3.3. Hoạt động 3: Nên hay không nên?
*Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3
- Phát cho mỗi HS một bông hoa có 2 mặt: mặt cười và mặt mếu.
- GV: Trước những việc mà em cho là nên làm thì giơ hoa mặt cười, còn nếu thấy là việc không nên làm thì giơ hoa mặt mếu.
- Theo em, các việc làm sau nên hay không nên?
a) Nói năng lễ phép, có thưa gửi
- Yêu cầu HS giơ hoa
- Nhận xét: Đây là việc nên làm vì nó thể hiện chúng ta là người lịch sự, lễ phép
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4933 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 2 bài: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Trương Lê Hoài Nhi
Lớp: GDTH K42
Đạo đức: Lớp 2
Bài: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chúng ta cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có nghĩa là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại.
- Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
3. Thái độ:
- Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.
- Đồng tình, ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
- Đoạn video về cuộc nói chuyện điện thoại của Nam và Vinh;
- Bảng phụ chứa đoạn hội thoại cho trò chơi “Thử tài siêu nhí”;
- Hoa gồm 2 mặt: mặt cười và mặt mếu;
- Bảng phụ ghi việc “Nên và Không nên”;
- Phiếu bài tập về nhà.
2. HS:
Vở bài tập đạo đức 2
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
1’
7’
9’
12’
3’
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Hỏi: Khi muốn nhờ ai điều gì, em cần nói lời đề nghị như thế nào?
- GV nhận xét: Khi nói lời yêu cầu đề nghị thì chúng ta cần nói rõ ràng, từ tốn, nhẹ nhàng và lịch sự.
- Hỏi: Trên đường đến trường em bị tuột quai cặp. Vừa lúc đó bạn Quỳnh đi đến, em sẽ nói gì để Quỳnh giúp em cài quai cặp?
- GV nhận xét bài cũ của HS
3. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Ở tiết trước, các em đã biết cách nói lời yêu cầu, đề nghị sao cho nhẹ nhàng, lịch sự. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 1)”.
- Viết tên bài học
- Gọi HS nhắc lại tên bài học
3.1. Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
*Mục tiêu: Giúp HS biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
*Cách tiến hành:
- GV mở cho HS xem đoạn băng hội thoại của hai bạn đang nói chuyện điện thoại.
Nội dung đoạn hội thoại:
VINH (nhấc máy khi nghe tiếng điện thoại reo): - Alô, tôi xin nghe
NAM: - A lô, Vinh đấy à? Tớ là Nam đây
VINH: - Vinh đây, chào bạn!
NAM: - Chân bạn đã hết đau chưa?
VINH: - Cảm ơn! Chân tớ đỡ rồi. Ngày mai tớ sẽ đi học
NAM: - Hay quá, chúc mừng bạn! Hẹn ngày mai gặp lại!
VINH: - Cảm ơn Nam. Chào bạn!
- Hỏi:
+ Khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì?
- GV nhận xét: Bạn Vinh nhấc máy và nói “Alô, tôi xin nghe”
+Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào?
- GV nhận xét: Bạn Nam rất quan tâm Vinh
+ Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không? Vì sao?
- GV nhận xét: Cách nói chuyện của hai bạn Nam và Vinh rất thân mật và lịch sự.
- Hỏi: Em học được điều gì qua đoạn hội thoại trên?
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
*Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu bài tập 1 và biết được khi nhận điện thoại cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng. Để biết một cuộc hội thoại diễn ra như thế nào là hợp lí, cô và các em sẽ cùng làm bài tập 2.
3.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Thử tài siêu nhí”
*Mục tiêu: HS biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lí.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- Tổ chức trò chơi “Thử tài siêu nhí”.
- Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn tham gia. GV gắn sẵn hai đoạn hội thoại chưa đánh số thứ tự lên bảng. Sau khi nghe cô ra hiệu lệnh, các đội nhanh chóng điền số thứ tự phù hợp của từng câu thoại. Kết thúc trò chơi, đội nào đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.
- Tiến hành cho HS chơi trò chơi
- GV nhận xét, công bố kết quả:
1 - A lô, tôi xin nghe.
3 - Cháu cầm máy chờ một lát nhé!
4 - Dạ, cháu cảm ơn bác.
2 - Cháu chào bác ạ! Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc.
- GV tuyên dương đội chiến thắng
- Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn hội thoại đã được sắp xếp
- Hỏi: Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào?
- GV: Khi một bạn nhỏ gọi điện thoại, gặp một người lớn tuổi
- Hỏi: Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói chuyện chưa? Vì sao?
- GV: Bạn ấy đã lịch sự khi nói chuyện điện thoại. Vì khi nói chuyện điện thoại bạn ấy biết thưa gửi, lễ phép với người lớn, nói chuyện rõ ràng, từ tốn.
- Kết luận: Khi nói chuyện điện thoại với người lớn tuổi phải thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn.
*Chuyển ý: Khi nhận và gọi điện thoại, chúng ta cần phải lễ phép, lịch sự. Để thể hiện được điều đó, chúng ta phải nên và không nên làm gì, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu ở bài tập 3.
3.3. Hoạt động 3: Nên hay không nên?
*Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3
- Phát cho mỗi HS một bông hoa có 2 mặt: mặt cười và mặt mếu.
- GV: Trước những việc mà em cho là nên làm thì giơ hoa mặt cười, còn nếu thấy là việc không nên làm thì giơ hoa mặt mếu.
- Theo em, các việc làm sau nên hay không nên?
a) Nói năng lễ phép, có thưa gửi
- Yêu cầu HS giơ hoa
- Nhận xét: Đây là việc nên làm vì nó thể hiện chúng ta là người lịch sự, lễ phép
b) Nói năng rõ ràng, mạch lạc
- Yêu cầu HS giơ hoa
- Nhận xét: Đây là việc nên làm vì khi nói rõ ràng thì người nghe sẽ hiểu ý của các em một cách nhanh chóng. Nếu nói không rõ ràng thì sẽ làm tốn thời gian của người nói lẫn người nghe.
c) Nói trống không
- Yêu cầu HS giơ hoa
- GV: Đây là việc không nên làm
- Yêu cầu HS giải thích
- Nhận xét: Vì như vậy là không lễ phép, không lịch sự.
d) Nói ngắn gọn
- Yêu cầu HS giơ hoa
- Nhận xét: Đây là việc nên làm, nói ngắn gọn để đôi bên hiểu ý nhau nhanh chóng mà không bị mất thời gian.
đ) Hét vào máy điện thoại
- Yêu cầu HS giơ hoa
- GV: Đây là việc không nên làm
- Yêu cầu HS giải thích
- Nhận xét: Hét vào máy điện thoại là bất lịch sự, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tai của người nghe. Nhưng bên cạnh đó các em cũng không nên nói quá bé hoặc nói quá nhanh, người nghe sẽ không nghe rõ em nói gì.
e) Nhấc và đặt máy nghe điện thoại nhẹ nhàng
- Yêu cầu HS giơ hoa
- GV nhận xét: Đây là việc nên làm vì nó thể hiện chúng ta là một người lịch sự. Nếu các em làm ngược lại, gác máy điện thoại quá mạnh làm gây ra tiếng động lớn thì sẽ cho thấy các em không tôn trọng người khác và có thể sẽ làm hỏng điện thoại.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc lại những việc NÊN và KHÔNG NÊN làm:
NÊN
KHÔNG NÊN
- Nhấc ống nghe nhẹ nhàng
- Tự giới thiệu mình
- Nói năng lễ phép, có thưa gửi
Nói năng rõ ràng, mạch lạc
- Nói ngắn gọn
- Đặt máy nghe điện thoại nhẹ nhàng
- Nói trống không
- Hét vào máy điện thoại
- Nói quá bé
- Nói quá to
- Nói quá nhanh
- Nói không rõ ràng
- Hỏi: Các em có làm được những việc nên làm này không?
- Hỏi: Khi ở nhà, em đã làm như thế nào khi nhận và gọi điện thoại?
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét
- Hỏi: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- GV: Thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn; nhấc và đặt máy nhẹ nhàng; không nói to, nói trống không.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
4. Củng cố, dặn dò:
4.1. Củng cố:
- Các em vừa học xong bài gì?
- Khi nhận và gọi điện thoại, chúng ta phải như thế nào?
- GV: Phải lịch sự
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- GV: Thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
4.2. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- Hoàn thành phiếu bài tập và nộp lại vào tiết sau.
Thời gian nhận cuộc gọi
Với ai?
Em đã làm gì để thể hiện mình là người lịch sự?
- Xem trước bài “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” (tiết 2).
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài học
- Quan sát, lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc bài tập 2
- HS tiến hành chơi trò chơi
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Giơ hoa
- Lắng nghe
- Giơ hoa
- Lắng nghe
- Giơ hoa
- Lắng nghe
- Giải thích
- Lắng nghe
- Giơ hoa
- Lắng nghe
- Giơ hoa
- Lắng nghe
- Giải thích
- Lắng nghe
- Giơ hoa
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Nhận xét
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 Lich su khi nhan va goi dien thoai_12446790.docx