I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết ý nghĩa của cây cảnh, hoa trong trang trí nhà ở và biết một số cây cảnh, hoa dùng trong trang trí.
2.Kĩ năng: Lựa chọn được cây cảnh phù hợp để trang trí ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3.Thái độ: Có ý thức trang trí nơi ở, chỗ học tập bằng hoa, cây cảnh.
II./ Chuẩn bị:
1.GV: Tranh vẽ: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
2.Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
Hãy kể tên một số loại cây cảnh thông dụng, vị trí trang trí và cách chăm sóc cây cảnh.
43 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Chương II: Trang trí nhà ở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm hiểu một số đồ vật thông dụng.
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
15
Phút
18
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng, cách chọn và cách trang trí tranh ảnh
Tranh ảnh thường dùng để trang trí tường nhà tạo sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
HS trả lời theo ý thích cá nhân
HS trả lời chọn tranh ảnh có màu sắc rực rỡ.
Tranh phải cân xứng. Bức tranh to không nên treo trên khoảng tường nhỏ, tuy nhiên nhiều tranh ảnh nhỏ có thể ghép lại và treo trên khoảng tường rộng.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
Nên treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn.
Không nên treo quá nhiều tranh rải rác trên một bức tường.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu công dụng và cách treo gương
Dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng.
Tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn.
Để tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng cần treo một chiếc gương rộng phía trên tràng kỷ, ghế dài.
Để tạo cảm giác căn phòng rộng ra nên treo gương trên một phần tường hoặc toàn bộ tường.
Để tạo vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử dụng nên treo gương trên tủ, bàn làm việc hay ngay sát cửa ra vào
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nêu công dụng của tranh ảnh?
Phải biết cách chọn tranh ảnh và biết cách bài trí mới tạo nên sự vui mắt,duyên dáng cho căn phòng
Em chọn những tranh ảnh nào để trang trí cho nhà ở của mình?
(chú ý nội dung, màu sắc, kích thước)
GV kết luận: chọn tranh ảnh tùy ý thích cá nhân và điều kiện kinh tế gia đình, phù hợp với màu tường, màu đồ đạc.
Nếu tường và đồ đạc có màu nhạt thì chọn tranh có màu sắc như thế nào?
Kích thước của tranh so với tường nhà phải như thế nào? Cho ví dụ.
Treo tranh vẽ hình 2.11: Trang trí nhà ở bằng tranh ảnh.
Các em hãy thảo luận nhóm, rút ra cách trang trí tranh ảnh?
Nêu công dụng của gương?
GV treo tranh vẽ (hình 2.12 SGK) và yêu cầu 1 HS đọc nội dung phần 2. Cách treo gương
Yêu cầu Các nhóm hãy thảo luận , trả lời 3 câu hỏi sau:
Để tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng cần treo gương ở đâu?
Để tạo cảm giác căn phòng rộng ra nên treo gương ở đâu?
Để tạo vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử dụng nên treo gương ở đâu?
Gd hs có thói quen quan sát, nhận xét việc trang trí nhà ở bằng các đồ vật.
I-Tranh ảnh
1. Công dụng
Tạo sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng
Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu
2.Cách chọn tranh ảnh:
a) Nội dung tranh ảnh: Tùy ý thích cá nhân và điều kiện kinh tế gia đình.
b) Màu sắc của tranh ảnh: phù hợp với màu tường, màu đồ đạc.
c) Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường.
3.Cách trang trí tranh ảnh
Nên treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn.
Không nên treo quá nhiều tranh rải rác trên một bức tường.
II- Gương
Công dụng
Dùng để soi và trang trí,tạo vẻ đẹp cho căn phòng.
Tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn.
2. Cách treo gương
Có thể treo gương phía trên tràng kỷ, ghế dài, trên tủ, bàn làm việc hay ngay sát cửa ra vào …
4./ Củng cố ( 3 phút)
Em hãy nêu công dụng và cách treo tranh ảnh để trang trí nhà ở.
Nêu công dụng và cách treo gương trong nhà ở
5./ Dặn dò (1 phút)
Xem phần còn lại của bài 11.
KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 26 - Bài 11 :
TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT (tt)
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được công dụng của và cách lựa chọn một số đồ vật để trang trí nhà ở.
2.Kĩ năng: Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
3.Thái độ: Có ý thức trang trí, làm đẹp nhà ở.
II./ Chuẩn bị:
1.GV:
* Tranh vẽ: Phóng to các hình vẽ: 2.13 SGK.
2.Học sinh:
- Đọc trước phần III và IV bài 11.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại rèm cửa, mành.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Em hãy nêu công dụng và cách treo tranh ảnh để trang trí nhà ở.
Nêu công dụng và cách treo gương trong nhà ở?
3./ Bài mới. (1 phút)
* Giới thiệu bài: Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu cách trang trí nhà ở bằng tranh ảnh và gương. Tiết học hôm nay các em sẽ được tiếp tục làm quen với cách trang trí nhà ở bằng rèm cửa và mành.
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
16
Phút
18
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng, cách chọn vải rèm
Tạo vẻ râm mát,có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
Màu sắc: hài hòa với màu tường, màu cửa.
Chất liệu vải: bền, có độ rủ.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Quan sát tranh vẽ, rút ra kết luận : có nhiều kiểu rèm, được may bằng nhiều chất liệu vải khác nhau…
Hoạt động 2 : Tìm hiểu công dụng của mành và các loại mành
HS : che bớt nắng, gió, che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
HS: có rất nhiều loại và được làm bằng các chất liệu khác nhau.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
Đặc điểm của chất liệu làm mành: chịu được lực uốn tương đối, chịu được tác động của môi trường …
Các chất liệu làm mành thường là nhựa, tre, trúc …
Hãy nêu những hiểu biết của em về công dụng của rèm cửa?
Có thể giải thích thêm : Rèm cửa còn có tác dụng giữ nhiệt (giữ độ ấm về mùa đông và mát về mùa hè nếu chủ nhân muốn duy trì tương đối nhiệt độ ở trong phòng).
Các nhóm hãy thảo luận, nêu cách chọn vải may rèm cửa?
GV treo tranh vẽ(hình 2.13 SGK)
kết hợp với một số tranh ảnh về các kiểu rèm do GV và HS sưu tầm ->Kết luận?
Công dụng của mành đối với đời sống của con người như thế nào?
Em có nhận xét gì về các loại mành?
GV kết luận: Mành có nhiều loại, nhiều kiểu và làm bằng các chất liệu khác nhau phù hợp với tính năng mà người sử dụng cần như:
Mành nhựa trắng để che khuất nhưng vẫn giữ sáng.
Mành tre, trúc, nứa che bớt nắng, gió
Mành treo ở cửa ra vào, nối tiếp giữa 2 phòng…
Nêu đặc điểm của chất liệu làm mành và kể tên một số chất liệu mà em biết?
III-Rèm cửa
1.Công dụng:Tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
2.Cách chọn vải may rèm
a)Màu sắc: Hài hòa với màu tường, màu cửa và các đồ vật chính trong phòng..
b)Chất liệu vải: Bền, có độ rủ.
c)Giới thiệu một số kiểu rèm
IV- Mành
1.Công dụng : Che bớt nắng,gió,che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
2.Các loại mành: Có rất nhiều loại và được làm bằng các chất liệu khác nhau
4./ Củng cố ( 3 phút)
GV gợi ý cho hs trả lời các câu hỏi cuối bài.
5./ Dặn dò (1 phút)
Xem trước nội dung của bài 12 Trang thí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 27 - Bài 12 :
TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết ý nghĩa của cây cảnh,hoa trong trang trí nhà ở và biết một số cây cảnh, hoa dùng trong trang trí.
2.Kĩ năng: Lựa chọn được cây cảnh phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3.Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì,óc sáng tạo và ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
II./ Chuẩn bị:
1.GV: Tranh vẽ: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
2.Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nhà em thường sử dụng những đồ vật nào để trang trí? Nêu công dụng của những đồ vật đó
3./ Bài mới. (1 phút)
Giới thiệu bài: Cây cảnh và hoa rất gần gũi và cần thiết với con người. Ngày nay, với thành tựu của khoa học kỹ thuật, con người có khả năng duy trì nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm … tùy theo ý muốn, nhưng thiên nhiên vẫn không thể thiếu được trong cuộc sống. Cây cảnh, hoa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong trang trí nhà ở.
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
20
Phút
14
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Cây xanh, nhờ có chất diệp lục dưới ánh sáng mặt trời đã hút khí cacbonic , nước và nhả oxi, làm sạch không khí.
Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí là một công việc đòi hỏi sự say mê, kiên trì nhưng nó đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi.
Nghề trồng hoa, cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.
HS trả lời theo thực tế gia đình.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở
HS quan sát tranh và nêu tên (dựa vào SGK).
Có cây có hoa, cây chỉ có lá,…
Cây chỉ có lá : Cây si, cây tùng, trúc mây …
Cây có hoa : cây hoa lan, cây hoa sứ, cây hoa hồng, cây hoa cúc …
Cây leo cho bóng mát: hoa giấy, thiên lý …
Cây cảnh rất phong phú, đa dạng. Ngoài những cây thông dụng, mỗi vùng, miền có những cây đặc trưng.
Có thể trang trí cây cảnh ở ngoài nhà và ở trong phòng.
Trước cửa nhà,ở tiền sảnh, đặt trên bờ tường dẫn vào nhà …
Đặt ở góc nhà,trên bàn,treo trên tường …
Chọn chậu phù hợp với cây, chậu cây phù hợp với vị trí cần trang trí.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
Để cây luôn đẹp và phát triển tốt.
Cách chăm sóc.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi: Cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở?
Em hãy giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm sạch không khí?
Công việc trồng cây cảnh, cắm hoa có lợi ích gì?
Nhà em có trồng cây cảnh và cắm hoa trang trí không?
Nhà em thường trồng cây cảnh gì và thường trang trí ở đâu?
GV nhận xét: Cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở rất phong phú, đa dạng, tạo nên mối quan hệ gần gủi giữa con người và thiên nhiên.
GV yêu cầu HS quan sát, nêu tên một số loại cây cảnh trong hình 2.14 SGK.
Em có nhận xét gì về đặc điểm của các loại cây trên?
Em có thể kể tên một số loại cây cảnh có những đặc điểm vừa nêu?
Em có nhận xét gì về các loại cây cảnh?
Có thể đặt chậu cây cảnh ở những khu vực nào trong nơi ở của gia đình?
Theo em những khu vực nào ở ngoài nhà thường được trang trí cây cảnh? Hãy quan sát hình 2.15a SGK.
Theo em những khu vực nào ở trong nhà thường được trang trí cây cảnh? Hãy quan sát hình 2.15b SGK.
Để có hiệu quả trang trí, cần chú ý những điều gì?
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời 2 câu hỏi:
Tại sao cần phải chăm sóc cây cảnh?
Chăm sóc cây cảnh như thế nào?
Gd hs : trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa góp phần làm đẹp môi trường nơi ở.
I-Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống.
Góp phần làm trong sạch không khí.
Đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi.
II-Một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở.
1.Cây cảnh:
a)Một số loại cây cảnh thông dụng: cây hoa lan, cây hoa sứ, cây mẫu tử, hoa giấy, cây si, cây tùng…
b)Vị trí trang trí cây cảnh:
Ở ngoài nhà: trước cửa nhà, ở tiền sảnh, đặt trên bờ tường dẫn vào nhà …
Ở trong phòng: đặt ở góc nhà, trên bàn,treo trên tường …
c) Chăm sóc cây cảnh:
Tưới nước vừa đủ, định kì bón phân cho cây.
Tỉa cành, lá sâu, làm sạch chậu cây
Đưa ra ngoài trời sau một thời gian để trong phòng.
4./ Củng cố ( 3 phút)
Hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở?
Hãy kể tên một số loại cây cảnh thông dụng và cách chăm sóc chúng.
5./ Dặn dò (1 phút)
Về nhà đọc trước phần còn lại của bài-Sưu tầm tranh ảnh, các mẫu vật: hoa tươi, hoa khô, hoa giả.
KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 28 - Bài 12 :
TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA (tt)
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết ý nghĩa của cây cảnh, hoa trong trang trí nhà ở và biết một số cây cảnh, hoa dùng trong trang trí.
2.Kĩ năng: Lựa chọn được cây cảnh phù hợp để trang trí ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3.Thái độ: Có ý thức trang trí nơi ở, chỗ học tập bằng hoa, cây cảnh.
II./ Chuẩn bị:
1.GV: Tranh vẽ: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
2.Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
Hãy kể tên một số loại cây cảnh thông dụng, vị trí trang trí và cách chăm sóc cây cảnh.
3./ Bài mới.
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
25
Phút
10
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các loại hoa dùng trong trang trí nhà ở.
HS trả lời theo hình thức liệt kê nhiều loại hoa trong đó có các loại hoa tươi, hoa khô, hoa giả (lẫn lộn giữa các thể loại).
HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
Các HS khác bổ sung.
HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
Các HS khác bổ sung.
Hoa tươi được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô sau đó nhuộm màu ->Hoa khô.
Do kỹ thuật làm hoa khô phức tạp, công phu nên giá thành cao, ít được sử dụng rộng rãi.
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời
Hoa giả phong phú, đa dạng.
Nguyên liệu:giấy mỏng, vải, lụa, nhựa …
Ưu điểm: tương đối bền, có nhiều màu sắc, đa dạng, đẹp.
Nhược điểm: không có mùi thơm …
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các vị trí trang trí bằng hoa
Có thể cắm các bình hoa để trang trí bàn ăn, tủ, kệ sách, bàn làm việc, treo tường …
HS nêu ví dụ để thấy được mỗi vị trí cần có dạng cắm thích hợp.
Em hãy kể tên các thể loại hoa dùng trong trang trí?
GV gợi ý để HS có thể phân biệt được 3 thể loại: hoa tươi, hoa khô và hoa giả.
Hãy kể tên các loại hoa tươi mà em biết?
Hoa tươi rất đa dạng, phong phú gồm các loại hoa trồng ở trong nước và hoa nhập ngoại.
Ở nước ta những địa danh nào trồng nhiều hoa?Xứ sở của hoa hồng?hoa anh đào?
GV cho HS xem mẫu hoa khô .
Hoa khô được làm như thế nào?
Vì sao hoa khô ít được sử dụng rộng rãi ở nước ta?
Các nhóm hãy thảo luận và nêu những hiểu biết của em về hoa giả:
Hình dạng, màu sắc.
Nguyên liệu?
Ưu điểm, nhược điểm?
Ở gia đình em,thường cắm hoa trang trí vào những dịp nào và đặt bình hoa ở đâu?
Ở mỗi vị trí mà các em vừa nêu hoa thường được trang trí như thế nào?
2.Hoa
a) Các loại hoa dùng trong trang trí
Hoa tươi: hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền …
Hoa khô
Hoa tươi được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô sau đó nhuộm màu ->hoa khô.
Hoa giả: tương đối bền, có nhiều màu sắc, đa dạng, đẹp.
b) Các vị trí trang trí bằng hoa
Có thể cắm các bình hoa để trang trí bàn ăn, tủ, kệ sách, bàn làm việc, treo tường …
4./ Củng cố ( 3 phút)
Hướng dẫn HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Gọi HS đọc mục :”Có thể em chưa biết”
5./ Dặn dò (1 phút)
Sưu tầm tranh ảnh mẫu cắm hoa
Vật liệu và dụng cụ cắm hoa.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 29 - Bài 13 :
CẮM HOA TRANG TRÍ
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được dụng cụ, vật liệu cần thiết, nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa.
2.Kĩ năng: Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở
II./ Chuẩn bị:
1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu tham khảo
* Một số dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, đế chông, mút xốp, một số loại bình cắm.
* Một số tranh ảnh thể hiện những tác phẩm hoa cắm đẹp và một số tranh ảnh bố cục rườm rà, màu sắc không hài hòa để HS so sánh lựa chọn
2.Học sinh: Đọc trước bài 13.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ:
3./ Bài mới. (2 phút)
Giới thiệu bài: Đã từ lâu hoa trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Hoa có mặt trong ngày sinh nhật, trong mỗi cuộc vui họp mặt bạn bè, hoa gợi nhớ trong ta những tháng ngày tươi đẹp, hoa còn sẻ chia với ta những mất mát đau thương …Rõ ràng hoa có mặt trong biết bao tình huống đời thường.Với sự sáng tạo, óc thẩm mỹ cùng với đôi bàn tay khéo léo, chúng ta sẽ thực hiện được những bình hoa đơn giản nhưng đẹp để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
19
Phút
19 phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu dụng cụ cắm hoa
HS quan sát mẫu vật và tranh ảnh, nêu nhận xét:
Hình dáng, kích cỡ của bình rất đa dạng.
Chất liệu: thủy tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa…
HS thảo luận nhóm,đại diện nhóm trả lời: dao, kéo, bàn chông, dây kẽm, băng dính, đá cuội trắng…
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vật liệu cắm hoa
HS quan sát tranh, trả lời:
Các loại hoa: hoa hồng, hoa cúc…
Các loại cành: cành liễu, cành mai …
Các loại lá: lá vạn tuế, dương xỉ …
Các loại quả: nho, ớt …
GV cho HS xem các loại bình cắm hoa và một số tranh ảnh cắm hoa và lưu ý đến phần bình hoa.
Em hãy cho biết:
Hình dáng, kích cỡ của bình?
Chất liệu làm nên các dụng cụ đó?
Ngoài bình cắm,dụng cụ cắm hoa còn có những dụng cụ nào khác?
GV cho HS xem một số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật.
Em hãy kể tên một số loại hoa, cành, lá… thường được cắm vào các bình hoa tại gia đình.
Có thể dùng bất kì loại hoa nào để cắm, nhưng nên chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất làm cành chính. Các loại cành dùng để cắm vào bình cùng với hoa tạo nên đường nét chính của bình hoa.Tùy loại hoa và điều kiện, có thể chỉ cắm riêng hoa hoặc cắm thêm cành và lá khác.
I- Dụng cụ và vật liệu cắm hoa
1.Dụng cụ cắm hoa
a) Bình cắm: là dụng cụ để cắm hoa và cung cấp nước dưỡng cho hoa
b) Các dụng cụ khác
Dụng cụ để cắt: dao, kéo …
Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, bàn chông …
2.Vật liệu cắm hoa:
a) Các loại hoa: hoa hồng, hoa cúc…
b) Các loại cành: cành liễu, cành mai …
c) Các loại lá: lá vạn tuế, dương xỉ …
4./ Củng cố ( 3 phút)
Hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa?
Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa.
5./ Dặn dò (1 phút)
Về nhà học bài- Đọc trước phần còn lại của bài.
Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bình cắm và hoa
KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 30 - Bài 13 :
CẮM HOA TRANG TRÍ (tt)
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được dụng cụ, vật liệu cần thiết, nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa.
2.Kĩ năng: Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí.
3.Thái độ:Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở
II./ Chuẩn bị:
1.GV:
* Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu tham khảo
* Một số dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, đế chông, mút xốp, một số loại bình cắm.
* Một số tranh ảnh thể hiện những tác phẩm hoa cắm đẹp và một số tranh ảnh bố cục rườm rà, màu sắc không hài hòa để HS so sánh lựa chọn
2.Học sinh: Đọc trước bài 13.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ:
3./ Bài mới. (2 phút)
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
19
Phút
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa cơ bản
HS quan sát, nêu nhận xét: hoa huệ nên cắm ở bình cao, hoa cúc đại đóa nên cắm ở bình thấp. Hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc: bình và hoa có màu tương phản làm tăng vẻ đẹp của hoa.
Các cành hoa cắm vào bình phải có độ dài ngắn khác nhau như trong thiên nhiên mới tạo nên vẻ sống động, mềm mại cho bình hoa. Hoa càng nở càng sát miệng bình.
Cành chính thứ nhất=1,5-2(D+h)
Cành chính thứ 2=2/3 cành chính thứ nhất
Cành chính thứ 3=2/3 cành chính thứ 2
Các cành phụ có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh.
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: phù hợp vì
Ở bàn bình hoa phải thấp, nếu cao sẽ khuất mặt người ngồi đối diện.
Đặt trên giá sách:lọ cao, nhỏ
Hoa treo tường: duyên dáng, mềm mại…
Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Muốn có bình hoa đẹp, cần phải nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, từ đó có thể vận dụng sáng tạo để tạo nên những mẫu biến kiểu độc đáo.
GV cắm thử những bông hoa có dáng cao vươn thẳng như huệ vào bình thấp và hoa có cấu tạo vòng nở lớn như cúc đại đóa vào bình cao,rồi lại cắm ngược lại. Qua 2 cách cắm vừa rồi, cách nào em thấy đẹp hơn, hợp lý hơn?
Quan sát hình 2.21, em hãy nhận xét độ dài, ngắn của các cành hoa trong bình cắm.
Hoa và bình phải có một tỷ lệ cân đối về độ dài mới đảm bảo tính thẩm mỹ. Vậy cách xác định tỷ lệ cân đối đó như thế nào?
Quan sát hình 2.22, em hãy nhận xét về cách đặt bình hoa ở các vị trí đó đã phù hợp chưa và giải thích.
II -Nguyên tắc cắm hoa cơ bản
Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc.
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
Cành chính thứ nhất=1,5-2(D+h)
Cành chính thứ 2=2/3 cành chính thứ nhất
Cành chính thứ 3=2/3 cành chính thứ 2
Các cành phụ có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh.
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
4./ Củng cố ( 3 phút)
Hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa?
Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa.
5./ Dặn dò (1 phút)
Về nhà học bài- Đọc trước phần còn lại của bài.
Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bình cắm và hoa
KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 31 - Bài 13 :
CẮM HOA TRANG TRÍ (tt)
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được dụng cụ, vật liệu cần thiết, nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa.
2.Kĩ năng: Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở.
II./ Chuẩn bị:
1.GV:
* Tranh vẽ: Các mẫu cắm hoa.
* Bình cắm, dao, kéo và hoa.
2.Học sinh: Đọc trước phần còn lại của bài, tìm hiểu cách giữ hoa tươi lâu.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hãy kể tên những dụng cụ và vật liệu cắm hoa thông thường?
Trình bày nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa.
3./ Bài mới.
Tg
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
18
Phút
20
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần chuẩn bị trong qui trình cắm hoa
HS: bình cắm, dao, kéo, các loại hoa
HS thảo luận nhóm, trả lời dựa vào thông tin SGK và hiểu biết thực tế
Cắt (mua) hoa vào lúc sáng sớm
Tỉa bớt lá vàng, lá sâu.
Cắt vát cuống hoa ở dưới nước
Thay nước mỗi ngày…
Hoạt động 2 : Tìm hiểu qui trình thực hiện
HS đọc SGK.
HS quan sát, lắng nghe và trả lời:
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm phù hợp với dạng cắm.
Cắt cành và cắm các cành chính trước
Cắt cành phụ cắm xen vào cành chính, điểm thêm lá.
Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
Muốn cắm một bình hoa, ta cần chuẩn bị những gì?
GV lưu ý: đã có hoa nên chọn bình và ngược lại.
Em hãy nêu cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu?
Khi cắm 1 bình hoa trang trí cần tuân theo qui trình, việc thực hiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả.
Gọi 1 HS đọc mục 2 phần III SGK.
GV thao tác mẫu, cắm hoa theo đúng qui trình, sau mỗi thao tác đều dừng lại để khắc sâu lý thuyết.
Nêu qui trình thực hiện trong cắm hoa?
III-Qui trình cắm hoa:
1.Chuẩn bị:
Dụng cụ cắm hoa
Các loại hoa, lá, cành .
2.Qui trình thực hiện
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm phù hợp với dạng cắm.
Cắt cành và cắm các cành chính trước
Cắt cành phụ cắm xen vào cành chính, điểm thêm lá.
Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
4./ Củng cố ( 3 phút)
HS trả lời một số câu hỏi :
Trình bày nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa
Nêu qui trình cắm hoa?
Nêu một số biện pháp để giữ hoa tươi lâu.
5./ Dặn dò (1 phút)
Chuẩn bị bài thực hành cắm hoa (dạng thẳng đứng)
Đọc phần I bài 14 SGK.- Chuẩn bị hoa,bình cắm phù hợp
KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án công nghệ - Trang trí nhà ở.docx