Giáo án Đại số 9 - Bài 2: Đồ thị của hàm số y = ax2 (a≠0) luyện tập

1. Giáo viên:

- Phương tiện dạy học:

 + 1 thước thẳng.

 + Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, giáo án, đọc thêm các tài liệu tham khảo.

- Phương pháp dạy học:

 + Thuyết trình.

 + Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề.

 + Gợi mở vấn đáp.

 + Quan sát trực quan.

 + Dạy học định nghĩa bằng con đường quy nạp.

 + Tích cực hóa hoạt động của HS.

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - Bài 2: Đồ thị của hàm số y = ax2 (a≠0) luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 03/ 2018 Ngày dự giờ: 13/03/2018 §2. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ Y = AX2 (A≠0) LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh được củng cố nhận xét về đồ thị hàm số y=ax2 (a≠0) qua việc vẽ đồ thị hàm số y=ax2 (a≠0). 2. Kỹ năng: Học sinh được rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số y=ax2 (a≠0), kỹ năng ước lượng các giá trị hay ước lượng vị trí của một số điểm biểu diễn các số vô tỉ. 3. Thái độ: Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. Cẩn thận, chính xác, trung thực. II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Phương tiện dạy học: + 1 thước thẳng. + Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, giáo án, đọc thêm các tài liệu tham khảo. Phương pháp dạy học: + Thuyết trình. + Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề. + Gợi mở vấn đáp. + Quan sát trực quan. + Dạy học định nghĩa bằng con đường quy nạp. + Tích cực hóa hoạt động của HS. Học sinh: Phương tiện học tập: + 1 thước thẳng. + Tài liệu tham khảo: SGK. Làm các bài luyện tập ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: 1. Hãy nêu nhận xét về đồ thị hàm số y=ax2 a≠0. 2.Làm bài 6 a,b trang 38. Trả lời: 1.Nhận xét: sgk trang 35. 2. a) Lập bảng giá trị tương ứng của x, y và vẽ đồ thị: b) Ta có y = f(x) = x2 nên f(−8) = (−8)2 = 64; f(−1,3) = (−1,3)2 = 1,69; f(−0,75) = (−0,75)2 = 0,5625; f(1,5) = 1,52 = 2,25. 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Bài tập 6 c,d trang 38. - GV: Sử dụng đồ thị HS đã vẽ ở phần kiểm tra bài cũ để giải phần c,d của bài 6 trang 38. - GV hướng dẫn HS cách ước lượng các giá trị (0,5)2; (1,5)2; (2,5)2 (nếu cần). - GV nhận xét và bổ sung. - GV nêu cách ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diển các số 3; 7. - GV cho HS lên sửa bài tập d lên bảng. - GV nhận xét và bổ sung. - HS : Quan sát hình vẽ. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. - HS lắng nghe. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. Bài 6/38 (sgk): c) Trên trục hoành ta lần lượt lấy các điểm có hoành độ là 0,5; 1,5; 2,5; chiếu song song với trục tung lên đồ thị ta được các điểm. Từ các điểm này, ta chiếu song song với trục hoành ta được các giá trị cần ước lượng. Theo đồ thị ta có: (0,5)2 ≈ 0,25 (−1,5)2 ≈ 2,25 (2,5)2 ≈ 6,25 d) Theo đồ thị ta có: Điểm trên trục hoành 3 thì có tung độ là y = (3)2 = 3. Từ tung độ 3 trên trục tung ta chiếu song song với trục hoành lên đồ thị ta được một điểm. Từ điểm này, ta chiếu song song với trục tung được giá trị 3 trên trục hoành gần bằng 1,7. Tương tự điểm biểu diễn 7  gần bằng 2,7. Hoạt động 2: Bài tập 7 trang 38. - GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ và tìm toạ độ của điểm M. - GV đặt vấn đề: tìm hệ số a như thế nào? - GV cho HS lên bảng trình bày. - GV nhận xét và bổ sung. - GV: làm thế nào để biết điểm A (4;4) có thuộc đồ thị trên hay không? - GV cho HS lên bảng trình bày. - GV nhận xét và bổ sung. - GV cho HS tìm hai điểm khác thuộc đồ thị: y=14 x2. - GV cho HS lên bảng vẽ hình. - GV nhận xét và bổ sung. - HS: Quan sát và tìm toạ độ của điểm M.(Toạ độ điểm M (2;1)). - HS trả lời: vì điểm M thuộc đồ thị hàm số y=ax2 (a≠0) nên ta thế toạ độ của điểm M vào y=ax2 để tìm hệ số a. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. - HS: Thay toạ độ của A vào hàm số trên rồi so sánh giá trị hai vế. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. - HS: hai điểm M'(-2; 1) và A'(-4; 4). - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. Bài 7/38 (sgk): a) Theo hình vẽ ta có tọa độ của điểm M là x = 2, y = 1.  Vì M (2;1) thuộc đồ thị hàm số y=ax2 nên ta có:  1 = a.22 ⇔ a = 14 b) Theo câu a, ta có hàm số là:  y=14 x2 Thay tọa độ của điểm A (4;4) vào hàm số ta được: 4=14.42 ⟺4=4 (luôn đúng)  Vậy điểm A (4;4) thuộc đồ thị hàm số y=14 x2 c) Hoạt động 3: Bài tập 8 trang 38. - GV gọi HS lên bảng làm bài a. - GV nhận xét và bổ sung. - GV gọi HS lên bảng làm bài b. - GV nhận xét và bổ sung. - GV gọi HS lên bảng làm bài c. - GV nhận xét và bổ sung. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. - 1 HS lên bảng trình bày. - HS sửa bài vào vở. Bài 8/38 (sgk): a) Theo hình vẽ, ta lấy điểm A thuộc đồ thị có toạ độ là: x = −2 , y = 2. Khi đó ta được:  2 = a.(−2)2 ⇔ a = 12 b) Đồ thị có hàm số là: y=12.x2  Tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = −3 là:  y=12.(-3)2=92 c) Các điểm thuộc parabol có tung độ y = 8 là: 8=12.x2⟺x2=16 ⟺ x =±4 Ta được hai điểm và tọa độ của hai điểm đó là:  M (4;8) và M’ (-4;8). IV/CỦNG CỐ - HS nắm được kiến thức về hàm số y=ax2 (a≠0). - HS biết cách vẽ đồ thị hàm số y=ax2 (a≠0). V/HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Xem lại các bài tập đã giải trên lớp. - Về nhà làm bài tập 9, 10 SBT. - Xem trước bài mới. VI. RÚT KINH NGHIỆM: VII.NHẬN XÉT CỦA GVHD: Đà Nẵng, ngày 13 tháng 03 năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong IV 2 Do thi cua ham so y ax a 0_12310922.docx
Tài liệu liên quan