Giáo án Đại số 7 tiết 56 bài 5: Đa thức

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Vấn đáp.

 2.Tiến trình dạy học:

a. Khởi động: (4 phút )

- GV: Gọi 3 HS cho 3 đơn thức

- HS: 2xy, y2,- xyz.

- GV: Cô viết tổng của những đơn thức trên cô được biểu thức:

2xy + y2 - xyz.

Biểu thức trên người ta còn gọi là đa thức. vậy thế nào là đa thức ,để hiểu rõ hơn về đa thức chúng ta cùng nhau đi vào bài 5 ĐA THỨC.

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 56 bài 5: Đa thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 -03 -2018 Ngày dạy: 20-03 -2018 Tiết: 56 Bài 5 : ĐA THỨC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Kiến thức: - HS nhận biết được thế nào là một đa thức. - Muốn thu gọn đa thức ta phải làm như thế nào. - Cách xác định bậc của một đa thức b) Kỹ năng: - Áp dụng được định nghĩa đa thức để nhận biết các đa thức trong các bài toán cụ thể. c) Thái độ: - HS có ý thức xây dựng ý kiến học tập tự giác, tính tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập. 2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học ở học sinh. II.CHUẨN BỊ: Giáoviên: SGK, SBT, phấn màu, bảng phụ, giáo án. Học sinh: SGK, SBT, bảng phụ, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Vấn đáp. 2.Tiến trình dạy học: Khởi động: (4 phút ) GV: Gọi 3 HS cho 3 đơn thức HS: 2xy, y2,- xyz. GV: Cô viết tổng của những đơn thức trên cô được biểu thức: 2xy + y2 - xyz. Biểu thức trên người ta còn gọi là đa thức. vậy thế nào là đa thức ,để hiểu rõ hơn về đa thức chúng ta cùng nhau đi vào bài 5 ĐA THỨC. b) Hoạt động hình thành kiến thức : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: ĐA THỨC (12 phút ) y x Cho hình vẽ trên GV: Hình trên đươc tạo bởi các hình nào? GV: Viết biểu thức biểu thị diện tích của mỗi hình trong hình trên? GV: Các biểu thức vừa tìm được có là đơn thức hay không? GV: Biểu thức biểu thị diện tích của hình trên là gì? GV: Em có nhận xét gì về các phép tính trong các biểu thức 2xy + y2 - xyz. x2 + y2 + xy + 12xy GV: Trong biểu thức đầu tiên ta có thể viết thành tổng của các đơn thức không? GV: Yêu cầu 1 HS đọc biểu thức trên thành tổng của các đơn thức GV: Khi đó mỗi đơn thức trong tổng được gọi là gì? GV: Các biểu thức trên được gọi là những đa thức Vậy em nào có thể định nghĩa được thế nào là một đa thức? GV: Đó cũng chính là nội dung của định nghĩa đa thức các em ghi bài vào vở. GV: Gọi HS cho ví dụ GV: Để cho gọn, ta có thể kí hiệu đa thức bằng các chữ in hoa A, B, M, N, P, Q... GV đưa ra ví dụ minh họa GV: Để hiểu rõ hơn về đa thức chúng ta sẽ làm?1 GV: Vậy mỗi đơn thức có được coi là một đa thức hay không? Vì sao? Ta có chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức. HS: Hình trên được tạo bởi 1 hình chữ nhật, hai hình vuông và một hình tam giác. HS: x2, y2, xy, 12xy. HS: Các biểu thức trên là đơn thức. HS: x2 + y2 + xy + 12xy HS: Các biểu thức trên gồm các phép tính: cộng, trừ các đơn thức HS: Ta có thể viết được thành tổng của các đơn thức HS: 2xy + y2 + (- xyz) HS: Mỗi đơn thức trong tổng được gọi là hạng tử HS: Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó HS: Làm theo yêu cầu. HS: Cho ví dụ HS: Làm theo yêu cầu Có các hạng tử là: ; ; 6xy; -1 HS: Có vì số 0 được coi là một đơn thức Đa thức: Định nghĩa: Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. - Ví dụ: 2xy + y2 + (- xyz) Có các hạng tử là: 2xy, y2, - xyz B = 2xy + y2 +(- xyz) - Chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức Hoạt động 2: THU GỌN ĐA THỨC (10 phút ) GV: Quay lại bài mở đầu ta có biểu thức x2 + y2 + xy + 12xy, em có nhận xét gì về các hạng tử trong đa thức. GV: - Đối với những đa thức có hạng tử là các đơn thức đồng dạng ( hay gọi tắt là hạng tử đồng dạng) ta thực hiện phép cộng các đơn thức đồng dạng - Em hãy thực hiện phép cộng các đơn thức đồng dạng của đa thức: B = x2 + xy + y2+ 12xy GV: Trong đa thức x2 + y2 + 32xy không còn hai hạng tử đồng dạng . Ta gọi đa thức này là dạng thu gọn của đa thức B GV: Cho HS làm ?2. Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện GV: Gọi HS nhận xét. GV: Để tìm được bậc của đa thức thì ta qua phần tiếp theo. HS: Có những hạng tử là các đơn thức đồng dạng HS: Làm theo yêu cầu HS: Làm theo yêu cầu. Thu gọn đa thức sau: Q = 5x2y-3xy +x2y - xy +5xy- x + +x- 2. Thu gọn đa thức: B = x2 + xy + y2+ 12xy = x2 + y2 + 32xy Đa thức x2 + y2 + 32xy là dạng thu gọn của đa thức B. Hoạt động 3: BẬC CỦA ĐA THỨC (9 phút ) Cho đa thức: M = x3y3 + 2x2y3 - x4 + 8 - Đa thức trên ở dạng thu gọn chưa? GV: Tìm bậc của từng hạng tử trong đa thức. GV: Bậc cao nhất trong các bậc là bậc mấy. GV: Ta nói 6 là bậc của đa thức M. GV: Vậy bậc của đa thức là gì? GV: Các em ghi bài vào vở. Ta có chú ý sau: GV: Yêu cầu HS làm ?3 sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài. GV: Gọi HS nhận xét. HS: Đa thức trên là dạng thu gọn. HS: Hạng tử x3y3 có bậc 6; hạng tử 2x2y3 có bậc 5; hạng tử -x4 có bậc 4; hạng tử 8 có bậc 0 HS: Bậc 6 HS: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. HS: Làm theo yêu cầu. Tìm bậc của đa thức sau: Q = -3x5-x3y -xy2 + 3x5 + 2 Q =- x3y- xy2 + 2 => Đa thức Q có bậc là 4 Bậc của đa thức: - Bậc của đa thức là bậc của hạng tử cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. - Chú ý: + Số 0 cũng được gọi là đa thức không và nó không có bậc. + Khi tìm bậc của một đa thức, trước hết ta phải thu gọn đa thức đó. IV. LUYỆN TẬP. ( 8 phút ) Trò chơi: Thách đố + Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 nhiệm vụ. + Đầu tiên trong vòng 20 giây, mỗi đội viết các đa thức có chức các hạng tử đồng dạng vào bảng phụ. + Sau đó 2 nhóm đổi bảng phụ rồi thu gọn các đa thức và tìm bậc của đa thức. V. DẶN DÒ. ( 2 phút ) - Học thuộc định nghĩa về đa thức, bậc của đa thức và thu gọn được đa thức. - Vận dụng làm các bài tập 24, 25, 26, 27, 28 SGK. - Xem trước bài cộng trừ đa thức. Bình Trung , ngày ......tháng .....năm 2018 GSTT Nguyễn Thị Tâm Đã duyệt Ngày .....tháng.......năm 2018 GVHD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlop 7_12403220.docx
Tài liệu liên quan