Giáo án Công nghệ 11 Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (tiết 2)

1. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì

a) Kì 1 - Nạp

- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng.

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống áp suất giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh áp.

b) Kì 2 - Nén

- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng.

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng.

c) Kì 3 - Cháy - Giãn nở

- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng.

- Cuối kì nén dầu diezen đc vòi phun phun với áp suất cao dạng sương mù vào buồng cháy gặp KK đang bị nén áp suất cao, sẽ hòa trộn và tự bốc cháy, sinh công

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 4435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG THPT B PHỦ LÝ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ Bài 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐCĐT Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Ngọc Người thực hiện: SV Vũ Thị Khánh Hoà Phủ Lý, ngày 10 tháng 2 năm 2019 Trường: THPT B Phủ Lý Giáo viên hướng dẫn: Cô Dương Thị Ngọc Khoa: Sư Phạm Kĩ Thuật Họ tên sv: Vũ T.Khánh Hòa Ngày soạn: 10/2/2019 Tuần : 25 Tiết theo PPCT: 27 Lớp dạy: 11A2 Bài 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐCĐT (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong. - Hiểu được nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. 2. Kĩ năng Nhận biết được các hoạt động diễn ra trong các kì của nguyên lí làm việc và sự khác biệt giữa động cơ xăng và điêzen. 3. Thái độ Yêu thích môn học,có thái độ tìm tỏi học hỏi về ĐCĐT. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm - Năng lực suy luận ,diễn đạt, tư duy logic II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 21 và lập kế hoạch bài dạy. - Tham khảo tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị bài với sự hỗ trợ của phần mềm PP Học sinh - Đọc SGK bài 21, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. - Sưu tầm các mẫu vật động cơ 4 kì, 2 kì, ĐC xăng, ĐC điêzen . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) GV: Các em dựa vào hình 21.2 trang 99 sgk cà nhìn các hình trên bảng để nối ( ghép) các số trên hình với tên gọi tương ứng của chúng.( Chuẩn bị sẵn các tên ra từng tờ giấy và nam châm để đính trên bảng) 1.Thanh truyền 6.Ống thải 2.Pit-tông 3.Xilanh 7.Xupap nạp 4.Vòi phun 5.Trục khuỷu 3. Tiến trình dạy học 3.1. Tình huống xuất phát – khởi động (1 phút) Trình chiếu một số ảnh về ĐC 4 kì Đặt vấn đề: Ở tiết trước, khi tìm hiểu về lịch sử, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong chúng ta đã có nhắc đến rất nhiều khái niệm như pittong, hành trình, chu trình làm việc, kì, hay động cơ 2 kì, động cơ 4 kì. Những khái niệm đó cụ thể ra sao, động cơ 2 kì, 4 kì hoạt động như thế nào, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. 3.2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của Diezen 4 kì Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Mô tả hoạt động: với động cơ 4 kì, chu trình làm việc được thể hiện khá mạch lạc trên hình 21.2. Do vậy, hoạt động này HS có thể tự nghiên cứu nội dung trong SGK và thảo luận. GV sẽ chốt lại kiến thức. Cho HS xem video về nguyên lí của ĐC diezen 4 kì + Chia 4 nhóm HS ngồi cạnh nhau, mỗi nhóm sẽ nhận một trong các kì,Yêu cầu quan sát video,hình 21.2 SGK và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập tương ứng với kì đã được phân công.: - Pit-tông đi lên hay đi xuống? - Xupap nạp, thải đóng hay mở? -Thể tích, áp suất trong xilanh tăng hay giảm? - Bên trong xilanh hiện tượng gì xảy ra? + Các nhóm lần lượt phát biểu ý kiến, GV nhận xét, gợi ý câu trả lời và tổng kết về nguyên lí làm việc của động cơ Diezen 4 kì. Lắng nghe, nhận nhiệm vụ. Tham khảo trong SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi liên quan tới kì đã được phân công về nguyên lí làm việc của động cơ Diezen 4 kì. Trình bày kết quả thảo luận, trả lời các câu hỏi của GV. Tham khảo trong SGK, so sánh. 1. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì a) Kì 1 - Nạp - Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng. - Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống áp suất giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh áp. b) Kì 2 - Nén - Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng. - Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng. c) Kì 3 - Cháy - Giãn nở - Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng. - Cuối kì nén dầu diezen đc vòi phun phun với áp suất cao dạng sương mù vào buồng cháy gặp KK đang bị nén áp suất cao, sẽ hòa trộn và tự bốc cháy, sinh công d) Kì 4 - Thải (hình 21.2d) - Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở. - Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của Xăng 4 kì Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV trình bày vắn tắt nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. Sau đó sử dụng một số câu hỏi để thông qua câu trả lời HS sẽ thấy được sự giống và khác nhau về nguyên lí làm việc của 2 loại động cơ, nhất là sự khác nhau giữa chúng. - Có thể sử dụng một số câu hỏi sau: + Nguyên lí làm việc của hai loại động cơ giống nhau ở những điểm nào ? + Khí nạp vào xilanh của động cơ điezen và động cơ xăng là gì ? + Nhiên liệu hoặc hòa khí ở hai loại động cơ được châm cháy bằng cách nào ? - Cuối cùng GV nhấn mạnh sự khác biệt về nguyên lí làm việc của hai loại động cơ. Lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Ghi lại kết luận của GV Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì cũng tương tự như động cơ điêzen 4 kì, chỉ khác ở 2 điểm sau : - Trong kì nạp : khí nạp vào xilanh của động cơ điêzen là không khí còn ở động cơ xăng là hoà khí (hỗn hợp xăng và không khí). Hoà khí này được tạo bởi bộ chế hoà khí lắp trên đường ống nạp. - Cuối kì nén, ở động cơ điêzen diễn ra sự phun nhiên liệu còn ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy hoà khí. 3.3. Luyện tập (3 phút) Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì, động cơ điêzen 4 kì. 3.4. Vận dụng, mở rộng (7 phút) Trò chơi : Lớp chia 2 đội, mỗi đội có 1 trọng tài để giám sát từng đội, trọng tài chéo( bạn đội này sẽ là trọng tài đội kia. GV sẽ có 2 lá phiếu, trong lá phiếu sẽ có loạt từ khóa liên quan đến bài học ( buồng cháy, hòa khí, nhiên liệu, bugi, xupap thải, sinh công, cửa nạp, trục khuỷu, pittong, nén, xilanh, vòi phun, thanh truyền, không khí) Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên nhận lá thăm, lá thăm khác nhau và 2 bạn đó sẽ diễn tả từ khóa bằng những từ liên quan nhưng không chứa từ đó, từ nào vi phạm trọng tài sẽ loại, nhóm nào đoán được nhiều từ hơn từ đồng đội của mình thì nhóm đó thắng.Thời gian cho các em diễn tả là 2 phút. Ngày tháng năm Người soạn (Ký và ghi rõ họ tên) Ngày tháng năm Ký duyệt (Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký duyệt) PHIẾU HỌC TẬP - Pit-tông đi lên hay đi xuống? .. - Xupap nạp, thải đóng hay mở? .. -Thể tích, áp suất trong xilanh tăng hay giảm? .. - Bên trong xilanh hiện tượng gì xảy ra? .. PHIẾU HỌC TẬP - Pit-tông đi lên hay đi xuống? .. - Xupap nạp, thải đóng hay mở? .. -Thể tích, áp suất trong xilanh tăng hay giảm? .. - Bên trong xilanh hiện tượng gì xảy ra? ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 21 Nguyen li lam viec cua dong co dot trong_12541611.doc
Tài liệu liên quan