I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: Củng cố điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a ) và y = a’x + b’ (a’ cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
b) Kỹ năng: Biết xác định các hệ số a, b trong các bài toán cụ thể. Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất. Xác định được giá trị của các tham số đã cho trong các hàm bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùmg nhau.
c) Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định các hệ số và vẽ đồ thị.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực tự học và tính toán, thẩm mĩ cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ , thước thẳng, ê ke.
-HS: Chuẩn bị bài, dụng cụ học tập.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết: 25
§4. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: HS nắm vững điều kiện hai đường thẳng y = ax + b (a) và y = a’x + b’ (a’ cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
b) Kỹ năng: HS biết chỉ ra các cặp đường thẳng song song, cắt nhau. HS biết vận dụng lí thuyết vào việc tìm các giá trị của tham số trong các Hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau,trùng nhau.
c) Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định điểm và vẽ đồ thị, nhận dạng các đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực tự học và tính toán, thẩm mĩ cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ, thước thẳng, ê ke.
-HS: Ôn tập đồ thị Hàm số y = ax + b(a), thước kẻ, êke, bút chì, com pa
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
-GV: Đưa ra bảng phụ có sẵn ô vuông và nêu yêu cầu kiểm tra.
Vẽ trên cùng mặt phẳng toạ độ, đồ thị các Hàm số y = 2x và y = 2x + 3
Nêu nhận xét về hai đồ thị này.
-HS: Lên bảng vẽ:
Nhận xét: Đồ thị hàm số y = 2x + 3 song song với đồ thị y = 2x.
Vì hai hàm số có cùng hệ số a = 2 và 3
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đường thẳng song song.
-GV: Yêu cầu một HS khác lên vẽ tiếp đồ thị Hàm số y = 2x – 2 trên cùng mặt phẳng toạ độ với hai đồ thị y = 2x và y = 2x + 3 đã vẽ trên.
Yêu cầu cả lớp cùng vẽ vào vở phần a
Đồ thi hai Hàm số y = 2x + 3 và y = 2x – 2
Giải thích vì sao hai đường thẳng
y = 2x + 3 và y = 2x – 2 song song với nhau?
-HS: Giải thích: hai đường thẳng y = 2x + 3 và y = 2x – 2 song song với nhau vì cùng song với đường thẳng y = 2x
-GV: Một cách tổng quát, hai đường thẳng y = ax + b (a) và y = a’x + b’(a’ khi nào song song với nhau? khi nào trùng nhau?
Đường thẳng y = ax + b (d) (a)
Đường thẳng y = a’x + b’ (d’) (a’
(d) // (d’)
(d)
-HS: Ghi lại lết luận vào vở , vài HS đọc to kết luận SGK.
-HS: Lên bảng vẽ hình.
Tổng quát:
Hai đường thẳng y = ax + b (a) và y = a’x + b’ (a’ song song với nhau khi và chỉ khi a = a’ và b, trùng nhau khi và chỉ khi a = a’ và b = b’.
Hoạt động 2: Đường thẳng cắt nhau.
-GV: Nêu
Tìm các cặp đường thẳng song song, các cặp đường thẳng cắt nhau trong các đường thẳng sau: y = 0,5x + 2 ; y = 0.5x – 1 ; y = 1,5x + 2
Giải thích?
-HS: Trong ba đường thẳng đó, đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 0.5x – 1 song song với nhau vì có hệ số a bằng nhau, hệ số b khác nhau. Hai đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 1,5x + 2 không song song, cũng không trùng nhau, chúng phải cắt nhau.
Tương tự, hai đường thẳng y = 0,5x + 1 và y = 1,5x + 2 cũng cắt nhau.
-GV: Một cách tổng quát đường thẳng
y = ax + b và y = a’x + b’ cắt nhau khi nào?
-GV: Đưa ra kết luận trên bảng phụ.
(tiếp theo kết luận phần một đã nêu).
(d) cắt (d’)
-GV: Khi nào hai đường thẳng y = ax + b và y = a’x + b’ cắt nhau tại một điểm trên trục tung?
Đường thẳng y = ax + b và y = a’x + b’ cắt nhau khi và chỉ khi
Khi và b = b’ thì hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung có tung độ là b.
Hoạt động 3. Bài toán áp dụng
-GV: Đưa đề bài tr 54 SGK lên bảng phụ
-GV: H/số y = 2mx + 3 và y = (m + 1)x + 2 có các hệ số a, b, a’, b’ bằng bao nhiêu?
-GV: Tìm điều kiện của m để hai hàm số là hàm số bậc nhất ?
GV ghi lại điều kiện lên bảng
-GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành bài toán.
+Nửa lớp làm câu a
+Nửa lớp làm câu b
-GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm
-GV: Nhận xét và kiểm tra thêm bài làm của vài nhóm.
Hàm số y = 2mx + 3 có a = 2m; b = 3
Hàm số y = (m + 1)x + 2 có hệ số
a’ = m + 1; b’ = 2.
Hai hàm số trên là Hàm số bậc nhất khi
a) Đồ thị Hàm số y = 2mx + 3 và
y = (m + 1)x + 2 cắt nhau hay
Kết hợp điều kiện trên, hai đt cắt nhau khi và chỉ khi và
b) Hàm số y = 2mx + 3 và y = (m + 1)x + 2 đã có , vậy hai đường thẳng song song với nhau
3. Hoạt động luyện tập:
4. Hoạt động vận dụng:
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV-RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 13
Tiết: 26
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: Củng cố điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a) và y = a’x + b’ (a’ cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
b) Kỹ năng: Biết xác định các hệ số a, b trong các bài toán cụ thể. Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất. Xác định được giá trị của các tham số đã cho trong các hàm bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùmg nhau.
c) Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định các hệ số và vẽ đồ thị.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực tự học và tính toán, thẩm mĩ cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ , thước thẳng, ê ke.
-HS: Chuẩn bị bài, dụng cụ học tập.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
-GV: Cho đường thẳng y = ax + b (d) (a) và đường thẳng y = a’x + b’ (d’) (a’. Nêu điều kiện về các hệ số để: (d) // (d’) ; (d)(d’) ; (d) cắt (d’) ?
-HS: (d) // (d’) (d) (d) cắt (d’)
-GV: Chữa bài tập 22 SGK-Tr55.
H thêm: Đồ thị hàm số vừa xác định được và đường thẳng y = -2x có vị trí tương đối như thế nào với nhau vì sao?
-HS:a) Đồ thị h/số y = ax + 3 song song với đường thẳng y = - 2x khi và chỉ khi a = - 2 (đã có 3)
b) Ta thay x = 2 và y = 7 vào công thức hàm số y = ax + 3 ta có:
7 = a. 2 +3 - 2a = -4 a = 2
Hàm số đó là y = 2x + 3.
Đồ thị hàm số y = 2x + 3 và y = -2x là hai đường thẳng cắt nhau vì có (2
-GV: Nhận xét cho điểm
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động : Luyện tập
GV: Nêu đề bài tập 23 tr 55 SGK. Yêu cầu HS đọc đề bài.Yêu cầu HS trả lời miệng câu a).
-HS: Trả lời.
-GV: Đồ thi của hàm số đi qua điểm A(1;5).
Em hiểu điều đó như thế nào?
-HS: Trả lời.
-GV:Hãy tính b?
-HS: Trả lời.
-GV: Đưa đề bài 24 SGK-Tr 55 lên bảng phụ.
-GV: Gọi 3HS lên bảng mỗi em làm một câu.
-GV: Viết
y = 2x + 3k (d)
y = (2m + 1)x + 2k – 3 (d’)
-GV: Nêu bài 25 SGK-Tr 55.
a) Vẽ đồ thị hàm số sau trên cùng một mặt phẳng toạ độ:
-GV: Chưa vẽ đồ thị, em có nhận xét gì về hai đường thẳng này?
-HS: Hai đường thẳng này là hai đt cắt nhau tại một điểm trên trục tung vì có và b = b’
-GV: Yêu cầu HS nêu cách xác định giao điểm của mỗi đồ thị với hai trục toạ độ
-HS: Lên bảng vẽ đường thẳng song song với trục Ox, cắt trục Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng đồ thị, xác định điểm
M và N trên mặt phẳng toạ độ .
b) Một đường thẳng song song với trục Ox, cắt trục Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng
theo thứ tự tại hai điểm M và N. Tìm toạ đọ hai điểm M và N.
Nêu cách tìm toạ độ điểm M và N.
-GV: HD HS thay y = 1 vào phương trình các hàm số để tìm x.
Bài tập 23.
a) Đồ thi hàm số y = 2x + b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3, vậy tung độ gốc b = -3.
Đồ thi của hàm số đi qua điểm A(1;5)
nghĩa là khi x = 1 thì y = 5.
Ta thay x = 1 ; y = 5 vào phương trình y = 2x + b , ta được:
5 = 2. 1 + b
b = 3
Bài 24.
a) ĐK: 2m + 1
(d) cắt (d’)
Kết hợp điều kiện ta có (d) cắt (d’)
+HS2: b) (d)//(d’)
+HS 3: c)(d)
Bài 25.
Điểm M và N đều có tung độ y = 1
* Thay y = 1 vào phương trình ta có:
Toạ độ điểm
* Thay y = 1 vào phương trình ta có:
Toạ độ điểm
3. Hoạt động luyện tập:
- Ôn tập khái niệm tgα, cách tính góc α khi biết tgα bằng máy tính bỏ túi.
- Bài tập về nhà bài 26 tr 55 SGK, số 20, 21, 22 tr 60 SBT.
- Đọc trước bài hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a
4. Hoạt động vận dụng:
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV-RÚT KINH NGHIỆM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 13.doc