Hoạt động 1: cá nhân
Bước 1: GV giao nhiệm vụ bằng kiến thức đã học trả lời:
?Thức ăn chế biến và sản xuất bằng công nghệ vi sinh được thực hiện theo nguyên lý nào.
Bước 2: HS Nhớ lại kiến thức đã học.
Bước 3: HS trả lời, GV Giups đỡ khi HS gặp khó khăn.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: hoạt động nhóm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
?Sau khi chiếu hình ảnh và quy trình kết hợp với việc nghiên cứu bài học ở nhà em hãy nêu điểm khác biệt giữa chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nội dung tìm hiểu.
- Các bước
- Nguyên liệu
- VSV sử dụng
-Thu sản phẩm
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 Bài 31: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Ngày soạn: 13 tháng 11 năm 2017
Bài 31: Ứng dông c«ng nghÖ vi sinh ®Ó s¶n xuÊt thøc ¨n ch¨n nu«i
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Hiểu được cơ sở khoa học và việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Hiểu được nguyên lý của việc chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh .
- Biết phân biệt giữa chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh .
2. Kỹ năng
- Đọc, phân tích sơ đồ, ghi nhớ thông tin.
- Khai thác kiến thức từ video, hình ảnh.
3. Thái độ.
- Biết liên hệ thực tế để bảo vệ môi trường.
- Biệt vận dụng kiến thức đã học vào quá trình chăn nuôi, thủy sản ở địa phương.Từ đó sản xuất thức ăn chăn nuôi tại gia đình.
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng sơ đồ, khai thác thông tin.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: - Quy trình chế biến và sản xuất thức ăn từ VSV.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: Bảng phụ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
Lớp 10A2
Ngày dạy: 18/11/2017
Sĩ số: ......../
Vắng:......................
2. Kiểm tra bài cũ:
Không thực hiện
3. Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát.
- GV chiếu lên màn hình những hình ảnh về các loại thức ăn được sản xuất bằng phương pháp lên men VSV và đặt câu hỏi. Các sản phẩm vừa quan sát trên được chế biến bằng hình thức nào? Nấu chín, lên men vsv hay tự nhiên?
- HS trả lời: Sản phẩm trên được chế biến bằng phương pháp lên menVSV.
GV : Đúng vậy các sản phẩm trên được chế biến bằng phương pháp lên men vsv. Trong chăn nuôi để có nhiều loại thức ăn và nâng cao giá trị dinh dưỡng trong thức ăn thì con người đã chế biến và sản xuất ra được rất nhiều loại thức ăn khác nhau từ VSV. Vậy chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay bài 33: ứng dông c«ng nghÖ vi sinh ®Ó s¶n xuÊt thøc ¨n ch¨n nu«i.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Nội dung 1: Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Hình thức: nhóm - cá nhân.
Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn.
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: nhóm
Bước 1 :
Chia nhóm - giao nhiệm vụ
( Phần bài tập về nhà của tiết 13)
* Nội dung tìm hiểu: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm:
- Nguyên lý
- Mục đích
- VSV sử dụng
Bước 2: HS thảo luận theo sự phân công, nhóm thống nhất ý kiến.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ : Bằng kiến thức đã học, trả lời:
- Tác dụng của thức ăn lên men?
- Tại sao khi lên men thức ăn lại bảo quản được tốt?
- Tại sao thức ăn sau chế biến, sản xuất lại giầu chất dinh dưỡng hơn?
- Điều kiện nào giúp VSV phát triển tốt nhất?
- Tại sao VSV lại tăng sinh khối nhanh?
Bước 2: Học sinh nhớ lại kiến thức đã học
Bước 3: HS trả lời, GV giúp đỡ khi HS gặp khó khăn.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
I. Cơ sở khoa học .
Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nguyên lý
Mục đích
VSV sử dụng
Dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có ích.
- Làm giàu chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn đã có.
- Sản xuất ra các loại thức ăn mới.
- Nấm men
- Vi khuẩn ( hiếu khí hoặc yếm khí)
* Tác dụng của thức ăn lên men:
- Bảo quản thức ăn tốt hơn. Khi lên men VSV phát triển mạnh sẽ ngăn chặn sự phát triển của các VSV có hại làm hỏng thức ăn.
* Đặc điểm của VSV
- Thành phần cấu tạo chủ yếu của VSV là protein. Lượng Pr này sẽ + Pr trong thức ăn làm tăng hàm lượng Pr trong thức ăn. Khi lên men VSV sinh ra các axitamin, vitamin và các hoạt chất sinh học làm tăng giá trị dinh dưỡng.
- VSV phát triển mạnh trong môi trường thuận lợi ( nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí..)
- Thời gian nhân đôi nhanh -> sinh trưởng nhanh ->sinh sản nhanh->số lượng tăng -> giầu Pr.
Ví dụ: Nấm men: từ 0.3 đến 2 giờ
Tảo, nấm mốc: từ 2 đến 6 giờ
Cây cỏ: từ 6 đến 12 ngày
Lợn gà: 24 đến 36 ngày
Nội dung 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Hình thức: nhóm - cá nhân
Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm, khai thác video, phát vấn.
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: cá nhân
Bước 1: GV giao nhiệm vụ bằng kiến thức đã học trả lời:
?Thức ăn chế biến và sản xuất bằng công nghệ vi sinh được thực hiện theo nguyên lý nào.
Bước 2: HS Nhớ lại kiến thức đã học.
Bước 3: HS trả lời, GV Giups đỡ khi HS gặp khó khăn.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: hoạt động nhóm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
?Sau khi chiếu hình ảnh và quy trình kết hợp với việc nghiên cứu bài học ở nhà em hãy nêu điểm khác biệt giữa chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nội dung tìm hiểu.
- Các bước
- Nguyên liệu
- VSV sử dụng
-Thu sản phẩm
Bước 2: HS thảo luận theo sự phân công nhóm thống nhất ý kiến.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
II. Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
1. Nguyên lý:
Cấy các chủng VSV có ích và tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Điểm khác biệt
Chế biến
Sản xuất
Các bước
4 bước
5 bước
Nguyên liệu
Nguyên liệu là thức ăn nghèo dinh dưỡng
Nguyên liệu vật nuôi chưa ăn được
VSV sử dụng
Nấm men
Vi khuẩn có ích
VSV đặc thù với từng loại nguyên liệu
Thu sản được phẩm
Thu toàn bộ sản phẩm là thức ăn chăn nuôi giàu năng lượng thường được chế biến ở địa phương
Tách lọc, tinh chế trước khi thu sản phẩm. Sản phẩm là thức ăn chăn nuôi giàu năng lượng thường được SX công nghiệp.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
? Nêu 1 quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi tại gia đình.
GV khắc ghi kiến thức bằng việc cho xem 1 đoạn video và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ VS để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi?
...............................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GV đưa câu hỏi, gọi HS vận dụng kiến thức trả lời
Câu 1 : Bước thứ 4 trong quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi là?
A.Ủ lên men.
B.Cấy chủng vsv đặc thù.
C.Tách lọc, tinh chế.
D.Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 2 : Có thể sản xuất các loại thức ăn giàu Pr cho vật nuôi bằng cách nuôi cấy?
A. Vi khuẩn, vi rút
B. Vi trùng, vi rút
C. Vi khuẩn, nấm mốc
D. Vi sinh vật ( như vi khuẩn có ích, nấm men)
Đáp án
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ VS để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Giúp bảo quản thức ăn lâu hơn.
Tăng chất dinh dưỡng, giúp vật nuôi ít bị bệnh,nhanh lớn,giảm tỉ lệ thuốc kháng sinh do vậy tạo ra sản phẩm sạch.
Không tốn kém,tận dụng tối đa các phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí thức ăn nên giá thành thấp.
Hạn chế thải ra môi trường không gây ô nhiễm môi trường
1. Cả 3 ý trên đều sai.
2.D. Vi sinh vật ( như vi khuẩn, nấm men)
.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế.
Bằng nguyên liệu hs đem đi cám ngô, cám sắn, cám gạo, lõi quả ngô, cỏ voi, vỏ đỗ...Các em có thể chế biến thành các loại thức ăn nào? Cho đối tượng vật nuôi nào?
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo.
Qua bài học đã nghiên cứu ứng dụng vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi em có thể vận dụng vào chế biến và sản xuất thức ăn cho con người. Về làm một sản phẩm và cho cả lớp cùng thưởng thức nhé.
4. Tổng kết - đánh giá.
- Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 33 Ung dung cong nghe vi sinh de san xuat thuc an chan nuoi_12332691.doc