I/ Định nghĩa:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k .x (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
VD:
a/ Trong chuyển động thẳng đều ta có công thức tính quãng đường là:
S = v .t
b/ Công thức tính khối lượng của một thể:
m = V .D
với: V : thể tích của vật
D : khối lượng riêng của vật
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 23: Đại lượng tỉ lệ thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 23
Ngày soạn: 14/11/2017
Ngày giảng: 7a: 21/11/2017
CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
§1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh cần nắm được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỷ lệ thuận.Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận. Nhận biết hai đại lượng có tỷ lệ thuận với nhau không.
2/ Kỹ năng: Biết tìm hệ số tỷ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỷ lê thuận.
3/ Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
II/ Chuẩn bị:
- GV: SGK, sgv, thước
- HS: SGK, vở ghi
III. Phương pháp dạy học
thuyết trình, học nhóm, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,...
IV Tiến trình bài dạy:
1/Ổn định lớp (1’): 7a....
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu tổng quan chương II (2’)
Gv giới thiệu nội dung chính của chương “ Hàm số và đồ thị”
Hoạt động 2: Định nghĩa (18’)
Gv nêu một số ví dụ về hai đại lượng tỷ lê thuận mà Hs đã biết như: quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều, Chu vi và cạnh của hình vuông
Làm bài tập?1
Nêu nhận xét?
Làm bài tập?2
Nêu kết luận chung về hệ số tỷ lệ khi x và y tỷ lệ với nhau?
Làm bài tập?3
Hoạt động 3: Tính chất (17’)
Làm bài tập?4
Yêu cầu Hs xác định hệ số tỷ lệ của y đối với x?
Xác định các đại lượng y còn lại trong bảng?
Nêu nhận xét về tỷ số giữa hai đại lượng tương ứng?
Gv tổng kết các nhận xét trong ví dụ trên thành các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận.
a/ S : quãng đường đi được.
t : thời gian vật chuyển động đều.
v = 15km/h
Công thức: S = 15 . t
b/ m : khối lượng 9kg)
V : thể tích
D : khối lượng riêng của vật.
Công thức: M = V .D
Các công thức trên có điểm giống nhau là đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác 0.
Khi y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k = thì x tỷ lệ với y theo hệ số tỷ lệ k = vì:
y =
Hs nêu kết luận rút ra từ ví dụ trên.
Hs nhìn hình vẽ và bảng khối lượng để nêu kết luận.
a/ Vì x và y là hai đại lượng tỷ lệ thuận nên y1 = k.x1.
=> k =
Vậy hệ số tỷ lệ là k = 2.
b/ => y2 = k.x2 = 2.4 = 8
y3 = k.x3= 2.5 = 10
y4 = k.x4 = 2.6 = 12
c/
I/ Định nghĩa:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k .x (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
VD:
a/ Trong chuyển động thẳng đều ta có công thức tính quãng đường là:
S = v .t
b/ Công thức tính khối lượng của một thể:
m = V .D
với: V : thể tích của vật
D : khối lượng riêng của vật
Chú ý:
a/ Khi y tỷ lệ thuận với x thì ta cũng có x tỷ lệ thuận với y và ta nói x và y tỷ lệ thuận với nhau.
b/ Nếu thì .(k# 0)
II/ Tính chất
Nếu hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau thì:
Tỷ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
Tỷ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng tỷ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
4. Củng cố: (5’)
Nhắc lại định nghĩa và các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận.
Làm bài tập áp dụng 1; 2; 3/54
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc bài và làm các bài tập 3; 4/ 54; 1, 7/ SBT.
Hướng dẫn: Bài tập về nhà giải tương tự bài tập áp dụng trên lớp.
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIẾT 23.doc