Giáo án Chủ đề Lịch sử 9 - Trường THCS Thới An Hội

Bài 19

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG

NHỮNG NĂM 1930-1935

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức

 Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh.

 2. Thái độ

 - Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công - nông và các chiến sĩ cộng sản.

 - Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

 3. Kỹ năng

 Sử dụng “ Lược đồ Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931)” để trình bày lại diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 - Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.

 - Tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng.

 - Một số hình ảnh liên quan đến phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.

2. Học sinh

 - Đọc nội dung bài học, tập trình bày diễn biến một sự kiện lịch sử trên lược đồ.

 - Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT HỌC

 1. Ổn định lớp: (1’)

 Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh

 2. Kiểm tra bài cũ (3’)

Câu hỏi

1. Cho biết vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

2. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Gợi ý đáp án

1. HS nêu sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng CS Việt Nam về chính trị và tổ chức từ năm 1920 đến năm 1930.

2. HS nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng: Đảng là sản phẩm kết hợp từ chủ nghĩa Mac – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Đảng ra đời đã đưa CM Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của CM thế giới

 

doc56 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Chủ đề Lịch sử 9 - Trường THCS Thới An Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ba-chôp tiến hành cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, khắc phục những sai lầm và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa và bản chất tốt đẹp của nó. HS: Càng đưa đất nước lún sâu vào tình trạng khủng hoảngdo thiếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và một đường lối chiến lược đúng đắn HS: Thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng HS thảo luận trả lời: Đảng CS có vai trò vô cùng quan trọng trong thắng lợi của CM, là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của CM HS: Bãi công, mâu thuẫn sắc tộc, các thế lực phản cách mạng chống đối ráo riết chính quyền cách mạng HS: Tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống nhưng không thành. HS: Ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết. HS: Lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị HS: Công nông nghiệp suy giảm, các cuộc đình công của công nhân kéo dài HS: Năm 1988 khủng hoảng lên đến đỉnh cao HS: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, sự chống phá của các thế lực thù địch HS: Ban lãnh đạo các nước Đông Âu từ bỏ quyền lãnh đạo, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử. HS: Hội đồng tương trợ kinh tế quyết định chấm dứt hoạt động HS thảo luận trả lời: Liên Xô và các nước XHCN đã đạt một số thành tựu lớn về kinh tế, khoa học - kỹ thuậtHạn chế: Cải tổ còn vội vàng, nóng vội, thiếu tính toán sâu sắc HS: Xác định trên lược đồ các quốc gia độc lập. HS: Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội, đưa đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT. - Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới nổ ra, mở đầu cho cuộc khủng hoảng toàn diện sau đó. - Đầu những năm 80 của thế kỉ XX nền kinh tế - xã hội của Liên Xô cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng. - Tháng 3-1985 Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản, đề ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng nhưng thất bại, đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng. - Sau cuộc đảo chính không thành ngày 19-8-1991 Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt. - Ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (Viết tắt là SNG). Tối ngày 25-12-1991 Tổng thống Goóc-ba-chôp tuyên bố từ chức, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại. II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU - Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đều lần lượt giành thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử. Chính quyền mới đều tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thực hiện đa nguyên về chính trị và chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu - Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Ngày 28-6-1991 SEV ngừng hoạt động, ngày 1-7-1991 Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là những tổn thất hết sức to lớn cho phong trào CM thế giới. Tháng 3-1985 Góoc-ba-chôp đề ra đường lối cải tổ. Đầu những năm 1980 Ngày 21-12-1991, Liên bang Xô viết giải tán. LX rơi vào khủng hoảng Ở Liên Ngày 25-12-1991, Góoc-ba-chôp tuyên bố từ chức. Xô Năm 1988 khủng hoảng lên đến đỉnh cao, bắt đầu từ Ba Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu Lan. Đông Âu Ngày 28-6-1991 SEV ngừng hoạt động. Ngày 1-7-1991 Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. - Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu em có nhận xét gì về chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? Chuẩn bị ở nhà: - Học bài, nắm vững các kiến thức trọng tâm của bài học. - Sưu tầm thêm các tư liệu, tranh ảnh, các bài viết liên quan đến sự khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu để khắc sâu kiến thức. - Soạn Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Tìm hiểu: + Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ năm 1945 đến những năm 90 của thế kỉ XX. + Các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này HS: Nêu nhận xét của bản thân về những chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta. A. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC I. Tên chủ đề: Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1939 II. Mô tả chủ đề: 1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2 Nội dung tiết 1: Tình hình thế giới và Đông Dương những năm 1930-1931 và phong trào đấu tranh của nhân dân ta với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Nội dung tiết 2: Tình hình thế giới và trong nước những năm 1936-1939; Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ của nhân dân ta và ý nghĩa lịch sử của nó. PPCT cũ PPCT mới Tiết 24 24 Tên bài Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935 Chủ đề: Việt Nam trong những năm 1930-1939 Tiết 25 25 Tên bài Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 Chủ đề: Việt Nam trong những năm 1930-1939 2. Mục tiêu chủ đề a) Mục tiêu tiết 1 - Kiến thức Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Thái độ + Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công - nông và các chiến sĩ cộng sản. + Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. - Kỹ năng Sử dụng “ Lược đồ Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931)” để trình bày lại diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. b) Mục tiêu tiết 2 - Kiến thức Những diễn biến chính của phong trào dân chủ những năm 1936-1939: Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ý nghĩa. - Thái độ Giáo dục cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. - Kỹ năng + Tập dượt cho HS so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1930-1931 với 1936-1939 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh. + Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử. 3. Phương tiện - Máy chiếu - Lược đồ phong trào đấu tranh của nhân nhân ta những năm 1930-1931. - Một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử liên quan. - Một số tác phẩm văn học liên quan. - Phim tư liệu lịch sử 4. Các nội dung chính của chủ đề theo tiết - Tiết 1: I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Tiết 2: I. Tình hình thế giới và trong nước. II. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ. III. Ý nghĩa của phong trào. B. Biên soạn câu hỏi/ bài tập - Tiết 1: TT Câu hỏi/bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất 1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam? Nhận biết Tư duy, ghi nhớ kiến thức 2 Đời sống của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam như thế nào? Nhận biết Tư duy, ghi nhớ kiến thức. 3 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam ra sao? Nhận biết Tư duy, giải thích 4 Chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp có khuất phục được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta không? Nhận biết Tư duy, giải thích 5 Đỉnh cao của phong trào CM của nước ta diễn ra vào thời gian nào? Nhận biết Tư duy, giải thích. 6 Kể một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân cả nước? Thông hiểu Tư duy, giải thích. 7 Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta chỉ thực sự mạnh mẽ vào thời gian nào? Nhận biết Tư duy, giải thích. 8 Em từng gặp cụm từ Xô viết từ những bài học lịch sử nào? Xô viết là gì? Thông hiểu Tư duy, liên hệ sử dụng các kiến thức đã học để trình bày vấn đề. 9 Hãy trình bày diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? Thông hiểu Khái quát, trình bày. 10 Nêu một số chính sách của chính quyền CM? Thông hiểu Trình bày miệng. 11 Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? Vận dụng thấp Hợp tác, trình bày. 12 Tại sao có thể nói: Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền CM dưới sự lãnh đạo của Đảng? Vận dụng cao Liên hệ sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu để trình bày các nội dung liên quan. 13 Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử, tác phẩm văn học liên quan đến thời kì lịch sử 1930-1935 Vận dụng cao Khái quát, liên hệ, trình bày. - Tiết 2: TT Câu hỏi/bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất 1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động như thế nào đến các nước tư bản? Nhận biết Tư duy, trình bày 2 Sự nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít được thể hiện như thế nào? Nhận biết Tư duy, trình bày 3 Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành làm gì? Nhận biết Tư duy, trình bày 4 Tình hình chính trị nước Pháp như thế nào? Nhận biết Tư duy, trình bày 5 Đời sống của nhân dân Việt Nam lúc đó ra sao? Nhận biết Tư duy, trình bày 6 Tình hình trong nước và thế giới tác động như thế nào đến CM Việt Nam? Thông hiểu Nhận xét, tư duy, trình bày 7 Đường lối đấu tranh của Đảng CS Đông Dương thay đổi như thế nào trước tình hình thế giới? Thông hiểu Tư duy, trình bày. 8 Hình thức đấu tranh ở giai đoạn này có gì khác với các giai đoạn trước? Vận dụng thấp Khái quát, tư duy, trình bày. 9 Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 mở đầu bằng sự kiện nào? Nhận biết Tư duy, trình bày 10 Chủ trương của Đảng được thực hiện ra sao? Nhận biết Tư duy, trình bày 11 Phong trào “ đón rước” phái viên Pháp được tổ chức như thế nào? Nhận biết Tư duy, trình bày 12 Nguyện vọng của các giai cấp tầng lớp ở Việt Nam ra sao? Có chính đáng không? Thông hiểu Khái quát, tư duy, trình bày. 13 Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân cả nước diễn ra như thế nào? Thông hiểu Tư duy, trình bày. 14 Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa ra sao? Thông hiểu Tư duy, trình bày. 15 Mục tiêu đấu tranh ở giai đoạn này là gì? Nhận biết Khái quát, tư duy, trình bày. 16 Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 kết thúc vào thời gian nào? Tại sao? Nhận biết Tư duy, trình bày. 17 Em có nhận xét gì về phong trào dân chủ 1936-1939? Vận dụng cao Hợp tác, tư duy, khái quát, trình bày. 18 So sánh phong trào CM 1930-1931 với phong trào dân chủ 1936-1939? Vận dụng cao Hợp tác, liên hệ, tư duy, khái quát, trình bày 19 Em có nhận xét gì về vai trò lãnh đạo CM của Đảng trong cao trào CM 1936-1939? Vận dụng thấp Liên hệ, tư duy, trình bày. 20 Cao trào dân chủ 1936-1939 ảnh hưởng như thế nào đến CM Việt Nam? Thông hiểu Khái quát, tư duy, trình bày. 21 Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử, tác phẩm văn học liên quan đến thời kì lịch sử 1936-1939. Vận dụng cao Khái quát, liên hệ, trình bày. C. Thiết kế tiến trình dạy học Tuần: 22 Ngày soạn: 01-01-2018 Tiết: 24 Ngày dạy: 15-01-2018 Bài 19 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh. 2. Thái độ - Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công - nông và các chiến sĩ cộng sản. - Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. 3. Kỹ năng Sử dụng “ Lược đồ Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931)” để trình bày lại diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng. - Một số hình ảnh liên quan đến phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 2. Học sinh - Đọc nội dung bài học, tập trình bày diễn biến một sự kiện lịch sử trên lược đồ. - Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Câu hỏi 1. Cho biết vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? 2. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Gợi ý đáp án 1. HS nêu sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng CS Việt Nam về chính trị và tổ chức từ năm 1920 đến năm 1930. 2. HS nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng: Đảng là sản phẩm kết hợp từ chủ nghĩa Mac – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Đảng ra đời đã đưa CM Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của CM thế giới 3. Bài mới a. Dẫn vào bài (1’) GV nêu câu hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (khủng hoảng thừa) nổ ra vào thời gian nào? HS: 1929-1933. GV: Cuộc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các nước đế quốc mà ở các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng chịu chung số phận. Vậy cuộc khủng hoảng này tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam? b. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1(13’) Tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) GV yêu cầu HS tập trung tìm hiểu mục I. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam? à Nhân dân các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. - Đời sống của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam như thế nào? - Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam ra sao? GV dẫn 1 đoạn thơ trong bài Á tế á ca: “ Thuế chó cũi, thuế lợn lò Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế ghe Thuế sản vật, thuế chè thuế thuốc Thuế môn bài, thuế nước thuế đèn” - Chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp có khuất phục được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta không? è Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là sức mạnh vô địch giúp chúng ta tiêu diệt mọi bè lũ cướp nước và bán nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất nhìn xa trông rộng và ngay từ buổi đầu đã biết vận dụng sức mạnh đó vào 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộcà Liên hệ thực tế giáo dục HS về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hoạt động 2 (22’) Tìm hiểu phong trào CM 1930-1931 với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh GV yêu cầu HS tập trung tìm hiểu mục II. - Đỉnh cao của phong trào CM của nước ta diễn ra vào thời gian nào? - Kể một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân cả nước? - Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta chỉ thực sự mạnh mẽ vào thời gian nào? à Điều đó đã chứng tỏ sự giác ngộ chủ nghĩa Mac – Lê-nin của công nông rất sâu sắc. - Địa phương nào có phong trào CM phát triển nhất? à Nghệ- Tĩnh là vùng đất cảnh mạng, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước sự tàn bạo của bọn thực dân, PK nhân dân Nghệ - Tĩnh đã không thể ngồi yên: “ Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau cương quyết một phen. Tổng này xã nọ kết liên Ta hò, ta hét, thét lên thử nào!” ( Bài ca cách mạng) - Em từng gặp cụm từ Xô viết từ những bài học lịch sử nào? Xô viết là gì? GV sử dụng Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, yêu cầu HS: - Hãy trình bày diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? GV cho HS xem một số hình ảnh về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Giới thiệu về tấm gương hy sinh anh dũng của người chiến sĩ CM kiên trung Nguyễn Thị Phúc (1911-1941) một trong những người Đảng viên đầu tiên của xứ Nghệ, là một trong những người có công tuyên truyền trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnhè Liên hệ thực tế giáo dục HS lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ. - Nêu một số chính sách của chính quyền CM? à Tất cả các chính sách của chính quyền CM mang đậm dấu ấn của một nhà nước mới mà chúng ta từng thấy trong lịch sử ở Công xã Pa-ri hay CM tháng Mười Nga 1917. - Thực dân Pháp và tay sai phản ứng như thế nào? GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận chung 3 phút: Nhóm 1,2: Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh? Nhóm 3,4: Tại sao có thể nói: Xô viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền CM dưới sự lãnh đạo của Đảng? è Mặc dù bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có một ý nghĩa hết sức to lớn, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho phong trào CM phát triển ở các giai đoạn sauè Liên hệ thực tế giáo dục HS thấy được sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. GV: Cho HS đọc thêm mục III Lực lượng cách mạng đươc phục hồi để khắc sâu kiến thức. HS: Công nông nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn HS: Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị phá sản HS: Sưu thuế ngày càng cao, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra. HS: Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta ngày càng lên cao. HS: Từ năm 1930-1931. HS: Các cuộc bãi công nổ ra liên tiếp ở đồn điền Phú Riềng, nhà máy sợi Nam Định HS: Từ tháng 5-1930. HS: Nghệ - Tĩnh. HS: Công xã Pa-ri, CM tháng Mười Nga HS: Dựa vào Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh kết hợp với nội dung SGK trình bày. HS: Chính quyền CM đã kiên quyết trấn áp bọn phản CM, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện tự do, dân chủ HS: Chúng huy động lực lượng lớn đàn áp dã man phong trào CM. HS thảo luận trả lời: Nhóm 1,2: Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực CM của nhân dân lao động, là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho sự bùng nổ thắng lợi của CM tháng Tám 1945 sau này. Nhóm 3,4: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành các chính sách về chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ; Về kinh tế: Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc, PK đặt ra, chia lại ruộng đất công; Về xã hội: Tổ chức các đoàn thể quần chúng, khuyến khích học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan I. VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (1929-1933) - Nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: Công - nông nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. - Đời sống của các giai cấp, tầng lớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Thực dân Pháp còn đẩy mạnh khủng bố, đàn áplàm cho tinh thần CM của nhân dân ta ngày càng lên cao. II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH. - Từ năm 1930-1931 phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước lên đến đỉnh cao. - Từ tháng 5-1930 phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ. Nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 lần đầu tiên công nhân và nông dân ở Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản quốc tế. - Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào CM phát triển mạnh nhất. Tháng 9-1930 phong trào công - nông phát triển tới đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang + Chính quyền của đế quốc, phong kiến nhiều nơi bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Chính quyền CM được thành lập ở nhiều nơi. + Chính quyền CM đã kiên quyết trấn áp bọn phản CM, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện tự do, dân chủ + Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực CM của nhân dân lao động, là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho sự bùng nổ thắng lợi của CM tháng Tám 1945 sau này. 4. Củng cố (3’) GV gọi các nhóm trình bày kết quả sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu lịch sử, tác phẩm văn học liên quan đến thời kì lịch sử 1930-1935. HS: Các nhóm trình bày kết quả sưu tầm của nhóm mình. GV: Nhận xét, ghi điểm cộng cho các nhóm trình bày kết quả sưu tầm tốt. 5. Dặn dò: (2’) - Học bài, nắm vững các nội dung chính. Sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh lịch sử liên quan tới nội dung bài học. - Soạn bài: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939. Tìm hiểu: + Tình hình thế giới và trong nước. + Sự thành lập và hoạt động của Mặt trận Dân chủ Đông Dương. + Ý nghĩa của phong trào CM 1936-1939 Tuần: 22 Ngày soạn: 02-01-2018 Tiết: 25 Ngày dạy: 18-01-2018 Bài 20 CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 - 1939 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Những diễn biến chính của phong trào dân chủ những năm 1936-1939: Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ý nghĩa. 2. Thái độ Giáo dục cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 3. Kỹ năng - Tập dượt cho HS so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1930-1931 với 1936-1939 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh. - Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng. - Tài liệu Thuật ngữ Lịch sử phổ thông. - Một số hình ảnh lịch sử liên quan tới nội dung bài học. 2. Học sinh. - Đọc bài, dự kiến trả lời các câu hỏi từ SGK. - Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu liên quan tới nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp (1’): GV kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: 1. Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? * Câu hỏi bổ sung: Đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931 nổ ra ở: A. Sài Gòn B. Nghệ - Tĩnh C. Hà Nội D. Bình Phước. 2. Phong trào CM nước ta trong những năm 1930-1931 diễn ra như thế nào? Gợi ý đáp án 1. HS nêu được một số ý chính: - Sự suy sụp của nền kinh tế đất nước. - Đời sống nhân dân khổ cực. - Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột. 2. HS nêu được: - Phong trào CM những năm 1930-1931 diễn ra khắp cả nước, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 3. Bài mới a. Dẫn vào bài (1’) GV nêu câu hỏi: Phong trào CM Việt Nam những năm 1934-1935 ra sao? HS: Các tổ chức, cơ sở Đảng được phục hồi. GV: Đây là điều kiện để CM Việt Nam phát triển ở các giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là trong những năm 1936-1939. Vậy thời kì này phong trào CM Việt Nam có gì nổi bật? b. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 (10’) Tìm hiểu tình hình thế giới và trong nước những năm 1936-1939 GV yêu cầu HS tập trung tìm hiểu mục I. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động như thế nào đến các nước tư bản? * Chủ nghĩa phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất hiếu chiến nhất. Chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người - Sự nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít được thể hiện như thế nào? - Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành làm gì? à Quốc tế Cộng sản rất nhạy bén với tình hình chính trị thế giới, đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh sang chống chủ nghĩa phát xít.==>Liên hệ thực tế giúp HS thấy được vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với việc làm chậm quá trình phát triển của chủ nghĩa phát xít. - Tình hình chính trị nước Pháp như thế nào? à Đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm bùng nổ cao trào CM 1936-1939 ở Việt Nam. - Đời sống của nhân dân Việt Nam lúc đó ra sao? - Tình hình trong nước và thế giới tác động như thế nào đến CM Việt Nam? è Tình hình thế giới và trong nước càng làm nổi bùng ngọn lửa CM ở Việt Nam Hoạt động 2 (18’) Tìm hiểu sự ra đời Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ GV yêu cầu HS tập trung tìm hiểu mục II. - Đường lối đấu tranh của Đảng CS Đông Dương thay đổi như thế nào trước tình hình thế giới? GV giải thích cho HS bước đầu nắm được các khái niệm “ công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp”.è Giáo dục HS thấy được sự sáng suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. - Hình thức đấu tranh ở giai đoạn này có gì khác với các giai đoạn trước? - Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 mở đầu bằng sự kiện nào? à Đây là cuộc đấu tranh công khai lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Chủ trương của Đảng được thực hiện ra sao? - Phong trào “ đón rước” phái viên Pháp được tổ chức như thế nào? à Nhân lúc đón rước phái viên của Chính phủ Pháp là Gô - đa và Toàn quyền mới Brê-vi-ê quần chúng đã tổ chức đấu tranh để biểu dương lực lượng. - Nguyện vọng của các giai cấp tầng lớp ở Việt Nam ra sao? Có chính đáng không? - Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân cả nước diễn ra như thế nào? GV dựa vào tài liệu SGV tr105, 106 giới thiệu vế cuộc mít tinh tại Khu Đấu xảo Hà Nội chiều ngày 1-5-1938 thu hút 25000 người tham gia. - Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa ra sao? GV giới thiệu cho HS một số tờ báo Đảng cho đến nay vẫn còn tồn tại và là cơ quan ngôn luận của Đảng như: Báo Tiền phong, báo Lao động - Mục tiêu đấu tranh ở giai đoạn này là gì? - Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 kết thúc vào thời gian nào? Tại sao? à Chính sách của Chính phủ Pháp ngày càng có xu hướng thiên về cánh hữu, lợi dụng thời cơ đó bọn phản động ngóc đầu dậy, khủng bố, đàn áp phong trào CM GV Dựa vào Tài liệu Lịch sử Việt Nam giới thiệu về tấm gương hy sinh anh dũng của người chiến sĩ CM Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941) người đã lãnh đạo phong trào đòi tự do, dân chủ ở Sài Gòn 1936-1939, vợ của liệt sĩ Lê Hồng Phong. Và những câu thơ đầy tinh thần CM của bà khi bị giam trong tù để giáo dục HS: “Vững chí bền gan ai hỡi ai! Kiên tâm giữ dạ mới anh tài. Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ, Con đường cách mạng vẫn chông gai.” GV chia nhóm cho HS thảo luận 3’: Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về phong trào dân chủ 1936-1939? Nhóm 3,4: So sánh phong trào CM 1930-1931 với phong trào dân chủ 1936-1939 với các nội dung theo bảng gợi ý dưới đây: HS: Chủ nghĩa phát xít thiết lập ở nhiều nước. HS: Chúng ra sức xóa bỏ các quyền tự do, dân chủ HS: Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước. HS: Năm 1936 Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền và thi hành nhiều chính sách tự do, dân chủ ở các nước thuộc địa. HS: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách phản động của thực dân Pháp ở thuộc địa càng làm cho đời sống nhân dân ta thêm khổ cực, ngột ngạt. HS: Làm bùng nổ phong trào CM ở Việt Nam trong những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an chu de lich su 9 moi nhat 20182019_12458875.doc
Tài liệu liên quan