ thể dễ hấp thụ hơn.
- Thức ăn,đồ uống hàng ngày loại nào chứa axit:
- Sử dụng thức ăn đồ uống hợp lí:
Tránh sử dụng các loại thức uống có gaz, hạn chế dùng các loại nước có nhiều axit dạ dày như nước chanh, nước cam, Các thức uống này có thể khiến cho tình trạng dạ dày trở nên khó chịu hơn.
Các thực phẩm chua cay, nhiều gia vị cay nóng cũng nên hạn chế dùng nếu bạn đang bị tăng axit dạ dày.
Không nên hút thuốc lá, sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu vì khiến cho lượng axit dạ dày tăng lên cao, gây ra trào ngược dạ dày và các bệnh dạ dày như viêm loét, xuất huyết tiêu hóa,
Mỗi sáng nên dùng 1 ly nước ấm để giúp làm sạch đường ruột và giúp làm loãng axit dạ dày còn dư thừa sau một giấc ngủ.
Bổ sung các loại trái cây mọng nước, không có vị chua vào thực đơn hàng ngày.
Không nên nhịn đói, cần ăn uống đúng giờ để tránh axit dạ dày tăng cao.
Chú ý ngủ sớm để tránh tăng axit dạ dày.
4. Nhận xét, đánh giá
1. Giảng dạy
- Những điểm thành công:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Những điểm chưa thành công:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Học tập:
- Đa số học sinh có đạt mục tiêu học tập không:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Những học sinh có kết quả học tập:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp
HS tích cực
HS chưa tích cực
8ª1
8ª2
3. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tủa Thàng, ngày tháng năm 2018
Ngày soạn: 12/11/2018 Từ tiết: 32 đến tiết 35.
Ngày gảng: 14/11/2018 –24 /11/2018 Từ tuần: 12 đến tuần 13.
Lớp dạy: 8A1 + 8A2.
Bài 8: BAZƠ ( 4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- HS biết được những t/chất HH chung của bazơ và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất. HS vận dụng những hiểu biết của mình về t/chất HH của bazơ .HS thực hiện được một số thí nghiệm cơ bản c/minh t/chất HH của bazơ.
- HS biết các t/chất vật lý, hoá học của NaOH. Chúng có đầy đủ t/chất hoá học của một dd bazơ. Dẫn ra được những t/nghiệm hoá học chứng minh Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các tính chất hoá học của NaOH. Biết phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.
- HS biết các t/chất vật lý, hoá học của Ca(OH)2: có đầy đủ t/chất hoá học của một dd bazơ. Dẫn ra được những TN HH chứng minh,Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các t/chất HH của Ca(OH)2. Biết ý nghĩa pH của dd.Biết cách pha chế dd , biết ứng dụng Canxi hiđroxit.
2. Kĩ năng:
- HS vận dụng những hiểu biết về tính chất để giải thích những hịên tượng thường gặp trong đời sống sản xuất. HS vận dụng được những t./chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng .
- Phương pháp sản xuất NaOH bằng cách điện phân dd NaCl trong công nghiệp, viết được phương trình điện phân.Rèn kỹ năng làm các b/tập định tính và định lượng
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích khoa học.
4. Năng lực cần phát triển:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm về bazo,bazo tan ( kiềm ) và bazo không tan , Xút ( NaOH)
- Năng lực làm thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của bazo , tính chất của NaOH và Ca(OH)
-Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng công thức C%, CM, Vdd, Khối lượng riêng, bài toán lượng 2 chất.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân biệt bazo tan , bazo không tan. Tính chất của NaOH và Ca(OH) Giải thích các hiện tượng có liên quan đến NaOH và Ca(OH) .
II. PHƯƠNG PHÁP: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ:
1.Thầy:
- KHGD
- Máy chiếu, PHT
+ Hóa chất: dd NaOH hoặc Ba(OH)2, Cu(OH)2
+Dụng cụ: đế sứ, ống nghiệm,cốc TT,quì tím,đũa TT
2. Trò:
- Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 8A1 : ...................................; 8A2: .........................................
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới:
A. khởi động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ của HS
- GV quan sát kết quả của các nhóm tạo tình huống , Bazơ là gì?
- HS Thảo luận nhóm , hoàn thành bảng trong SHD/59
STT
CTHH của axit
Số nguyên tử kim loại trong phân tử bazơ
Số nhóm -OH trong phân tử bazơ
1
NaOH
1
1
2
Ca(OH)2
1
2
3
Al(OH)3
1
3
4
Ba(OH)2
1
2
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ của GV
HĐ của HS
Khái niệm, phân loại, gọi tên
Khái niệm
-HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành khái niệm
- Viết CTHH chung của bazơ và giải thích các kí hiệu trong CT
* Phân loại
+ Cá nhân nghiên cứu thông tin, các axit được chia thành những loại nào?
+ Nêu cách gọi tên bazơ
II. Tính chất hóa học của bazơ
+ Hoạt động nhóm: Thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng /81
Hoàn thành câu hỏi trong SHD/82
Hoạt động nhóm: nêu tính chất hóa học chung của bazơ , mỗi tính chất viết 1 PƯHH để minh họa.
III. Một số bazơ quan trọng
*Hoạt động nhóm: Nghiên cứu thông tin và làm thí nghiệm trong SHD/82
+ Khả năng hút ẩm của NaOH
+Tính tan của NaOH
* Thảo luận câu hỏi : Cho biết tính chất vật lí của NaOH.
HS thảo luận theo nhóm:
+ Dự đoán tính chất hóa học của NaOH
+Đề xuất thí nghiệm và thực hiện
+ Viết phương trình xảy ra trong thí nghiệm (nếu có)
+Nêu tính chất hóa học chung của NaOH
HS nghiên cứu cá nhân nêu ứng dụng của NaOH trong hình 8.2
Cá nhân nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi SHD/83
Sản xuất NaOH:
- nguyên liệu
-phương pháp
- sản phẩm của phản ứng
HS cá nhân nghiên cứu thông tin, trao đổi trong nhóm:
- Cho biết tính chất vật lí của Canxi hiđroxit
HS hoạt động theo nhóm : nêu tính chất HH của dd Canxi hiđroxit . Mỗi tính chất cho 1 PTHH minh họa.
Đại diện nhóm lên hoàn thành,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS cá nhân nghiên cứu thông tin H8.3
HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi theo nhóm:
+ Thang pH dùng để làm gì?
+Cách xác định pH của 1 dung dịch
+Thực hiện thí nghiệm thử độ pH của quả chanh và cho biết nó có môi trường gì?
+ Câu hỏi: DD X,Y,Z có pH là 1,3,7.
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ axit?
I. Khái niệm, phân loại, gọi tên
1. Khái niệm
+ Bazơ là những hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit
+ CTHH chung: M(OH)n
M: KHHH của kim loại
N: hóa trị của KL
2.Phân loại
+ Bazơ tan trong nước: NaOH,Ca(OH)2..
+ Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Al(OH)3
*Gọi tên bazơ:
Tên KL (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa tri) + hiđroxit
VD: KOH: Kali hiđroxit
Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit
II.Tính chất hóa học của bazơ
* Thí nghiệm: SHD/81
* Tính chất hóa học của bazo:
1.Bazơ làm đổi màu chất chỉ thị
dd axit bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh
2.Bazơ tác dụng với oxit axit:
Dd bazơ tác dụng được với nhiều oxit axit tạo thành muối và nước
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
3.Bazơ tác dụng với axit:
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Cu(OH)2+2HClCuCl2+ 2H2O
-Pứ của axit với bazơ được gọi là pứ trung hoà
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit bazơ và nước:
Cu(OH)2 CuO+ H2O
5.Bazơ còn tác dụng với muối (học sau)
III. Một số bazo quan trọng
1.Natri hiđroxit ( NaOH )
a. Tính chất vật lí:
+ NaOH là chất rắn màu trắng, có tính nhờn,tan trong nước, hút ẩm mạnh.
+ Ăn mòn da cẩn thận khi sử dụng
b. Tính chất hóa học
+ Làm đổi màu chất chỉ thị quì tím xanh
+Tác dụng với oxit axit Muối + nước
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
+Tác dụng với axit Muối+ nước
NaOH + HCl NaCl + H2O
+ Tác dụng với muối ( học sau)
c. Ứng dụng
SHD/62
Sản xuất bột giặt, xà phòng,giấy...
d. Sản xuất natri hiđroxit
Điện phân dd NaCl:
2NaCl + 2H2O NaOH + H2 + Cl2
Canxi hiđroxit ( Ca(OH)2 )
a.Tính chất vật lí
+ Chất rắn,màu trắng, ít tan trong nước
+ Dd Canxi hiđroxit gọi là nước vôi trong
b. Tính chất hóa học
+ Làm đổi màu chất chỉ thị quì tím xanh
+Tác dụng với oxit axit Muối + nước
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
+Tác dụng với axit Muối+ nước
Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O
+ Tác dụng với muối ( học sau)
c. Ứng dụng
Khử trùng,khử chua,vật liệu xây dựng...
Thang pH
+ Thang pH để biểu thị độ axit hoặc bazo của dd
pH= 7 : dd trung tính
pH<7 : dd có tính axit
pH> 7 : dd có tính bazo
+ Dùng giấy pH hoặc máy đo
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài 1/65: Hoạt dộng nhóm
CO2 phản ứng với những bazo nào?
- Viết PTHH
Bài 2/86: Hoạt động nhóm
Bazo nào bị nhiệt phân hủy
Viết PTHH
Bài 3/65: Hoạt động nhóm
GV gợi ý: sử dụng tính chất hóa học của các chất đã học để hoàn thành dãy chuyển hóa
Bài 4/65
Gợi ý HS : VNaOH= CM.n
Tìm n NaOH theo các PTHH của NaOH với HCl và H2SO4
Bài 5/65: Hoạt động chung cả lớp
GV hướng dẫn phương pháp làm bài nhận biết
Axit,bazo dùng gì nhận biết nhanh nhất?
Còn 2 axit, 2 bazo thi nhận biết thế nào?
Bài 1/ SHD 65
Chốt kiến thức ở bảng nhóm
CO2 + KOH
CO2 + Ba(OH)2
Bài 2/ SHD 86
Mg(OH)2 MgO + H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Bài 3/ SHD 65
(1)CaCO3 CaO + CO2
(2) CaO + H2O Ca(OH)2
(3) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
(4) CaO + HCl CaCl2 + H2O
(5) Ca(OH)2 +2 HNO3 Ca(NO3)2 +2H2O
Bài 4/SHD 65
nHCl= 0,1 mol
nH2SO4= 0,1 mol
PTHH:
NaOH + HCl NaCl + H2O
nNaOH = nHCl = 0,1 mol
2NaOH + H2SO4 Na2SO4 +2 H2O
nNaOH = 2nH2SO4=2.0,1=0,2 mol
do đó nNaOH = 0,1 + 0,2 =0,3 mol
Vậy thể tích dd NaOH 1M cần dùng để trung hòa là:
VNaOH = 0,3.1 = 0,3 (lít)
Bài 5/SHD 65
+ Dùng quì tím:
- Quì tím chuyển màu xanh là : NaOH, Ba(OH)2
-Quì tím chuyển màu đỏ là: HCl, H2SO4
+ Dùng Ba(OH)2 để nhận biết được H2SO4 vì có chất rắn màu trắng:
H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 +2 H2O
+Dùng H2SO4 để nhận biết Ba(OH)2
Hoặc cho 2 bazo lần lượt tác dụng với 2 axit. Trường hợp có kết tủa trắng xuất hiện là bazo Ba(OH)2 và axit H2SO4
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Nước mưa dùng cho ăn uống có sạch không?
Nước mưa, trong dân gian được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì cho rằng nước mưa chứa một số loại muối khoáng hòa tan, chứa ít sắt nên nước mưa không tanh, mát, ngọt hơn nước giếng, nước máy... nên có lợi cho sức khoẻ con người.
Nhưng nước mưa hoàn toàn không sạch như một vài suy nghĩ, nhất là ở thời điểm hiện nay, không khí đang bị ô nhiễm, một số nơi còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các hạt mưa trong lúc đang rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một khoảng không khí, nên trong nước mưa có thể sẽ nhiễm một số vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, ví dụ như a-xit nitơric, a-xit sunfuaric, ô-xít chì... Một vài vùng trên thế giới đã gặp mưa a-xít làm hại cho sức khỏe con người, cây cốiNên, nước mưa hiện nay không sạch như một số người quan niệm.
2. Kem đánh răng có pH 7-8,5- 9
Nói chung nước bọt có độ pH =7,2. Nha sỹ có thể đánh giá được độ pH của nước bọt bằng cách sử dụng giấy đo pH hoặc dung dịch đo pH. Nếu pH nước bọt của bạn không ổn định, vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường ấm và ẩm ướt và trong những vết nứt của răng. Tính acid của nước bọt còn có thể làm mòn dần men răng và gây sâu răng. Tăng cường ăn những thực phẩm giàu arginine như thịt đỏ và thịt gia cầm có thể làm giảm tính acid của nước bọt.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1.Những người viêm,loét dạ dày không nên ăn thức ăn quá cay hoặc quá chua hoặc uống nhiều rượu,bia,đồ uống có gas vì:
Lý do là vì đồ ăn cay không có tính chữa lành vết thương và khiến dạ dày phải tiết nhiều acid để có thể tiêu hoá được, làm cho vét loét trong dạ dày có thể bị xót khi tiếp xúc. Sự gia tăng acid dạ dày tấn công vào vị trị viêm loét gây ra, gây kích ứng dữ dội cho lớp niêm mạc dạ dày. Việc này cũng giống như ta đổ dấm lên một vết thương ngoài da vậy, nó sẽ gây ra đau đớn ngay lập tức và làm chúng trở nên rất xót.
2.Thay đổi độ pH thích hợp với các loại cây trồng /thủy sản:
Để đảm bảo pH trong giới hạn cho phép thì việc chọn đất, chuẩn bị ao nuôi lẫn việc quản lý ao đều rất quan trọng. pH dao động do nhiều yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, tảo và vi sinh vật. Ban ngày, tảo hấp thu CO2 để quang hợp nên pH tăng; ngược lại, về đêm quá trình quang hợp ngưng, quá trình hô hấp thải ra CO2nên pH giảm. pH thấp nhất lúc hừng đông, cao nhất vào lúc mặt trời lặn. Việc kiểm soát pH nên gắn liền với kiểm soát độ kiềm vì độ kiểm thể hiện khả năng đệm của nước, khi độ kiềm cao thì sự thay đổi pH giữa sáng và chiều thấp.
Tăng pH của nước
pH< 7 thường do xì phèn, mưa nhiều, tảo tàn và sự phân hủy cặn bã và thức ăn thừa hay cây lá. Amôniac giải phóng ra từ sự phân hủy thức ăn thừa, từ chất thải của con nuôi bị ôxy hóa thành nitrit và nitrat dẫn đến nước trở nên axit hơn, pH và độ kiềm đều giảm.
Thường xuyên hút chất thải, không để lá cây rơi xuống ao cũng là biện pháp ngăn chặn pH xuống thấp.
Tăng pH bằng tạt bột đá cacbônat CaCO3, bột đá Dolomite CaMg(CO3)2. Bón bột đá vôi làm tăng đồng thời độ kiềm. Không nên dùng vôi Ca(OH)2 và CaO vì chúng làm tăng pH rất mạnh đến mức có hại cho tôm cá.
Tuy nhiên, các các loại đá vôi trên rất khó tan, và tan rất chậm trong nước lợ và nước mặn, nên hiệu quả xử lý kém và chậm. Hơn nữa việc bón vôi chỉ có tác dụng khi độ kiềm dưới 50 mg/l . Khi độ kiềm tổng trên 50 mg/l hay khi pH > 8,3 thì việc thêm các bột đá trên sẽ không còn tác dụng vì chúng không tan nữa.
Vì các lý do kể trên, nên thay vì dùng vôi thì nên dùng NaHCO3 Hoặc Na2CO3(sođa) vì sôđa tan rất nhanh.
Giảm pH của nước
Để giảm độ pH của nước thì dùng gỉ đường. Ngâm gỉ đường với men vi sinh rồi tạt khắp ao. Đường chuyển hóa thành CO2, làm giảm độ pH.
Cũng có thể dùng axit citric, pha với nước để tạt. Tuy nhiên, cần tính lượng axit vừa đủ. Để giảm pH từ 10 - 8 thì cần 1g axitcitric/1000 m3 (15 g/ha, nước sâu 1,5 m).
IV. Nhận xét, đánh giá
1. Giảng dạy
- Những điểm thành công:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Những điểm chưa thành công:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Học tập:
- Đa số học sinh có đạt mục tiêu học tập không:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Những học sinh có kết quả học tập:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lớp
HS tích cực
HS chưa tích cực
8ª1
8ª2
3. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tủa Thàng, ngày tháng năm 2018
Ngày soạn: 24/11/2018 Từ tiết: 36 đến tiết 39.
Ngày gảng: 27/11/2018 – 05/12/2018 Từ tuần 14.
Lớp dạy: 8A1 +8A2.
Tiết: 36, 37, 38, 39.
Bài 9: MUỐI (4 Tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Kiểm tra kiến thức của HS về:
- Tính chất hoá học của muối: Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua(NaCl).
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
- Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng.
2. Kĩ năng
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng.
- Viết được phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Tự giác , trung thực và độc lập trong kiểm tra.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực tự nghiên cứu phát hiện kiến thức.
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. PHƯƠNG PHÁP .
- Phương pháp đàm thoai gợi mở
- Phương pháp đặt vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng trực quan
III. CHUẨN BỊ:
1. GV:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet, khay, chậu thuỷ tinh
+ Hoá chất: AgNO3, Cu SO4, KClO3,CaCO3, BaCl2, Cu, H2SO4,, NaCl, KNO3, NaOH.
2. HS: Xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 8A1 : ...................................; 8A2: .........................................
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới:
A. khởi động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ của HS
Hoạt động cặp đôi , hoàn thành PTHH và trả lời câu hỏi trong sách hướng dẫn.
a, Mg + HCl -> ..
b, CuO + HNO3 -> .....
c, NaOH + HNO3 -> .....
HS: Hoạt động cặp đôi hoàn thành.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ của GV
HĐ của HS
I. Khái niệm, phân loại, gọi tên
1. Khái niệm
HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành khái niệm
2. Gọi tên
- HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu thông tin nêu cách gọi tên của muối .
Gọi tên các muối:
KNO3 : kali nitrat
Ca(HSO4)2: Canxi hidrosunfat
MgCO3: Magie cacbonat
BaSO3 : Bari sunfit
3. Phân loại
Cá nhân nghiên cứu thông tin, các muối được chia thành những loại nào?
Hoàn thành câu hỏi trong shd/90
II. Tính chất hóa học của muối
Tính chất hóa học của muối
Hoạt động nhóm: Thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng /90
Hoàn thành câu hỏi trong SHD/91
Hoạt động nhóm: nêu tính chất hóa học chung của axit , mỗi tính chất lấy ít nhất 1 PƯHH để minh họa.
Lưu ý:
- Lưu ý cho học sinh về khối lượng thanh kim loại sau khi xảy ra phản ứng giữa kim loại và muối
- Cho học sinh các điều kiện để xảy ra phản ứng
III. Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
1.Khái niệm về phản ứng trao đổi:
HS cá nhân nghiên cứu thông tin, trao đổi trong nhóm:
- Mô tả lại quá trình xảy ra phản ứng theo hình
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
Hoạt động cá nhân nhận xét sản phẩm trong PUHH ở các phương trình trên
IV. Một số muối quan trọng
1. Trạng thái tự nhiên:
Hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi trong shd/93
2. Cách khai thác:
Hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi trong shd/93
3. Ứng dụng
Hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi trong shd/94
I. Khái niệm, phân loại, gọi tên
1. Khái niệm
(1) hợp chất
(2) một hay nhiều
(3) gốc axit
CTTQ: MxAy
M: là kim loại hóa trị y
A: là gốc axit hóa trị x
2.Gọi tên:
Tên kim loại + Gốc axit
VD:
Na2CO3 : natri cacbonat
KNO3: Kali nitrat
3.Phân loại
+ Muối trung hòa là muối mà trong đó gốc axit không còn có nguyên tử hidro để thay thế bằng nguyên tử kim loại: NaNO3, Na2SO4
+ Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn có nguyên tử H để thay thế bằng nguyên tử kim loại: NaHCO3, Ca(HSO4)2
II.Tính chất hóa học của axit
1. Tính chất hóa học của axit
Thí nghiệm: SHD/90
a. Dung dịch muối tác dụng với kim loại:
- Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch tạo thành muối mới và kim loại mới:
Cu( r) +2AgNO3 (dd) ->Cu(NO3)2 + Ag
Zn(r) + CuSO4 (dd) -> ZnSO4(dd) + Cu(r)
Chú ý: Phản ứng giữa kim loại và dd muối thuộc phản ứng thế.
b. Muối tác dụng với Axit:
Nhiều muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.
AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3
Chú ý: Điều kiện để xảy ra PU sản phẩm có:
- Muối mới không tan trong axit mới
- Tạo ra chất khí bay hơi
c.Muối tác dụng với bazơ:
Muối tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazo mới.
2NaOH+CuSO4Cu(OH)2 + Na2SO4
Chú ý: Điều kiện để xảy ra PƯ:
- Các chất tham gia phải là dung dịch.
- Tạo ra chất kết tủa hoặc khí bay hơi.
d. Muối tác dụng với muối :
Hai muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
CuO+ 2HCl CuCl2 + H2O
Chú ý: Điều kiện để xảy ra PƯ:
- Muối phản ứng: tan hoặc tan ít trong nước.
- Sản phẩm phải có chất:
+ Kết tủa.
+ Hoặc bay hơi
e. Phản ứng phân hủy muối (nhiệt phân muối)
Nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao
KClO3 → 2KCl + 3O2
CaCO3 → CaO + CO2
III. Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
1.Khái niệm về phản ứng trao đổi:
(1) hai
(2) trao đổi
(3) thành phần cấu tạo
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
Phản ứng trao đổi trong dung dịch chỉ xảy ra khi sản phẩm tạo thành có chất không tan (kết tủa) hoặc chất khí.
Lưu ý: Phản ứng trung hòa là phản ứng thuộc loại phản ứng trao đổi luôn xảy ra được.
IV. Một số muối quan trọng
1. Trạng thái tự nhiên:
- NaCl có nhiều nhất trong nước biển và trong các mỏ muối trong lòng đất.
- Muối mỏ có nguồn gốc từ những hồ nước mặn có từ trước hàng triệu năm
2. Cách khai thác:
- Khai thác từ nước biển: Lấy NaCl từ nước biển hoặc hồ nước mặn bằng cách cho nước mặn bay hơi từ từ.
- Mỏ muối trong đất liền: Lấy NaCl bằng cách đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12518744.doc