I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: HS được củng cố mối liên quan giữa hệ số a và góc (góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox).
b) Kỹ năng: HS được rèn luyện kĩ năng xác định hệ số góc a, hàm số y = ax + b, vẽ đồ thị hàm số y = ax + b tính góc , tính chu vi và diện tích tam giác trên mặt phẳng toạ độ.
c) Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định điểm và vẽ đồ thị.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực tự học và tính toán, thẩm mĩ cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi, thước thẳng, ê ke.
-HS: Ôn tập cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b , máy tính bỏ túi (hoặc bảng số).
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 27
§5. HỆ SỐ GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG Y = AX + B (A 0)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: HS nắm vững khái niệm góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox, khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b và hiểu được rằng hệ số góc của đường thẳng liện quan mật thiết với góc tạo bởi đường thẳng đó và trục Ox.
b) Kỹ năng: HS biết tính góc hợp bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox trong trường hợp hệ số a > 0 thuộc đồ thị theo công thức a = tg. Trường hợp a < 0 có thể tính gócmột cách gián tiếp.
c) Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định điểm và vẽ đồ thị , xác định hệ số góc của đường thẳng.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực tự học và tính toán, thẩm mĩ cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ, thước thẳng, ê ke.
-HS: Ôn tập cách vẽ đồ thị Hàm số y = ax + b(a), máy tính bỏ túi, thước kẻ, êke, bút chì, com pa
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
-GV: Đưa ra một bảng phụ có kẽ sẵn ô vuông và nêu yêu cầu kiểm tra :
Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ, đồ thị hai hàm số y = 0,5x + 2 và y = 0,5x - 1
Nêu nhận xét về hai đường thẳng này .
- GV: Nhận xét cho điểm.
-GV: Nêu vấn đề: Khi vẽ đường thẳng y = ax + b () trên mặt phẳng tọa độ Oxy, gọi giao điểm của đường thẳng này với trục Ox là A, thì đường thẳng tạo với trục Ox bốn góc phân biệt có đỉnh chung là A.
Vậy góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b () và trục Ox là góc nào? Và góc đó có phụ thuộc vào các hệ số của hàm số không? Được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b ()
-GV: Đưa ra hình 10(a) SGK rồi nêu khái niệm về góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox như SGK
-GV hỏi: a > 0 thì góccó độ lớn như thế nào?
-GV: Đưa tiếp hình 10(b) SGK và yêu cầu HS lên xác định góctrên hình và nêu nhận xét về độ lớn của góc khi a < 0.
-GV: Đưa bảng phụ có đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 và y = 0,5x – 1
(HS đã vẽ khi kiểm tra), cho HS lên xác định các góc tạo bởi các đường thẳng và trục Ox?
-GV: Yêu cầu HS: nhận xét về các góc này?
-GV: Vậy các đường thẳng có cùng hệ số a thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.
-GV: Đưa hình 11(a)đã vẽ sẵn đồ thị ba hàm số:
y = 0,5x + 2; y = x + 2; y = 2x + 2
Yêu cầu HS xác định các hệ số a của các hàm số, xác định các góc rồi so sánh mối quan hệ giữa các hệ số a với các góc
GV chốt lại:
Khi hệ số a > 0 thì nhọn a tăng thì tăng (<900)
GV đưa tiếp hình 11(b)đã vẽ sẵn đồ thị ba hàm số
y = 0,5x + 2; y = -x + 2; y = -2x + 2 cũng nêu yêu cầu tương tự như trên
Gọi góc tạo bởi các đường thẳng
y = ax + b ()với trục Ox lần lượt là
Hãy xác định các hệ số a của các hàm số rồi so sánh mối quan hệ giữa các hệ số a với các góc
-GV: Cho HS đọc nhận xét tr57 SGK rồi rút ra kết luận: Vì có sự liên quan giữa hệ số a với góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox nên người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.
-GV: Ghi:
y = ax + b ()
hệ số góc tung độ gốc
GV nêu Chú ý tr 57 SGK
a > 0 thì là góc nhọn. a < 0 thì là góc tù.
y = 0,5x + 2(1) có a1= 0,5 > 0;
y = x + 2 (2) có a2 = 1 > 0;
y = 2x + 2 (3) có a3 = 2 > 0
0 < a1 < a2 < a3
y = - 0,5x + 2(1) có a1= - 0,5 < 0;
y = - x + 2 (2) có a2 = - 1 < 0;
y = - 2x + 2 (3) có a3 = - 2 < 0
a1< a2 < a3< 0
Hoạt động 2: Ví dụ.
-GV: Nêu ví dụ 1: cho hàm số y = 3x + 2
a) Vẽ đồ thị hàm số.
b) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = 3x + 2 và trục Ox (làm tròn đến phút).
-HS: Lên bảng vẽ hình.
-GV: HD: Hãy xác định góc tạo bởi đường thẳng
y = 3x + 2 với trục Ox?
- Xét tam giác vuông OAB, ta có thể tính được tỉ số lượng giác nào của góc ?
GV: tg = 3 chính là hệ số góc của đường thẳng y = 3x + 2
-HS: Xác định góc trình bày cách tính
HS: dùng máy tính để tính góc
-GV: Nêu ví dụ 2: Cho hàm số y = -3x + 3
a) Vẽ đồ thị hàm số
b) Tính góc tạo bởi đường thẳng
y = -3x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút).
-HS: Hoạt động nhóm làm bài.
-GV: Gợi ý : để tính góc, trước hết ta hãy tính và mối quan hệ hai góc kề bù để tính góc
-GV: Nhận xét nhóm kiểm tra bài làm của vài nhóm và chốt lại cách tính góc
- Trong tam giác vuông OAB ta có:
b) Xét tam giác vuông OAB ta có
3. Hoạt động luyện tập:
4. Hoạt động vận dụng:
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV-RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 14
Tiết: 28
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: HS được củng cố mối liên quan giữa hệ số a và góc (góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox).
b) Kỹ năng: HS được rèn luyện kĩ năng xác định hệ số góc a, hàm số y = ax + b, vẽ đồ thị hàm số y = ax + b tính góc , tính chu vi và diện tích tam giác trên mặt phẳng toạ độ.
c) Thái độ: Tính cẩn thận trong xác định điểm và vẽ đồ thị.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực tự học và tính toán, thẩm mĩ cho học sinh.
II- CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi, thước thẳng, ê ke.
-HS: Ôn tập cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b, máy tính bỏ túi (hoặc bảng số).
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
-GV: Nêu yêu cầu bài tập 28 tr 58 SGK
Cho hàm số y = - 2x + 3
a) Vẽ đồ thị hàm số.
b) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút)
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động : Luyện tập
-GV: Đưa bảng phụ bài tập 29 tr 58 SGK
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài.
Bài 29. Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:
a) a = 2 và đồ thị cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5.
b) a = 3 và đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2;2)
c) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng và đi qua điểm
HS hoạt động sau 7’ thì yêu cầu đại diện hai nhóm lần lượt lên trình bày
-HS: Hoạt động nhóm và đại diện các nhóm lên trình bày.
GV kiểm tra thêm vài nhóm
Bài 30 tr 59 SGK
-GV: Đưa đề bài lên bảng phụ có kẻ lưới ô vuông
a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng toạ độ đồ thị của các hàm số sau:
b) Tính các góc của tam giác ABC (làm tròn đến độ)
H: Hãy xác định toạ độ các điểm A, B, C.
-HS: Lên bảng vẽ cả lớp cùng thực hiện
c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị đo trên trục các toạ độ là xen ti mét)
-GV: Gọi chu vi tam giác ABC là P và diện tích của tam giác ABC là S.
Chu vi tam giác ABC tính thế nào?
Nêu cách tính từng cạnh của tam giác.
Xác định đáy và đường cao trong tam giác ABC? Từ đó hãy nêu cách tính?
- HS làm bài dưới sự hướng dẫn của GV
Bài 29.
a) Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 suy ra x = 1,5 thì y = 0.
Ta thay a = 2 ; x = 1,5 ; y = 0 vào phương trình
y = ax + b, được: 0 = 2. 1,5 + b
Vậy hàm số đó là y = 2x – 3
b)Đồ thị đi qua A(2 ; 2)
Thay a = 3 ; x = 2 ; y = 2 vào pt y = ax + b được
2 = 3.2 + b
Vậy hàm số đó là y = 3x – 4
c)
Đồ thị hàm số y = ax + b song song với đường thẳng
Ta thay ; x = 1;vào phương trình y = ax + b
Vậy hàm số đó là
Bài 30.
b) A(-4;0) B(2;0) ; C(0;2).
c) P = AB + AC + BC
AB = AO + OB = 4 + 2 = 6 (cm)
3. Hoạt động luyện tập:
- Nắm vững cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b tính góc , tính chu vi và diện tích tam giác trên mặt phẳng toạ độ.
- Làm bài tập số 31 SGK, 26 tr 61 SBT
- Tiết sau ôn tập chương II. Yêu cầu HS làm câu hỏi ôn tập và ôn phần tóm tắt các kiến thức ghi nhớ.
chuẩn bị trước các bài tập phần ôn chương II.
4. Hoạt động vận dụng:
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV-RÚT KINH NGHIỆM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 14.doc